Quan hệ kinh tế, thương mạ

Một phần của tài liệu Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc giai đoạn 1945 - 1954 (Trang 60 - 63)

Quan hệ Việt Trung từ năm 1945 đến năm 1949 2.1 Tình hình Việt Nam, Trung Quốc và thế giớ

2.2.2. Quan hệ kinh tế, thương mạ

Trong giai đoạn 1945-1949, quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước chưa có gì nổi bật bởi lúc này biên giới giữa nước ta và Trung Quốc chưa thông, chưa nằm trong tầm kiểm soát của Việt Minh và phía Trung Quốc là Quân giải phóng. Nền kinh tế của nước ta hoàn toàn bị cô lập, phong toả, vận hành theo kiểu tự cấp tự túc. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cuộc kháng chiến chống Pháp của chúng ta gian nan, vất vả hơn nhưng qua đó cũng thể hiện sức sống mãnh liệt, tinh thần tự lực tự cường của dân tộc ta.

Ngoại thương nước ta lúc này nếu xét theo biên giới quốc gia thì cũng chỉ là nội thương. Chỉ có 1, 2 năm đầu (1947, 1948) do quá khó khăn trong

việc tiếp tế và liên lạc với vùng Pháp chiếm nên cơ quan ngoại thương phải liên hệ với một số thương nhân nước ngoài như Hồng Kông, Thái Lan để mua một số nhu yếu phẩm cần thiết nhất. Ngày 16-3-1947 Chính phủ mới quyết định thành lập Cục ngoại thương để nhập một số hàng hoá cần thiết qua một số cửa khẩu như Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Hà Giang… Tại các cửa khẩu này có các Chi điếm ngoại thương làm nhiệm vụ nhập về thuốc nổ, kíp mìn, thuốc tây, vải sợi, mực in phục vụ cho in tiền. Những sản phẩm này chủ yếu phục vụ cho cơ quan quân sự, chính phủ và công nghiệp quốc phòng. Từ cuối năm 1947, khi Pháp mở cuộc tiến công lớn lên Việt Bắc và thất bại, một số cửa khẩu không còn khả năng thực hiện công tác ngoại thương.

Về tài chính, có một tình tiết mà không mấy người Việt Nam biết đến và cũng không được nhắc đến trong các tài liệu nói về quan hệ Việt - Trung trong giai đoạn này đó là: Trước khi được nước bạn giúp đỡ về kinh tế thì Việt Nam đã từng có sự giúp đỡ chí tình cho nước bạn. Chúng ta đã in giúp Trung Quốc một số tiền không nhỏ trong điều kiện hết sức khó khăn. Trong những năm kháng chiến, cơ sở in tiền chủ yếu của ta đặt ở Bản Thi - Tuyên Quang, một nơi rất hẻo lánh. In tiền ở một vùng rừng núi là một việc không đơn giản, có những khó khăn không thể vượt qua nổi: “Có khi đã in được một mặt, chuẩn bị in sang mặt kia thì hết mực, có khi chỉ thiếu một chất liệu để pha chế mực thôi cũng phải dừng lại. Khi in xong, có khi máy cắt tiền lại hỏng” [27, 367. Vào giữa năm 1949, để chuẩn bị những điều kiện vật chất cho công tác quân nhu của Quân giải phóng Trung Quốc, trong khi phía Trung Quốc chưa có khả năng in tiền để chi tiêu ở vùng mới giải phóng, nước ta đã dùng chính nhà máy in tiền ở Bản Thi để in hơn 500 triệu đồng tiền Giải phóng gửi sang giúp quân giải phóng Trung Quốc kịp thời giải quyết những vấn đề về quân nhu. Như vậy là trước khi Trung Quốc giúp Việt Nam in đồng tiền ngân hàng vào cuối năm 1950, đầu năm

1951 thì từ tháng 7-1949, Việt Nam đã in tiền để gửi sang giúp Trung Quốc. Đến ngày 13-7-1949, tổng số tiền đã được giao đủ theo yêu cầu. Về sự kiện này, nguyên Bộ trưởng Tài chính Việt Nam Lê Văn Hiến đã nhận xét: “Cuộc kháng chiến của ta có một đặc điểm, chưa được ai giúp mà tự mình cũng đã tìm cách giúp người” [15, 79].

Có thể thấy, quan hệ hai nước từ 1945-1949 là bước phát triển tiếp theo của quan hệ gắn bó cùng cảnh ngộ thời cận đại. Mặc dù chưa thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức, song nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời cũng có ý nghĩa to lớn đối với việc tiếp tục giữ gìn và phát huy truyền thống hữu nghị giữa nhân dân hai nước cũng như giữa hai Đảng Cộng sản. Đảng Cộng sản Việt Nam (lúc này là Đảng Cộng sản Đông Dương) trở thành đảng cầm quyền đã có điều kiện để ủng hộ, giúp đỡ Đảng Cộng sản Trung Quốc trong cuộc nội chiến Quốc - Cộng. Mối tình hữu nghị “vừa là đồng chí, vừa là anh em” được đặt nền móng vững chắc từ đây.

Thời kỳ này hai nước đều ở trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Nước ta vừa giành được độc lập với vô vàn khó khăn đã bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp lần thứ hai, còn Trung Quốc đang trong cuộc nội chiến. Mặc dù vậy, Đảng Cộng sản và nhân dân hai nước sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau khi có yêu cầu. Đặc biệt, nước ta đang ở trong thế cô lập về ngoại giao, tự cấp tự túc về kinh tế, tiến hành kháng chiến với tinh thần tự lực cánh sinh nhưng đã có những việc làm vô cùng có ý nghĩa với tinh thần quốc tế cao cả dành cho cuộc chiến tranh giải phóng của nhân dân Trung Quốc, ủng hộ Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Quan hệ giữa hai Đảng Cộng sản, hai nước thời kỳ này còn hạn chế bởi khi đó cuộc cách mạng dân chủ của nhân dân Trung Quốc chưa thành công, Đảng Cộng sản Trung Quốc chưa trở thành đảng cầm quyền. Vì thế, giai đoạn này Trung Quốc chưa có điều kiện để giúp đỡ trực tiếp cho Việt

Nam về vật chất nhưng những biến chuyển trên chiến trường Trung Quốc, thắng lợi của Quân giải phóng do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo đã cổ vũ, khích lệ tinh thần của nhân dân ta. Cách mạng Trung Quốc thành công, nước CHND Trung Hoa ra đời đã đem đến cho nhân dân ta niềm tin tưởng mặc dù cuộc kháng chiến chống Pháp đang ở trong giai đoạn cam go nhất.

Vì chưa thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức, hơn nữa đều đang ở trong tình trạng chiến tranh nên quan hệ hai nước trong thời gian này chưa phát triển toàn diện. Quan hệ kinh tế, thương mại, văn hoá, giáo dục trong giai đoạn này chưa phát triển. Hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao vào đầu năm 1950 đưa quan hệ Việt - Trung sang một trang mới.

Chương 3

Một phần của tài liệu Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc giai đoạn 1945 - 1954 (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)