Quan hệ chính trị, quân sự

Một phần của tài liệu Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc giai đoạn 1945 - 1954 (Trang 71 - 89)

Quan hệ việ t trung từ năm 1950 đến năm

3.2.1. Quan hệ chính trị, quân sự

3.2.1.1. Quan hệ chính trị

Việc thiết lập quan hệ ngoại giao đã đưa quan hệ hai nước bước vào một thời kỳ phát triển mới. Sau ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, ngày 22- 2-1950, Chính phủ nước ta cử ông Hoàng Văn Hoan sang giữ chức đại biểu hàm Đại sứ của đoàn đại biểu Việt Nam DCCH tại Trung Quốc. Tháng 4- 1951 đoàn đại biểu này được nâng lên thành Đại sứ quán. Ngày 28-4-1951, Đại sứ đầu tiên của nước ta tại Trung Quốc đã trao Quốc thư cho Phó Chủ tịch Chu Đức. Khi nhận quốc thư, Phó Chủ tịch Chu Đức khẳng định: “Hai nước Trung - Việt, biên giới liền sát, không chỉ có quan hệ sâu sắc và lâu dài về lịch sử, văn hoá mà giữa nhân dân hai nước còn có tình hữu nghị thân thiết của anh em. Trong thế kỷ này, để giành độc lập tự do của mỗi dân tộc, nhân dân Trung - Việt đã tiến hành cuộc đấu tranh trường kỳ và anh dũng với chủ nghĩa đế quốc, do vậy sự hiểu biết và đồng tình giữa nhân dân hai nước cũng vô cùng sâu sắc. Hiện nay, hai nước Trung - Việt đã thiết lập quan hệ ngoại giao, tôi tin rằng điều này không chỉ làm cho tình hữu nghị vốn đã tồn tại rất lâu của nhân dân hai nước được củng cố và phát triển mà còn có ích cho hoà bình lâu dài của châu á và thế giới” [48,89]. Ngoài Đại sứ quán ở Bắc Kinh, từ cuối năm 1953 đến đầu năm 1954, nước ta còn mở 3 Biện sự xứ (sau này đổi thành Tổng lãnh sự) tại Côn Minh (Vân Nam), Nam Ninh (Quảng Tây) và Quảng Châu (Quảng Đông). Ngày 28-8-1954, Đại sứ Trung Quốc đầu tiên tại Việt Nam, La Quý Ba đến nhận chức. Trong buổi tiếp, Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng đọc diễn văn chào mừng khẳng định: “Chính phủ nước CHND Trung Hoa gửi Đại sứ sang nước Việt Nam DCCH, điều đó có ý nghĩa là tình đoàn kết hữu nghị, mối quan hệ giữa hai dân tộc Việt - Trung sẽ càng mật thiết, củng cố và phát triển, nhằm mục đích giữ gìn hoà bình ở Đông Nam á và trên thế giới”. Ngày 1-9, Đại sứ Trung Quốc trình Quốc thư lên Chủ tịch Hồ Chí Minh,

Người đã nói: “Vì quan hệ địa lý, kinh tế, văn hoá, lịch sử… hai nước chúng ta là hai nước anh em, nhất là từ ngày nước Trung Hoa nhân dân cộng hoà thành lập thì mối quan hệ như môi với răng ấy càng thêm phát triển, càng thêm nồng hậu”.

Mặc dù nước ta đang trong cuộc kháng chiến chống Pháp nhưng từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, các đoàn đại biểu của hai nước đã tiến hành thăm hỏi lẫn nhau. Ngày 23-7-1951 đoàn đại biểu gồm đầy đủ các giới và đại biểu của quân đội nước ta do đồng chí Hoàng Quốc Việt, Chủ tịch Tổng công hội toàn quốc, dẫn đầu thăm Trung Quốc. Trong thời gian ở thăm Trung Quốc, đoàn đại biểu lần lượt đến chào các vị lãnh đạo của Hội nghị hiệp thương chính trị và Chính phủ, đi thăm các đoàn thể. Đoàn còn dự lễ kỷ niệm ngày thành lập Giải phóng quân Trung Quốc. Tháng 12- 1953, Chủ tịch Uỷ ban bảo vệ hoà bình thế giới Việt Nam Lê Đình Thám thăm Trung Quốc, nhân dịp này thành phố Bắc Kinh tổ chức đại hội quần chúng chi viện cho cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam. Từ ngày 2 đến ngày 10-8-1954, nhận lời mời của Chính phủ Trung Quốc, Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng cùng các đồng chí Bộ trưởng Phan Anh, Thứ trưởng Trần Công Tường đã thăm Trung Quốc. Trong chuyến thăm này, Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã có cuộc gặp gỡ và hội đàm với các lãnh tụ ĐCS và Chính phủ Trung Quốc. Thủ tướng Chu Ân Lai mở tiệc long trọng đón mừng Phó Thủ tướng và đoàn đại biểu Việt Nam. Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng cảm ơn nhân dân, Chính phủ và ĐCS Trung Quốc đã luôn ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam. Phó Thủ tướng bày tỏ trong diễn văn đáp từ: “Việc nhân dân Việt Nam đã giành được thắng lợi trong cuộc chiến tranh 8, 9 năm qua và việc hoà bình đã thắng chiến tranh không thể tách rời khỏi sự giúp đỡ liên tục của nhân dân Trung Quốc”. Ngày 3-8, Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng hội đàm với Thủ tướng Chu Ân Lai, Bí thư Trung ương Đảng Lưu Thiếu Kỳ. Ngày 26-9-1954, đoàn đại biểu

Chính phủ ta do Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền Hoàng Minh Giám, Bộ trưởng Bộ Giao thông Trần Đăng Khoa, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Văn Huyên sang thăm Trung Quốc và dự lễ kỷ niệm 5 năm ngày thành lập nước CHND Trung Hoa.

Ngoài những đoàn đại biểu thăm hỏi lẫn nhau, Đảng và Chính phủ hai nước luôn quan tâm đến những sự kiện trọng đại của mỗi bên. Những ngày lễ lớn như Quốc khánh, ngày thành lập Đảng, ngày kỷ niệm thành lập quân đội nhân dân… hai bên đều gửi điện chúc mừng. Nhân dịp Chủ tịch Hồ Chí Minh 60 tuổi, Chủ tịch Mao Trạch Đông, Trung ương ĐCS Trung Quốc, các tổ chức của Trung Quốc gửi điện chúc mừng. Các báo của Trung Quốc đăng ảnh, tiểu sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đài phát thanh có buổi phát thanh đặc biệt về ngày 19-5. Đại hội đại biểu lần thứ 2 của Đảng ta, ĐCS Trung Quốc gửi điện chúc mừng và cử đồng chí La Quý Ba làm đại biểu đến dự hội nghị và đọc diễn văn chúc mừng. Nhân dịp tết Nguyên đán năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thành phố Nam Ninh, Quảng Tây chúc tết ban lãnh đạo Đảng, chính quyền, quân đội tỉnh Quảng Tây, cảm ơn các đồng chí và nhân dân Quảng Tây đã giúp đỡ cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Nhân ngày kỷ niệm thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc và Liên Xô, ngày 1-1-1954 nước ta đã tổ chức trong toàn quốc “Tháng hữu nghị Việt - Trung - Xô” với mục đích tăng cường tình đoàn kết giữa nhân dân ta với nhân dân Trung Quốc, Liên Xô và các nước DCND, học tập kinh nghiệm và học tập tinh thần chiến đấu của các nước bạn.

Các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài cùng các hoạt động kỷ niệm nhân những ngày lễ lớn, những sự kiện quan trọng của hai dân tộc đã góp phần tăng cường tình hữu nghị giữa hai nước. Qua đây, nhân dân hai nước không chỉ nắm bắt được tình hình của mỗi nước mà còn cổ vũ, động viên lẫn nhau. Nhân dịp Đảng Lao động Việt Nam ra đời, các báo lớn của Trung Quốc như Nhân dân nhật báo, Quang minh nhật báo đều đăng

bài chúc mừng, khẳng định tầm quan trọng của sự kiện này trong giai đoạn kháng chiến hiện tại. Đặc biệt tờ Nhân dân nhật báo ra ngày 3-3-1952 đã dành hầu hết trang thế giới để đăng những bài nói về Đảng Lao động Việt Nam và chiến thắng Hoà Bình. Báo của ta cũng đăng nhiều bài giới thiệu về tình hình, kinh nghiệm của Trung Quốc như “Trung Quốc mới đương dạt dào sức sống” (đăng trên báo Sự thật ngày 15-3-1950), “Tóm tắt lịch sử ĐCS Trung Quốc” (báo Sự thật ngày 15-7-1950), “Nhân dân Trung Quốc triệt bệnh tham ô, hoang phí” của Tân Hoa xã đăng trên báo Sự thật, “Trung Quốc đang tiến mạnh trên đường kinh tế dân chủ mới” (báo Sự thật ngày 30-7-1950), “ĐCS Trung Quốc với vấn đề cải cách ruộng đất hiện nay” (báo Sự thật ngày 16-10-1950)…Riêng năm 1953 Chủ tịch Hồ Chí Minh với bút danh C.B đã viết 6 bài giới thiệu về tình hình, kinh nghiệm của Trung Quốc.

Nhân ngày Quốc khánh nước ta năm 1953, Trung Quốc đã phổ biến rộng rãi những thành tích kháng chiến kiến quốc của nhân dân ta trong các lớp học buổi tối ở nông thôn. Đêm 2-9 ở Bắc Kinh và hơn 30 thành phố khác của Trung Quốc chiếu phim “Việt Nam kháng chiến”. Hiệp định đình chiến ở Đông Dương được ký kết, Thượng Hải tổ chức một cuộc mít tinh chào mừng với sự tham dự của hơn 2000 đại biểu. Đây thực sự là sự cổ vũ lớn lao cho nhân dân ta đồng thời cũng tăng cường tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước.

3.2.1.2. Viện trợ của Trung Quốc cho cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Nam

Sau khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, mặc dù nước Trung Quốc mới mới được thành lập còn gặp khó khăn về mọi mặt nhưng đã dành cho cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta viện trợ thiết thực, có ý nghĩa. Ngày 19-1-1950, tức là sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao một

ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bí mật sang Trung Quốc qua đường biên giới ở Cao Bằng. Người đã đi Bắc Kinh, gặp gỡ lãnh đạo Trung Quốc bàn về vấn đề viện trợ Việt Nam kháng chiến chống Pháp. Sau đó Chủ tịch Hồ Chí Minh đi Liên Xô. Trong buổi làm việc với Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nguyên soái Xtalin, Chủ tịch Mao Trạch Đông nói: “Việt Nam cần trang bị 10 đại đoàn để đánh thắng Pháp, trước mắt hãy trang bị cho 6 đại đoàn có mặt ở miền Bắc. Việt Nam có thể đưa ngay một số đơn vị sang nhận vũ khí trên đất Trung Quốc. Tỉnh Quảng Tây sẽ là hậu phương trực tiếp của Việt Nam.” [12, 15]. Ngày 4-3-1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Matxcơva trở lại Bắc Kinh để hội đàm với Thủ tướng Chu Ân Lai. Trung Quốc đồng ý để Quảng Tây là nơi tiếp nhận viện trợ, chữa trị thương binh và mở trường đào tạo cho Việt Nam. Viện trợ của Trung Quốc góp một phần không nhỏ trong việc làm thay đổi cục diện chiến tranh ở nước ta. Archimedes Patti, một nhà quan sát Mỹ, trong hồi ký sau này đã viết: “Đến năm 1950, Mao đã ở trong thế có thể giúp đỡ ông Hồ qua đường biên giới phía Bắc Việt Nam. Ông Hồ không còn bị cô lập như trước, ông đã có rất nhiều đồng minh, trước hết là Trung Quốc và sau đó là Liên Xô, một sân bóng mới đã bắt đầu”[26,397].

Theo thoả thuận trên, tháng 4-1950, hai Trung đoàn của Đại đoàn 308 đi theo đường Hà Giang sang Mông Tự (Vân Nam) nhận vũ khí. Tiếp đó một Trung đoàn của Đại đoàn 312 đi theo đường Cao Bằng sang Hoa Đồng (Quảng Tây). Trung Quốc cũng chở gấp vũ khí sang Cao Bằng để trang bị tiếp cho hai Trung đoàn khác phải ở lại chiến trường để đối phó với quân địch. Ngoài ra còn có hai tiểu đoàn công binh và trường sĩ quan lục quân sang học tập và huấn luyện tại Trung Quốc. Những đơn vị sang Trung Quốc ngoài việc trang bị lại vũ khí còn được bạn huấn luyện thêm về chiến thuật công kiên, đặc biệt là kỹ thuật đánh bộc phá. Trong hồi ký, Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết: “Qua ba tháng luyện tập, được bắn đạn thật, các

chiến sĩ tiến bộ khá nhanh. Nhiều đồng chí Trung Quốc rất ngạc nhiên khi thấy bộ đội ta từ cán bộ tới chiến sĩ, nghe giảng bài đều ghi rất nhanh, tỏ vẻ nghi ngại là trong quân đội Việt Nam có quá nhiều phần tử trí thức” [12,16]. Nhờ có sự giúp đỡ của Trung Quốc, tình hình trang bị vũ khí của quân đội ta được cải thiện đáng kể. “Những năm qua, mỗi chiến sĩ chỉ mơ ước có một khẩu súng trong tay. Bây giờ không chỉ có súng mà đạn dược cũng khá dồi dào. Sức mạnh hoả lực của trung đoàn bộ binh ta đã hoàn toàn thay đổi so với trước” [12,17]. Tính đến tháng 6-1950, số cán bộ sang Trung Quốc học tập là 3100 người (trong đó 650 cán bộ học bổ túc trung và sơ cấp, 1200 học đào tạo, chỉ huy bộ binh sơ cấp, còn lại học về binh chủng như pháo binh, công binh…) [37,451].

Cho đến hết năm 1950, ta đã tiếp nhận của Trung Quốc 1020 tấn vũ khí đạn dược, 180 tấn quân trang, quân dụng, 2634 tấn gạo, 20 tấn thuốc và dụng cụ quân y, 800 tấn hàng quân giới, 30 ô tô, 120 tấn xăng dầu và phụ tùng ô tô [12,109]. Viện trợ của Trung Quốc là nguồn cung cấp quan trọng và hiệu quả cho cả chiến dịch Biên giới. Cuốn “Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954” đã đánh giá: “Cùng với những cổ vũ về tinh thần và trao đổi giúp đỡ kinh nghiệm chiến đấu, chi viện vật chất nói trên của Trung Quốc đã góp phần làm tăng sức mạnh chiến đấu của quân và dân ta, giúp ta có điều kiện thuận tiện để đảm bảo hậu cần cho một chiến dịch lớn” [37,542]. Tuy nhiên viện trợ vũ khí cho ta gặp nhiều khó khăn do Trung Quốc đã đưa Chí nguyện quân sang chiến đấu ở Triều Tiên. Để trang bị cho 6 đại đoàn bộ binh như Chủ tịch Mao Trạch Đông đã nói, nhu cầu vũ khí lên tới 1200 tấn, nhưng trong năm 1950 chỉ giao được 20%. Nguồn vũ khí của ta lúc này một phần dựa vào bạn nhưng phần chủ yếu vẫn là lấy của địch và do ta tự sản xuất.

Viện trợ của các nước anh em thông qua Trung Quốc về lương thực, vũ khí, phương tiện vận chuyển, vật tư quân y… cho Việt Nam được duy

trì thường xuyên và tương đối đều đặn trong các năm 1951-1952. Từ tháng 7-1952 đến tháng 1-1953, Trung đoàn 45- trung đoàn pháo binh hạng nặng đầu tiên của quân đội ta đã được huấn luyện ở Mông Tự (Vân Nam - Trung Quốc); Trung đoàn 367 pháo cao xạ thành lập ngày 1-4-1953, sau 6 tháng huấn luyện ở Tân Dương (Quảng Tây - Trung Quốc) cuối năm 1953 được điều ngay đến mặt trận Điện Biên Phủ, tham gia chiến dịch. Trang bị vũ khí của hai trung đoàn này do cả hai nước Trung Quốc và Liên Xô giúp. Về đào tạo cán bộ, nhân viên kỹ thuật, huấn luyện bộ đội cho hai trung đoàn này do Quân Giải phóng Trung Quốc đảm nhiệm.

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, chúng ta cũng nhận được sự giúp đỡ quý báu của Trung Quốc. Số đạn tiêu thụ cho chiến dịch Điện Biên Phủ lên tới 1200 tấn. Các đơn vị đã bắn khoảng 20000 viên đạn pháo 105mm, trong đó có 3600 viên do Trung Quốc viện trợ kèm theo pháo [9,137]. Sau chiến tranh Triều Tiên, đạn pháo 105mm của Trung Quốc cũng khan hiếm. Nhưng trước yêu cầu khẩn thiết của chiến dịch, các đồng chí Trung Quốc đã chuyển thêm cho chúng ta 7400 viên đạn 105mm nhưng vì đường sá, số đạn này sang đến nơi thì trận đánh đã kết thúc. 20 trong 24 khẩu pháo 105mm, vũ khí bộ binh, đạn dược cùng một khối lượng lớn quân trang, quân dụng cùng thuốc men và dụng cụ quân y là của Trung Quốc viện trợ. Trong những ngày cuối chiến dịch, Trung Quốc còn giúp ta thêm một tiểu đoàn DKZ 75mm và 12 dàn hoả tiễn (cachiusa) 6 nòng [31,309]. Đây là hoả lực mạnh nhất mà ta có được lúc bấy giờ, số vũ khí này đã kịp thời đưa lên mặt trận Điện Biên Phủ và phát huy tác dụng rất lớn. Uy lực của nó làm cho quân địch thêm hoảng loạn trong đợt 3 - đợt tiến công cuối cùng của ta từ ngày 1 đến ngày 7-5 ở lòng chảo Điện Biên.

Viện trợ lương thực của Trung Quốc cũng góp phần giải quyết khó khăn về lương thực cho các chiến dịch của ta. Trong khi nhân dân Trung Quốc ở vùng Hoa Nam Trung Quốc những năm 1949, 1950 còn đói kém

nhưng Đảng và Chính phủ vẫn nuôi dưỡng hàng chục ngàn cán bộ, chiến sĩ Việt Nam trên đất nước mình, viện trợ cho Việt Nam 2634 tấn gạo. Tuy nhiên, từ năm 1951 trở đi, ta đã cố gắng huy động lương thực trong nước để giảm dần lượng gạo viện trợ. Từ cuối năm 1950 đến giữa năm 1953, Trung Quốc phải dốc sức tham gia kháng Mỹ viện Triều. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, lương thực chủ yếu được huy động từ trong nước, chúng ta chỉ còn nhờ Trung Quốc giải quyết 1700 tấn gạo, chiếm 6,52% tổng nhu cầu [9,137].

Ngoài trang bị vũ khí, giúp đỡ huấn luyện, Trung Quốc còn cử đoàn cố vấn quân sự và chính trị sang Việt Nam. Để giữ bí mật, đoàn cố vấn quân sự lấy tên là Đoàn công tác Hoa Nam gồm 79 người do đồng chí Vi

Một phần của tài liệu Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc giai đoạn 1945 - 1954 (Trang 71 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)