Quan hệ việ t trung từ năm 1950 đến năm
3.1. Bối cảnh lịch sử và ý nghĩa của việc hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao 1 Bối cảnh lịch sử
3.1.1. Bối cảnh lịch sử
Bước sang năm 1950 cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Nam đã trải qua 2 năm cầm cự với nhiều biến chuyển lớn. Năm 1950 là năm bản lề giữa giai đoạn cầm cự và giai đoạn tổng phản công.
Sau thất bại ở Việt Bắc mùa đông năm 1947, thực dân Pháp tạm gác mục đích tiêu diệt chủ lực và chiếm đóng căn cứ chính của ta nhưng liên tục thực hiện những kế hoạch để củng cố lực lượng. Năm 1949 thực dân Pháp đã đưa ra kế hoạch Rơve, chủ trương khoá chặt biên giới Việt - Trung để tiếp tục cô lập lực lượng kháng chiến, mặt khác tập trung quân lực củng cố khu chữ nhật lệch Tiên Yên - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng, chiếm đóng trung du và củng cố hành lang Đông - Tây, càn quét và đánh chiếm thêm các vùng đồng bằng để vơ vét người và của. Để thực hiện kế hoạch
Rơve, quân số Pháp đã tăng lên 10 lần so với khi bắt đầu kháng chiến: Tổng quân đội Pháp ở Đông Dương tăng lên 140.000 người. Điều này cho thấy mức độ khốc liệt của chiến tranh cũng như khó khăn của chúng ta tăng gấp bội.
Trong hai năm 1948, 1949 địch đã thành công một phần trong việc vơ vét nhân lực, vật lực ở Nam Bộ và Cao Miên, củng cố Nam Bộ. Năm 1949 chúng đã cố gắng nhiều trong việc tăng viện, thực hiện được một phần lớn kế hoạch Rơve. Nhưng thất bại của chúng là không những không bao vây kín được biên giới phía Bắc mà còn phải rút ngắn phòng tuyến biên giới, không những không chiếm đóng được căn cứ Việt Bắc mà còn phải rút khỏi Bắc Cạn và một phần lớn Cao Bằng.
Không thể dùng phương pháp quân sự giải quyết vấn đề Đông Dương, thực dân Pháp ra sức tấn công ta về chính trị. Chúng đẩy mạnh chính sách chia để trị, âm mưu biến cuộc chiến tranh xâm lược ở Đông Dương thành nội chiến, lấy người Việt giết hại người Việt. Chúng lôi kéo Bảo Đại để lập chính phủ bù nhìn; lôi kéo, dụ hàng một số phần tử cơ hội, lưu manh trong hàng ngũ kháng chiến; dùng mọi cách tuyên truyền để xuyên tạc mục đích và ý nghĩa cuộc kháng chiến Việt Nam, cấu kết với phản động Thái Lan và Quốc Dân đảng Trung Quốc.
Về phía ta, năm 1948 là năm ta chuyển sang giai đoạn thứ hai, mở rộng chiến quả Việt Bắc, thực hiện thế cầm cự giữa ta và địch. Năm 1949 ta đề ra nhiệm vụ tích cực cầm cự và chuẩn bị tổng phản công. Trong hai năm cầm cự, ta liên tiếp mở nhiều chiến dịch và giành chủ động trong từng chiến dịch. Từ chỗ đánh phục kích, tập kích lẻ tẻ của giai đoạn trước, quân ta đã tiến lên đánh phục kích tiêu diệt từng đoàn xe, tiêu diệt đồn lẻ, phá hệ thống đồn, tiêu diệt chiến ngày càng nhiều hơn tiêu hao chiến. Kết quả là từ đầu năm 1948 đến tháng 12-1949, quân ta đã giải phóng được hàng trăm
km2. Cuối cùng kế hoạch Rơve bị phá sản: vùng đã chiếm thì không bình định được. Các hành lang và các tiền đồn bị chọc thủng và bẻ gãy từng mảng.
Trong kinh tế, chúng ta đưa ra những chính sách nhằm phá kế hoạch lấy chiến tranh nuôi chiến tranh của thực dân Pháp, đồng thời xây dựng một nền kinh tế mới. Bên cạnh việc bao vây và phá hoại kinh tế địch, chúng ta thi hành chính sách ruộng đất, chấn chỉnh hợp tác xã, phát triển công nghiệp quốc phòng và các xí nghiệp quốc doanh. Nhân dân ta đã thoát được nạn đói và chống được nạn lụt. Chúng ta không chỉ cầm cự với địch về quân sự mà còn cầm cự cả về chính trị và kinh tế. Về chính trị, địch cố gắp lập nguỵ quyền thì ta cô lập bù nhìn, phá tề. Về kinh tế địch ra sức phá hoại kinh tế ta bằng mọi cách thì ta ngày càng xiết chặt vòng vây kinh tế của địch.
Cho đến năm 1950 chưa nước nào trên thế giới công nhận nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà nhưng cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta không còn đơn độc. Chiến tranh Đông Dương kéo dài khiến tình hình nước Pháp ngày càng khủng hoảng trầm trọng. Càng ngày nhân dân Pháp càng hiểu rõ bản chất của cuộc chiến tranh phi nghĩa và đấu tranh kịch liệt chống chiến tranh ở Việt Nam, đòi giảng hoà với Chính phủ Hồ Chí Minh. Năm 1949, phong trào phản chiến ở Pháp lên mạnh với khẩu hiệu chung: “Không một người, không một xu cho chiến tranh ở Việt Nam”. Các bà mẹ Pháp đòi đình chỉ chiến tranh ở Việt Nam và trả chồng con cho họ phải đi lính sang Đông Dương. Công nhân Pháp lập nhiều uỷ ban hành động tại các bến tàu, nhà ga, xưởng máy để vận động chống chiến tranh ở Việt Nam. Họ quyết định không chở vũ khí xuống các tàu sang Đông Dương. Các báo chí tiến bộ Pháp dăng những tài liệu, tranh ảnh và thư từ, hồi ký của lính Pháp hồi hương, nêu rõ tội ác của quân đội thực dân Pháp ở Việt Nam và đề ra khẩu hiệu “Chống chiến tranh bẩn thỉu ở Việt Nam”. Những
hành động yêu chuộng hoà bình của nhân dân lao động Pháp làm cho Chính phủ Pháp luôn trong trạng thái bất ổn đồng thời cũng cổ vũ, khích lệ nhân dân ta giành chiến thắng trong cuộc chiến đấu vì chính nghĩa.
Có thể nói, trong cuộc chiến không cân sức giữa chúng ta và thực dân Pháp thì ta càng đánh càng mạnh, Pháp càng đánh càng suy nhược. So sánh lực lượng giữa ta và địch đã thay đổi có lợi cho ta. Trong khi Mặt trận dân tộc thống nhất của ta ngày càng mạnh, Chính phủ của ta được nhân dân ủng hộ thì bộ máy chỉ đạo chiến tranh của Pháp luôn mất ổn định. Tính đến cuối năm 1949, Pháp thay tới 5 lần Tổng chỉ huy quân đội, 4 lần Cao uỷ ở Đông Dương, Chính phủ Pháp thì dựng lên đổ xuống 8 lần. Hãng thông tấn UP (Mỹ) ngày 1-3-1950 đã nhận định: “Từ năm 1946, không có sự giúp đỡ nào từ bên ngoài, Hồ Chí Minh đã có thể chặn được bước tiến của quân đội Pháp” [23, 32]. Điều này có thể thấy tinh thần tự lực cánh sinh cũng như sức sống mãnh liệt của lực lượng kháng chiến của ta. Tuy vậy, để chuyển sang giai đoạn tổng phản công với mục đích tiêu diệt sinh lực địch, khôi phục lại toàn bộ lãnh thổ, đè bẹp ý chí xâm lược của thực dân Pháp và khắc phục những khó khăn về kinh tế, quân sự, cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc ta rất cần sự ủng hộ cả vật chất và tinh thần của các nước trên thế giới.