Thông điệp

Một phần của tài liệu Truyền thông với người khuyết tật (Nghiên cứu trường hợp tại xã Quất Động, huyện Thường Tín, Hà Nội từ tháng 10 2012 đến tháng 7-2013 (Trang 52)

8. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1.4 Thông điệp

Thông tin mà người khuyết tật nhớ được sau quá trình truyền thông thể hiện thông điệp mà nguồn truyền gửi tới người nhận. Những thông tin mà người khuyết

tật ghi nhớ được là: Trợ vốn, một số chính sách liên quan đến người khuyết tật: miễn giảm phí đi lại khi đi xe buýt, đường đi riêng cho người khuyết tật, trợ cấp hàng tháng, thông tin việc làm, thông tin hỗ trợ học nghề, luật người khuyết tật, thành lập Hội người khuyết tật.

“Thông tin mà em nhớ được sau khi được truyền thông là thông tin liên quan tới giao thông của người khuyết tật, hỗ trợ vé xe buýt đi lại không mất phí, người bình thường có thể trợ giúp mình qua đường” (Người khuyết tật nam số 13, nhóm người khuyết tật xã Quất Động).

Độc lập kinh tế là yếu tố quan trọng nhất có thể dẫn đến sử dụng bình đẳng các cơ hội và sự tồn tại có ý nghĩa với lòng tự trọng và phẩm giá. [25] Tại các nước phát triển và giàu có hơn, độc lập kinh tế cũng có thể được bảo đảm bằng các biện pháp an sinh xã hội. Trong các nước đang phát triển, an sinh xã hội là gần như không tồn tại, hoặc tồn tại nhưng không đáp ứng được nhu cầu cho người hưởng lợi và do đó việc làm với mức lương đầy đủ là quan trọng hàng đầu. Thông tin cụ thể, chi tiết về việc làm là không thể thiếu.

Ta có thể thấy, nội dung thông tin người khuyết tật nhớ được thể hiện thông tin được truyền đi trong quá trình truyền thông tại xã Quất Động tập trung vào: 1. Thông tin liên quan tới trợ cấp xã hội cho người khuyết tật; 2. Hỗ trợ học nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật; 3. Hỗ trợ về tham gia giao thông cho người khuyết tật; 4. Luật người khuyết tật. Nhưng không phải người khuyết tật nào cũng nhớ được những thông tin này. Quá trình phỏng vấn nhóm người khuyết tật chỉ ra rằng, có 6/25 người khuyết tật tham gia phỏng vấn nhớ được nội dung thông tin cụ thể mà họ được biết là gì sau khi nghe đài phát thanh, và qua trao đổi trò chuyện với cán bộ thôn, có sự phân tích kèm theo nội dung thôn tin bản thân ghi nhớ được; 10/25 người khuyết tật tham gia phỏng vấn không nhớ rõ nội dung thông tin cụ thể liên quan tới người khuyết tật là gì, họ chỉ nhớ là được biết đến có thông tin liên quan tới người khuyết tật được thông báo trên đài truyền thanh thôn và cán bộ thôn có nói; 9/25 người khuyết tật khi được hỏi trả lời không nhớ được những thông tin

liên quan tới người khuyết tật đã đọc trên loa phát thanh của thôn, xã cũng như cán bộ thôn tới nhà nói chuyện trực tiếp.

“Bọn anh không có Hội người khuyết tật nhưng anh nằm trong ban vận động thành lập Hội người khuyết tật lâm thời của xã nên thỉnh thoảng có được đi dự hội thảo trên thành phố. Đi vui lắm!. Trong luật người khuyết tật ghi rõ đấy, người khuyết tật như bọn anh có đường đi riêng. Năm 2016 là tất cả các công trình đều có đường đi riêng cho người khuyết tật. Thế mà em xem này, nhà này mới xây năm ngoái mà có thấy đường đi riêng cho người khuyết tật đâu!!!” (Người khuyết tâ ̣t nam số 5, nhóm người khuyết tật xã Quất Động).

Thông điệp và thông tin bao hàm lẫn nhau. Thông điệp có ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu thì thông tin trong đó mới được ghi nhớ. Thông điệp không rõ ràng thì thông tin khó được ghi nhớ. Chính quyền xã có quan tâm tới truyền thông với người khuyết tật nhưng lại không xây dựng thông điệp để chuyển đi cho người khuyết tật. Chỉ khi có chương trình, hoạt động của Hội Chữ thập đỏ xã hoặc của Ban lao động thương binh xã hội xã, cán bộ xã mới được phép cung cấp thông tin cho người khuyết tật. Điều này làm giảm hiệu quả của quá trình cung cấp thông tin cho người khuyết tật. Hơn nữa, điều này cũng chứng minh: người khuyết tật không có thông tin, họ không có kiến thức, không có kiến thức sẽ không trao đổi được thông tin, không trao đổi được thông tin thì họ không có quyền, không có quyền thì họ không xác định được vị trí, địa vị của họ trong xã hội. Theo chị Y, cán bộ ban thương binh xã hội xã Quất Động:

“Nội dung thông tin được cung cấp đa dạng hóa. Tùy theo đợt, chương trình. Nói một chuyên đề với người khuyết tật thì khó vì phải phụ thuộc vào kinh phí hoạt động. Theo chương trình cụ thể mới có nội dung phù hợp với người khuyết tật. Thường thì phải xem bên chữ thập đỏ và ban thương binh xã hội có chương trình thì mới có thông tin cho người khuyết tật, giao hội chữ thập đỏ xã làm việc này. Thông tin chủ yếu là hỗ trợ vốn, đào tạo nghề, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người khuyết tật”

Lý thuyết truyền thông điệp cho đối tượng nhấn mạnh vào cách thức chuyển tải thông tin đến người khuyết tật và các yếu tố ảnh hưởng tới nó. Thông tin người

khuyết tật trong nghiên cứu nhận được không rõ ràng. Người nhận không phải lúc nào cũng được trực tiếp nhận thông tin liên quan đến chính họ mà thường thông qua trung gian. Việc thông tin trung gian như vậy làm cho thông tin không giữ được nguyên bản.

Thông thường, nội dung thông tin thay đổi dưới 3 hình thức. Hình thức thứ nhất, quá trình cắt xén làm thông tin trở nên ngắn gọn súc tích, dễ nắm bắt, dễ chuyển tải. Hình thức thứ hai, quá trình lựa chọn, chỉ giữ lại thông tin chắc chắn và biến nó thành chủ để chính của thông tin truyền lại, những chi tiết không quan trọng bị bỏ đi. Hình thức thứ ba, quá trình tiêu hóa thông tin bao gồm chuyển tải thông điệp theo hướng hình thành chuẩn mực, truyền thống và việc cắt xén, chọn lọc làm cho thông tin tập trung hơn, có xu hướng thống nhất với nhu cầu giá trị và những mối quan tâm chung của nhóm. Qua quá trình đó, khi thông tin được truyền đến người nhận nó vừa bị hao hụt, vừa bị biến dạng. Đó là quá trình tái tọa thông tin. Trong quá trình thông tin được truyền đi liên tục, thông tin bị cắt xén chưa kịp tái tạo một cách hoàn hảo đã được chuyển hóa xong. Nó dẫn đến hậu quả là bất cứ thông tin nào được giữ lại cũng bị thay đổi rất nhiều về mặt ý nghĩa [3, tr.300].

Người khuyết tật tiếp nhận thông tin qua lăng kính chủ quan của một kênh trung gian. Do đó, thông tin mà họ có không đầy đủ, không thật sự có ích cho việc hòa nhập người khuyết tật. Mặt khác, thông tin liên quan đến đào tạo và việc làm là một trong những thông tin quan trọng nhất với người khuyết tật hiện nay trên thế giới cũng như tại Việt Nam thì người khuyết tật cũng không nhớ được rõ ràng thì tự người khuyết tật làm giảm quyền của mình trong xã hội, giảm sức ảnh hưởng của bản thân với các quyết định cần sự đóng góp của người khuyết tật trong gia đình.

“Không nhớ được thông tin đâu. Ngoài thông tin mà Hội Chữ thập đỏ cho biết thì ít thông tin lắm”. (Người khuyết tâ ̣t nữ số 7, nhóm người khuyết tật xã Quất Động).

Một phần của tài liệu Truyền thông với người khuyết tật (Nghiên cứu trường hợp tại xã Quất Động, huyện Thường Tín, Hà Nội từ tháng 10 2012 đến tháng 7-2013 (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)