Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Truyền thông với người khuyết tật (Nghiên cứu trường hợp tại xã Quất Động, huyện Thường Tín, Hà Nội từ tháng 10 2012 đến tháng 7-2013 (Trang 59 - 62)

8. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1 Nguyên nhân chủ quan

2.3.1.1 Người nhận

Yếu tố gây ra sự kém hiệu quả trong hoạt động truyền thông đầu tiên phải kể đến là người khuyết tật – người tiếp nhận thông tin.

Cuộc sống của người khuyết tật tại làng quê Quất Động cũng giống như những làng quê khác. Thông tin đến với người khuyết tật không được đầy đủ, không thỏa mãn được nhu cầu nắm bắt thông tin của họ nên bằng nhiều cách khác nhau họ tự tìm kiếm thông tin để lấp đầy những thông tin còn thiếu. Cách thức mà họ dùng

nhất: đài truyền thanh, truyền hình, đọc báo in. Họ chỉ tiếp xúc với thông tin qua các kênh truyền thông đơn giản. Bên cạnh đó, họ sử dụng phương tiện thông tin để phục vụ nhu cầu giải trí nhiều hơn để tìm kiếm thông tin nên chưa phát huy hết hiệu quả của các phương tiện thông tin trong tìm kiếm thông tin liên quan đến người khuyết tật.

Bật đài lên cho có tiếng người chứ chưa chắc đã nghe” (Người khuyết tâ ̣t nữ số 11, nhóm người khuyết tật xã Quất Động).

Bảng 2.4 Trình độ học vấn

Bâ ̣c

học Cao đẳng, đa ̣i ho ̣c Trung cấp Đào ta ̣o

nghề Cấp 3 Cấp 2 Cấp 1 Không học Số

ngƣời 0 0 1 4 11 6 2

Truyền thông hiệu quả nhất định phải có sự phản hồi của 2 yếu tố: người truyền – người nhận. Trình độ học vấn thể hiện một phần khả năng tư duy của đối tượng tiếp nhận thông tin. Nó chỉ ra khả năng tiếp nhận thông tin, phản hồi lại thông tin ở mức độ nào. Phản hồi thông tin ở mức độ càng cao chứng tỏ khả năng xã hội hóa cá nhân và hòa nhập xã hội của cá nhân ấy càng nhanh. Phản hồi thông tin ở mức độ thấp chứng tỏ khả năng xã hội hóa cá nhân và hòa nhập xã hội của cá nhân ấy chậm, còn gặp nhiều khó khăn. Hầu hết người khuyết tật có trình độ học vấn không cao nên sự phản hồi của họ với thông tin mà mình tiếp nhận có sự hạn chế.

Bảng 2.5 Tần suất iếp xúc với hàng xóm

Mƣ́c đô ̣ Hàng ngày lần/tuần 2-3 lần/tháng 4-5 tháng/lần 2-3 bao giờ Không

Tần suất 15 1 2 1 7

Mối liên kết xã hội lỏng lẻo giữa người khuyết tật với các thành viên khác trong xã hội khiến thông tin đưa đến người khuyết tật đơn điệu, kém hấp dẫn. Thông tin không chỉ đến từ những kênh truyền thông đơn giản mà họ thường tiếp cận không đủ để người khuyết tật hiểu được sự phong phú của xã hội bên ngoài xã hội thu nhỏ bên trong gia đình, làng xóm họ sinh sống. Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình là không thể thiếu, nhưng khi mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình làm cá nhân người khuyết tật không thể độc lập tiếp nhận thông tin,

rụt rè nhút nhát trong khám phá tìm hiểu thông tin về thế giới bên ngoài, về những cơ hội việc làm, giải trí cho người khuyết tật. Vô hình chung, người khuyết tật trở nên lệ thuộc vào mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Như thế, mục đích để người khuyết tật hòa nhập xã hội thông qua truyền thông với người khuyết tật không được thực hiện.

2.3.1.2 Người truyền

Lý thuyết truyền thông chỉ ra rõ ràng hoạt động giao tiếp giữa chủ thể và khách thể truyền thông được thực hiện qua sự trao đổi trực tiếp từ hai phía sẽ tạo nên sự cởi mở [2, tr.50]. Người truyền thông có thuận lợi là tiếp xúc trực tiếp, có cơ hội hoạt động giao tiếp trực tiếp bằng các giác quan nghe và nhìn với người khuyết tật. Nhưng người truyền thông ở đây không sử dụng hết thuận lợi đó. Người truyền thông ngại giao tiếp với người khuyết tật ở mức độ thường xuyên, nên họ không nắm bắt được những thay đổi, sự sai sót về thông tin trong quá trình truyền thông.

Người ta nhất trí rằng: truyền thông là một phạm trù cơ bản, qua đó hệ thống xã hội được hình thành và phát triển [13, tr.9]. Truyền thông với người khuyết tật đặt trong sự phát triển nông thôn ngày nay là yếu tố không thể thiếu. Nhưng, người truyền chưa gắn truyền truyền thông với người khuyết tật với phát triển xã hội. Nhận thức của người truyền về vấn đề hòa nhập người khuyết tật còn chưa đầy đủ (mới chỉ dừng lại ở hỗ trợ người khuyết tật về phát triển kinh tế).

Truyền thông trực tiếp 1 -1 với người khuyết tật có ưu điểm là người truyền thông dễ nắm bắt được tâm tư tình cảm của người khuyết tật, dễ thực hiện. Do người truyền thông tại xã với người khuyết tật trong cuộc sống thường ngày quen biết nhau, cùng sống trong môi trường văn hóa xã hội như nhau nên việc truyền thông với người khuyết tật trở nên dễ dàng hơn. Nhưng cũng chính vì truyền thông với người khuyết tật dễ dàng như vậy nên tâm lý chung của người truyền thông chủ quan không để ý tới những điều tế nhị, khó nói của người khuyết tật. Vô hình chung, điều này làm giảm hiệu quả của truyền thông với người khuyết tật, khiến cho người khuyết tật cảm giác bị coi thường, không được tôn trọng trong xã hội, thông

Những người làm công tác truyền thông với người khuyết tật không phải là người làm truyền thông chuyên nghiệp, chỉ là người làm công tác kiêm nhiệm. Họ không biết cách xử lý các hành vi truyền thông, không tận dụng được sự hỗ trợ của các phương tiện nghe nhìn trong hoạt động truyền thông.

Thêm vào đó , người truyền thông không phải lúc nào cũng là người hiểu và cảm thông với người khuyết tâ ̣t, vẫn còn những đi ̣nh kiến và kỳ thi ̣ với người khuyết tâ ̣t.

Người ta nói với mình như kiểu bố thí…”

(Người khuyết tật nữ số 9, nhóm người khuyết tật xã Quất Động)

Mặt khác, với mức lương cán bộ thôn xã thấp lại phải làm nhiều công việc cùng lúc, không được tập huấn kỹ năng truyền thông, làm theo hướng “hiểu thế nào làm thế” như hiện nay, quá trình truyền thông với người khuyết tật không thể đạt được kết quả là hỗ trợ hòa nhập người khuyết tật.

Một phần của tài liệu Truyền thông với người khuyết tật (Nghiên cứu trường hợp tại xã Quất Động, huyện Thường Tín, Hà Nội từ tháng 10 2012 đến tháng 7-2013 (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)