Ngƣời truyền thông

Một phần của tài liệu Truyền thông với người khuyết tật (Nghiên cứu trường hợp tại xã Quất Động, huyện Thường Tín, Hà Nội từ tháng 10 2012 đến tháng 7-2013 (Trang 65 - 68)

8. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.2Ngƣời truyền thông

Nhân viên xã hội tại cộng đồng khi truyền thông với người khuyết tật phải chú ý tới lời nói, ngôn ngữ, tôn trọng văn hóa nơi người khuyết tật sinh sống. Nói cách khác, thông tin, thông điệp mà nhân viên xã hội tại cộng đồng truyền thông với người khuyết tật đưa ra phải rõ ràng, dễ hiểu, dễ nhớ, tế nhị. Tổ chức lao động quốc tế ILO đã khẳng định Tất cả từ ngữ và hình ảnh dùng để chỉ một người hay hoàn cảnh đều có tác động tích cực hay tiêu cực. Cần tránh việc mô tả một con người dựa vào đặc điểm khuyết tật của người đó.”[17, tr.24]

Là người hiểu về hòa nhập người khuyết tật, biết về cách sử dụng từ ngữ khi giao tiếp với người khuyết tật do đó nhân viên xã hội là người truyền thông trực tiếp 1 -1 tới người khuyết tật, thúc đẩy quá trình trao quyền cho người khuyết tật tại cộng đồng.

Bảng 2.7 Một số từ ngữ nên tránh khi giao tiếp với ngƣời khuyết tật

Cần tránh Nên dùng

Tàn tật, tật nguyền, tàn phế Khuyết tật Đui, mù

Khiếm thị, khuyết tật nhìn, khó khăn về nhìn

Chột Hỏng 1 mắt, khó khăn về nhìn

Què, cụt, thọt, khoèo

Khuyết tật vận động, khó khăn về vận động, mất (một) chi dưới, khuyết tật về tay/ chân

Điên, rồ, dại, thần kinh Khuyết tật về tâm thần, bệnh tâm thần Thiểu năng trí tuệ, chậm phát triển trí

Điếc Khiếm thính, khuyết tật nghe Câm, ngọng

Khuyết tật về ngôn ngữ, khó khăn về nói, nói khó

Chứng mù đọc Khó khăn về đọc

Người bình thường (để phân biệt với

người khuyết tật) Người không khuyết tật

Chính sách cho người khuyết tật

Chính sách về hòa nhập người khuyết tật hoặc chính sách trợ giúp người khuyết tật

Quản lý người khuyết tật

Quản lý cơ sở vì hòa nhập người khuyết tật

Quản lý vấn đề người khuyết tật

Quản lý vấn đề hòa nhập người khuyết tật

Chính sách về người khuyết tật

Chính sách về hòa nhập người khuyết tật hoặc chính sách trợ giúp người khuyết tật

Theo quan điểm lý thuyết sinh thái học, cá nhân tồn tại trong gia đình. Gia đình tồn tại trong cộng đồng. Cá nhân, gia đình và cộng đồng tồn tại trong môi trường văn hóa, chính trị, kinh tế. Môi trường có tác động đến hành động, niềm tin và những sự chọn lựa của cá nhân. Sự phân biệt người khuyết tật và người không khuyết tật chỉ mang tính chất tương đối. Dù là người khuyết tật hay không khuyết tật thì đều chị ảnh hưởng của môi trường, niềm tin và những sự lựa chọn của cá nhân. Môi trường có tác động đến gia đình và cá nhân, nhưng môi trường trong gia đình mới tác động đến người khuyết tật nhiều nhất. Truyền thông với người khuyết tật không thể thiếu yếu tố sự tham gia của gia đình.

Gia đình luôn phải được xem xét dưới góc độ một hệ thống xã hội năng động. Hệ thống được hiểu là: “một tập hợp các nhân tố có quan hệ nội tại với nhau và với môi trường”. Một gia đình không phải là một thực thể tĩnh, nó thay đổi liên tục và cũng chống lại sự thay đổi. Mỗi gia đình là một hệ thống phức tạp và độc đáo

nhưng lại có sự tương tác với nhau. Mỗi thành viên đều bị ảnh hưởng bởi mỗi thành viên gia đình. Hơn thế nữa, bất kỳ tương tác nào với người khuyết tật hoặc một thành viên khác đều tác động tới cả gia đình.

Nhìn từ góc độ tương tác gia đình, cần hiểu 2 khái niệm cơ bản: các tiểu hệ thống trong gia đình và cách thức gia đình thiết lập sự cân bằng thông qua gắn kết và điều chỉnh.

Trong mạng lưới các tiểu hệ thống gia đình có 4 tiểu hệ thống nổi lên trong gia đình hạt nhân: 1- Các tiểu hệ thống hôn nhân (các tương tác do hôn nhân), 2 – Các tiểu hệ thống cha mẹ - con cái (tương tác giữa cha mẹ và con cái), 3 – các tiểu hệ thống anh chị em (các tương tác anh chị em), 4 – tiểu hệ thống gia đình mở rộng (các tương tác của cả gia đình hoặc mỗi thành viên của gia đình với họ hàng, bạn bè, hàng xóm và các giáo viên). Các gia đình khác nhau có các tiểu hệ thống rất khác nhau.

Có hai hướng tạo lập cân bằng gia đình là sự gắn kết và sự điều chỉnh. Gắn kết là cái cầu giữa các quan hệ tình cảm thân mật với sự độc lập cá nhân. Vấn đề là làm thế nào để duy trì được sự thân mật mà vẫn độc lập, có tương tác mà không phụ thuộc. Các gia đình có trách nhiệm đáp ứng nhu cầu của mọi thành viên chứ không chỉ riêng của người khuyết tật. Điều chỉnh là khả năng các gia đình có thể thay đổi và tạo lập những phản ứng mới khi cần nhằm đối phó với các tình huống nảy sinh. Các tình huống nảy sinh trong “vòng đời” của mỗi gia đình khác nhau là khác nhau. Cách vượt qua các tình huống trong mỗi gia đình lại càng khác nhau. Đôi khi người ta không thể vượt qua được.

Vòng đời của gia đình được miêu tả là một loạt các giai đoạn phát triển theo thời gian mà ở mỗi giai đoạn đó các chức năng của gia đình là tương đối ổn định. Những gia đình có người thân bị khuyết tật thường có những phản ứng hết sức khác nhau. Những phản ứng của họ có thể được so sánh với những giai đoạn đau khổ liên quan tới việc chết và hấp hối mà Elizabeth Kubler – Ross đã mô tả. Mặc dù những phản ứng này có thể khác nhau ở mỗi cha mẹ nhưng thông thường chúng gồm các giai đoạn: Sốc, không tin, phủ nhận sự thật; Tức giận và tự trách minh; Thương

Mặc dù không thể khẳng định rằng tất cả hoặc hầu hết các bậc cha mẹ đều trải qua những giai đoạn này, nhưng nói chung, nhiều người đã và đang trải qua những cảm xúc rất phức tạp, thường là “một cơn bão cảm xúc” kéo dài trong nhiều năm và lặp đi lặp lại. Cha mẹ nhận ra rằng, con mình không thể phát triển bình thường như những đứa trẻ khác. Đây là một cú sốc khá lớn cho họ vì thông thường các bậc cha mẹ thường nuôi một niềm hy vọng rằng sẽ đến một lúc nào đó, con mình phát triển bình thường. Sau một thời gian cố gắng trì hoãn chấp nhận khuyết tật của đứa trẻ, họ buộc phải nhận ra rằng khuyết tật này là vĩnh viễn. Họ chán nản khi thấy rằng, những loại thuốc, liệu pháp chữa trị mà họ theo đuổi bấy lâu nay đều mang lại ít hiệu quả. Họ mệt mỏi và hoang mang khi phải giải quyết các tình huống thực tế.

Quá trình đi đến chấp nhận một đứa con khuyết tật thường là rất dài với hầu hết các bậc cha mẹ. Họ cần được giúp đỡ, cần có sự cảm thông. Nhân viên xã hội cung cấp kỹ năng truyền thông cho gia đình người khuyết tật để họ biết cách nắm bắt thông tin, truyền tải lại thông tin, thông điệp liên quan tới quyền lợi và nghĩa vụ cho người khuyết tật.

Gia đình người khuyết tật là môi trường có tương tác nhiều nhất tới người khuyết tật. Có nhiều dạng tật khác nhau, do đó, muốn truyền thông tới người khuyết tật tốt, nhân viên xã hội trước hết phải hướng dẫn kỹ năng truyền thông cho gia đình người khuyết tật sau đó hướng dẫn lại kỹ năng truyền thông cho những cán bộ khác có làm việc với người khuyết tật, biên tập thông điệp cho những buổi truyền thông với người khuyết tật tại xã để thông tin đưa tới người khuyết tật trở nên gần gũi, dễ nhớ hơn.

Một phần của tài liệu Truyền thông với người khuyết tật (Nghiên cứu trường hợp tại xã Quất Động, huyện Thường Tín, Hà Nội từ tháng 10 2012 đến tháng 7-2013 (Trang 65 - 68)