Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Truyền thông với người khuyết tật (Nghiên cứu trường hợp tại xã Quất Động, huyện Thường Tín, Hà Nội từ tháng 10 2012 đến tháng 7-2013 (Trang 62 - 63)

8. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.2Nguyên nhân khách quan

Ngoài các nguyên nhân từ phía con người làm quá trình truyền thông với người khuyết tật kém hiệu quả thì còn có nguyên nhân từ phía các yếu tố gây nhiễu. Các yếu tố gây nhiễu trong quá trình truyền thông đã phân tích ở trên gồm: sức khỏe của người khuyết tật, tiếng ồn, chất lượng âm thanh của hệ thống loa đài, ngôn ngữ truyền thanh.

Như trên đã trình bày, người khuyết tật nhận thông tin từ các nguồn: từ người thân, từ hàng xóm, từ cán bộ thôn. Thông tin họ nhận được từ các nguồn này chủ yếu thông qua kênh truyền thông trực tiếp 1 – 1. Do truyền thông trực tiếp 1 – 1 nên quá trình truyền thông không tránh khỏi rào cản của định kiến về người khuyết tật khiến cho tâm trạng của người khuyết tật bị ảnh hưởng làm quá trình tiếp nhận, ghi nhớ thông tin bị gián đoạn.

Với người khuyết tật tại xã Quất Động, thông tin đến trực tiếp và nhanh nhất với họ là thông qua hệ thống đài truyền thanh của thôn, xã. Nhưng trên thực tế, hệ thống truyền thanh của thôn tuy có tần suất phát thanh khá đều (mỗi ngày 1 lần vào các buổi chiều) nhưng âm thanh thường bị nhiễu bởi các yếu tố tự nhiên (gió, mưa),

yếu tố nhân tạo (tiếng xe cộ qua lại, tiếng trò chuyện của con người…) làm gián đoạn sự tập trung chú ý của thính giác liên tục. Mặt khác, một yếu tố nữa làm cho chất lượng truyền thanh kém làm người khuyết tật dễ quên những thông tin tiếp nhận được qua phát thanh, do giọng đọc của phát thanh viên không để lại ấn tượng cho người nghe.

Ngoài những tố gây nhiễu cho quá trình truyền thông với người khuyết tật trên thì một yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng tới quá trình truyền thông cho người khuyết tật chính là do bản thân người khuyết tật. Người khuyết tật vốn có thể trạng sức khỏe yếu hơn người không khuyết tật, nên việc truyền thông đúng thời điểm sẽ giúp người khuyết tật ghi nhớ thông tin chính xác hơn. Người khuyết tật vận động nói riêng, người khuyết tật nói chung đi lại gặp nhiều khó khăn, cộng với sự lo lắng của gia đình nên cơ hội để người khuyết tật được tiếp xúc nhiều hơn với thế giới bên ngoài, tiếp nhận thông tin cũng gặp nhiều khó khăn hơn. Khi họ không thể đi trực tiếp đến dự hội nghị, hội thảo, gặp mặt hoặc không được nghe thông tin trực tiếp mà phải thông qua người thân, hàng xóm thì độ chính xác của thông tin bị

giảm đi nhiều hơn.

2.4 Vai trò của nhân viên xã hội trong truyền thông với ngƣời khuyết tật 2.4.1 Hòa nhập xã hội của ngƣời khu yết tật

Một phần của tài liệu Truyền thông với người khuyết tật (Nghiên cứu trường hợp tại xã Quất Động, huyện Thường Tín, Hà Nội từ tháng 10 2012 đến tháng 7-2013 (Trang 62 - 63)