8. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4 Vai trò của nhân viên xã hội trong truyền thông với ngƣời khuyết tật
Nhân viên xã hội với người khuyết tật hiểu rõ người khuyết tật trong cộng đồng mà họ làm việc. Nhưng dù có hiểu đến đâu thì khi làm việc với người khuyết tật nhân viên xã hội cũng cần phải hiểu giúp người khuyết tật trong bất cứ hình thức nào: hỗ trợ người khuyết tật phát triển kinh tế, tham gia các hoạt động xã hội… đều tựu chung lại là hòa nhập người khuyết tật.
Biểu hiện đầu tiên của “hòa nhập người khuyết tật” khi làm việc với người khuyết tật chính là ngôn ngữ. Bất kỳ ngôn ngữ nào ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết hay ngôn ngữ hình thể đều thể hiện sự tôn trọng của người nói với người nghe, của người viết với người đọc, của người biểu diễn với người xem. Hiểu thuật ngữ “hòa nhập người khuyết tật” là điều rất quan trọng. Nó không chỉ định hướng suy nghĩ
trong hành động cho người làm công tác xã hội khi tiếp xúc với người khuyết tật mà còn là mục đích cho mọi hành động hỗ trợ người khuyết tật sống độc lập.
Hòa nhập xã hội của người khuyết tật không thể thiếu sự hỗ trợ từ gia đình . Vì vâ ̣y, biểu hiê ̣n vai trò của nhân viên xã hô ̣i trong hòa nhâ ̣p xã hô ̣i của người khuyết tâ ̣t không chỉ riêng người khuyết tâ ̣t mà còn đối với gia đình người khuyết tâ ̣t. Khi làm viê ̣c với gia đình người khuyết tâ ̣t , nhân viên xã hô ̣ i tìm hiểu và nắm chắc đă ̣c điểm về các biểu hiê ̣n tâm lý có thể gă ̣p phải của gia đình có người khuyết tâ ̣t. Từ đó , nhân viên xã hô ̣i thúc đẩy gia đình người khuyết tâ ̣t ta ̣o điều kiê ̣n để người khuyết tâ ̣t sống đô ̣c lâ ̣p, hòa nhập xã hội.
Bảng 2.6 Những biểu hiê ̣n của cha me ̣ có con khuyết tật
Phản ứng của cha
mẹ Các giai đoạn
Hành động của các thành viên khác
Xấu hổ, cảm thấy
tội lỗi Sốc thông tin, phủ nhận
Lắng nghe tích cực với thái độ chấp nhận
Chuyển sự giận dữ lên án sang trường, giáo viên, sang y
bác sĩ
Tức giận, tự trách mình Khuyến khích sự kiên nhẫn, tạo sự cộng tác tích cực
Trì hoãn việc chấp
nhận khuyết tật Tự lý giải
Giúp cha mẹ chấp nhận các cảm xúc như điều tự nhiên
Cảm thấy đơn độc vô vọng. Tiếc nhớ hình ảnh của một
đứa con bình thường
Suy sụp, buồn nản Tập trung vào những điều tích cực ở người con khuyết tâ ̣t
Nhận ra rằng có thể làm gì đó cho người con điều chỉnh lối sống, sẵn sàng thử
nghiệm
Chấp nhận Khuyến khích sự chia sẻ, hướng dẫn những kỹ thuật tương tác mới
Trong trường hợp cả gia đình người khuyết tâ ̣t và người khuyết tâ ̣t tự ti bởi dạng tật mà bản thân người khuyết tật gặp phải , không chấp nhâ ̣n sự giúp đỡ, hỗ trợ từ bên ngoài thì viê ̣c hòa nhâ ̣p xã hội của người khuyết tật được tác động từ phía gia đình sẽ đa ̣t hiê ̣u quả tốt hơn là tác đô ̣ng đơn thuần tới người khuyết tâ ̣t . Điều này đòi hỏi người nhân viên xã hội luôn luôn mềm dẻo linh hoạt trong vai trò là người hỗ trơ ̣ hòa nhâ ̣p xã hô ̣i của người khuyết tâ ̣t.
2.4.2 Ngƣời truyền thông
Nhân viên xã hội tại cộng đồng khi truyền thông với người khuyết tật phải chú ý tới lời nói, ngôn ngữ, tôn trọng văn hóa nơi người khuyết tật sinh sống. Nói cách khác, thông tin, thông điệp mà nhân viên xã hội tại cộng đồng truyền thông với người khuyết tật đưa ra phải rõ ràng, dễ hiểu, dễ nhớ, tế nhị. Tổ chức lao động quốc tế ILO đã khẳng định “Tất cả từ ngữ và hình ảnh dùng để chỉ một người hay hoàn cảnh đều có tác động tích cực hay tiêu cực. Cần tránh việc mô tả một con người dựa vào đặc điểm khuyết tật của người đó.”[17, tr.24]
Là người hiểu về hòa nhập người khuyết tật, biết về cách sử dụng từ ngữ khi giao tiếp với người khuyết tật do đó nhân viên xã hội là người truyền thông trực tiếp 1 -1 tới người khuyết tật, thúc đẩy quá trình trao quyền cho người khuyết tật tại cộng đồng.
Bảng 2.7 Một số từ ngữ nên tránh khi giao tiếp với ngƣời khuyết tật
Cần tránh Nên dùng
Tàn tật, tật nguyền, tàn phế Khuyết tật Đui, mù
Khiếm thị, khuyết tật nhìn, khó khăn về nhìn
Chột Hỏng 1 mắt, khó khăn về nhìn
Què, cụt, thọt, khoèo
Khuyết tật vận động, khó khăn về vận động, mất (một) chi dưới, khuyết tật về tay/ chân
Điên, rồ, dại, thần kinh Khuyết tật về tâm thần, bệnh tâm thần Thiểu năng trí tuệ, chậm phát triển trí
Điếc Khiếm thính, khuyết tật nghe Câm, ngọng
Khuyết tật về ngôn ngữ, khó khăn về nói, nói khó
Chứng mù đọc Khó khăn về đọc
Người bình thường (để phân biệt với
người khuyết tật) Người không khuyết tật
Chính sách cho người khuyết tật
Chính sách về hòa nhập người khuyết tật hoặc chính sách trợ giúp người khuyết tật
Quản lý người khuyết tật
Quản lý cơ sở vì hòa nhập người khuyết tật
Quản lý vấn đề người khuyết tật
Quản lý vấn đề hòa nhập người khuyết tật
Chính sách về người khuyết tật
Chính sách về hòa nhập người khuyết tật hoặc chính sách trợ giúp người khuyết tật
Theo quan điểm lý thuyết sinh thái học, cá nhân tồn tại trong gia đình. Gia đình tồn tại trong cộng đồng. Cá nhân, gia đình và cộng đồng tồn tại trong môi trường văn hóa, chính trị, kinh tế. Môi trường có tác động đến hành động, niềm tin và những sự chọn lựa của cá nhân. Sự phân biệt người khuyết tật và người không khuyết tật chỉ mang tính chất tương đối. Dù là người khuyết tật hay không khuyết tật thì đều chị ảnh hưởng của môi trường, niềm tin và những sự lựa chọn của cá nhân. Môi trường có tác động đến gia đình và cá nhân, nhưng môi trường trong gia đình mới tác động đến người khuyết tật nhiều nhất. Truyền thông với người khuyết tật không thể thiếu yếu tố sự tham gia của gia đình.
Gia đình luôn phải được xem xét dưới góc độ một hệ thống xã hội năng động. Hệ thống được hiểu là: “một tập hợp các nhân tố có quan hệ nội tại với nhau và với môi trường”. Một gia đình không phải là một thực thể tĩnh, nó thay đổi liên tục và cũng chống lại sự thay đổi. Mỗi gia đình là một hệ thống phức tạp và độc đáo
nhưng lại có sự tương tác với nhau. Mỗi thành viên đều bị ảnh hưởng bởi mỗi thành viên gia đình. Hơn thế nữa, bất kỳ tương tác nào với người khuyết tật hoặc một thành viên khác đều tác động tới cả gia đình.
Nhìn từ góc độ tương tác gia đình, cần hiểu 2 khái niệm cơ bản: các tiểu hệ thống trong gia đình và cách thức gia đình thiết lập sự cân bằng thông qua gắn kết và điều chỉnh.
Trong mạng lưới các tiểu hệ thống gia đình có 4 tiểu hệ thống nổi lên trong gia đình hạt nhân: 1- Các tiểu hệ thống hôn nhân (các tương tác do hôn nhân), 2 – Các tiểu hệ thống cha mẹ - con cái (tương tác giữa cha mẹ và con cái), 3 – các tiểu hệ thống anh chị em (các tương tác anh chị em), 4 – tiểu hệ thống gia đình mở rộng (các tương tác của cả gia đình hoặc mỗi thành viên của gia đình với họ hàng, bạn bè, hàng xóm và các giáo viên). Các gia đình khác nhau có các tiểu hệ thống rất khác nhau.
Có hai hướng tạo lập cân bằng gia đình là sự gắn kết và sự điều chỉnh. Gắn kết là cái cầu giữa các quan hệ tình cảm thân mật với sự độc lập cá nhân. Vấn đề là làm thế nào để duy trì được sự thân mật mà vẫn độc lập, có tương tác mà không phụ thuộc. Các gia đình có trách nhiệm đáp ứng nhu cầu của mọi thành viên chứ không chỉ riêng của người khuyết tật. Điều chỉnh là khả năng các gia đình có thể thay đổi và tạo lập những phản ứng mới khi cần nhằm đối phó với các tình huống nảy sinh. Các tình huống nảy sinh trong “vòng đời” của mỗi gia đình khác nhau là khác nhau. Cách vượt qua các tình huống trong mỗi gia đình lại càng khác nhau. Đôi khi người ta không thể vượt qua được.
Vòng đời của gia đình được miêu tả là một loạt các giai đoạn phát triển theo thời gian mà ở mỗi giai đoạn đó các chức năng của gia đình là tương đối ổn định. Những gia đình có người thân bị khuyết tật thường có những phản ứng hết sức khác nhau. Những phản ứng của họ có thể được so sánh với những giai đoạn đau khổ liên quan tới việc chết và hấp hối mà Elizabeth Kubler – Ross đã mô tả. Mặc dù những phản ứng này có thể khác nhau ở mỗi cha mẹ nhưng thông thường chúng gồm các giai đoạn: Sốc, không tin, phủ nhận sự thật; Tức giận và tự trách minh; Thương
Mặc dù không thể khẳng định rằng tất cả hoặc hầu hết các bậc cha mẹ đều trải qua những giai đoạn này, nhưng nói chung, nhiều người đã và đang trải qua những cảm xúc rất phức tạp, thường là “một cơn bão cảm xúc” kéo dài trong nhiều năm và lặp đi lặp lại. Cha mẹ nhận ra rằng, con mình không thể phát triển bình thường như những đứa trẻ khác. Đây là một cú sốc khá lớn cho họ vì thông thường các bậc cha mẹ thường nuôi một niềm hy vọng rằng sẽ đến một lúc nào đó, con mình phát triển bình thường. Sau một thời gian cố gắng trì hoãn chấp nhận khuyết tật của đứa trẻ, họ buộc phải nhận ra rằng khuyết tật này là vĩnh viễn. Họ chán nản khi thấy rằng, những loại thuốc, liệu pháp chữa trị mà họ theo đuổi bấy lâu nay đều mang lại ít hiệu quả. Họ mệt mỏi và hoang mang khi phải giải quyết các tình huống thực tế.
Quá trình đi đến chấp nhận một đứa con khuyết tật thường là rất dài với hầu hết các bậc cha mẹ. Họ cần được giúp đỡ, cần có sự cảm thông. Nhân viên xã hội cung cấp kỹ năng truyền thông cho gia đình người khuyết tật để họ biết cách nắm bắt thông tin, truyền tải lại thông tin, thông điệp liên quan tới quyền lợi và nghĩa vụ cho người khuyết tật.
Gia đình người khuyết tật là môi trường có tương tác nhiều nhất tới người khuyết tật. Có nhiều dạng tật khác nhau, do đó, muốn truyền thông tới người khuyết tật tốt, nhân viên xã hội trước hết phải hướng dẫn kỹ năng truyền thông cho gia đình người khuyết tật sau đó hướng dẫn lại kỹ năng truyền thông cho những cán bộ khác có làm việc với người khuyết tật, biên tập thông điệp cho những buổi truyền thông với người khuyết tật tại xã để thông tin đưa tới người khuyết tật trở nên gần gũi, dễ nhớ hơn.
2.4.3 Phối hợp các nguồn lực trong cộng đồng
Những nguồn lực tại cộng đồng mà người khuyết tật tự mình có thể tiếp cận được là: Gia đình, người thân, hàng xóm, những người không kỳ thị phân biệt đối xử với người khuyết tật. Nguồn lực tại cộng đồng mà người khuyết tật cần có hỗ trợ mới có thể tiếp cận được là: các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn, các trường – các trung tâm dạy nghề có nhận đào tạo việc làm cho người khuyết tật, các dự án hỗ
trợ tạo việc làm cho người khuyết tật, những người có quyền lực tại địa phương như: chủ tịch xã, trưởng thôn.
Tại nơi người khuyết tật sinh sống, không phải người khuyết tật nào cũng có may mắn được tiếp xúc với các phương tiện truyền thông nên cần thiết phải có nhân viên công tác xã hội hỗ trợ người khuyết tật. Khi ấy, nhân viên xã hội là người tham mưu cho chính quyền địa phương lồng ghép vấn đề người khuyết tật vào các chương trình, hoạt động xã hội, chương trình truyền thông, hội thảo, họp dân tại địa phương để gia đình người khuyết tật và người khuyết tật được tham gia, được trực tiếp tiếp cận và tiếp thu thông tin, có cơ hội để phản hồi lại với thông tin mà họ nhận được.
Bảng 2.8 Nguồn lực hỗ trợ người khuyết tật tại xã Quất Động
Nô ̣i lƣ̣c = Tƣ̣ tiếp câ ̣n đƣơ ̣c Ngoại lực = Cần sƣ̣ hỗ trơ ̣
Bản thân người khuyết tật Các doanh nghiệp
Gia đình Trường ho ̣c
Người thân Trung tâm da ̣y nghề
Bạn bè Trung tâm phu ̣c hồi chức năng
Hàng xóm Dự án hỗ trợ người khuyết tâ ̣t
Cán bộ thôn xóm Chính sách xã hội
Người có quyền lực ta ̣i đi ̣a phương
Hiện tại, xã Quất Động đang tập trung vào việc xây dựng nông thôn mới, chính quyền xã tập trung vào tăng trưởng kinh tế, phát triển nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, xây dựng cơ sở hạ tầng. Và như vậy, người khuyết tật tại địa phương chỉ là một phần rất nhỏ trong dân số nói chung và do đó người khuyết tật chỉ nhận được một ưu tiên nhỏ trong kế hoạch phát triển. Để hỗ trợ người khuyết tật nói chung và truyền thông với người khuyết tật nói riêng, nhân viên xã hội cần thiết
Chƣơng 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRUYỀN THÔNG VỚI NGƢỜI KHUYẾT TẬT TẠI XÃ QUẤT ĐỘNG HUYỆN
THƢỜNG TÍN
3.1 Kết hợp truyền thông về ngƣời khuyết tật và truyền thông với ngƣời khuyết tật với ngƣời khuyết tật
Truyền thông - thông qua các phương tiện truyền thông truyền hình, đài phát thanh, báo giấy, tạp chí, mạng internet, các mạng truyền thông xã hội và các hình thức truyền thông khác – có vai trò quan trọng trong việc làm thay đổi nhận thức xã hội và tạo ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành vi của công chúng. Việc lựa chọn ngôn từ, hình ảnh và thông điệp có thể giúp hình thành nhận thức, thái độ và hành vi. Việc lựa chọn này còn có thể khiến người ta xác định điều gì là quan trọng hoặc không mang ý nghĩa gì đối với cá nhân hoặc với thế giới xung quanh.
Chân dung người khuyết tật được đề cập đến như thế nào và mức độ thường xuyên xuất hiện trên các phương tiện truyền thông có tác động to lớn đối với việc người khuyết tật được nhìn nhận như thế nào trong xã hội. Trong khi chỉ có một vài chương trình truyền thông dành riêng cho người khuyết tật như các chương trình phim tài liệu chiếu trên truyền hình, người khuyết tật được xuất hiện rất ít trong các chương trình chung. Khi được xuất hiện trên các chương trình đó thì họ thường bị mô tả một cách méo mó (kỳ thị) hoặc theo những hình mẫu rập khuôn, có lúc lại được gán cho số phận đáng thương hoặc tô vẽ thành những người siêu anh hùng vượt khó. Đưa người khuyết tật lên các chương trình truyền thông thường xuyên trên truyền hình và đài phát thanh, cũng như các phương tiện truyền thông khác có thể giúp người khuyết tật có được sự đại diện hài hòa và công bằng, đồng thời giúp đấu tranh chống lại việc mô tả những hình mẫu rập khuôn thường thấy dễ dẫn đến nhận thức tiêu cực về người khuyết tật.
Đưa hình ảnh người khuyết tật có nhân phẩm và được tôn trọng lên các phương tiện truyền thông có tác dụng quảng bá cho một xã hội hòa nhập và chấp nhận sự khác biệt giữa các thành viên của xã hội. Đây vừa là điều quan trọng mà
truyền thông về người khuyết tật hiện nay đang làm vừa là nhược điểm của truyền thông về người khuyết tật. Điều này quan trọng bởi vì người khuyết tật thường bị phân biệt đối xử hoặc không được tham gia các dịch vụ cơ bản như y tế, giáo dục, và các cơ hội đào tạo cũng như việc làm. Điều đó làm cho người khuyết tật và gia đình họ trở thành những người nghèo nhất trên thế giới và trở thành một trong số nhóm người yếu thế nhất trong xã hội. Thứ hai, tại nhiều quốc gia trên thế giới cũng như tại Việt Nam, người khuyết tật thường không tiếp cận được thông tin về chính sách, luật pháp và những chương trình, dịch vụ có ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân mình. Sự thiếu thông tin, kiến thức này làm hạn chế sự tham gia của họ vào đời sống kinh tế, chính trị, xã hội nói chung. Thúc đẩy sự hòa nhập của người khuyết tật