8. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.2.3 Thành lập nhóm bạn người khuyết tật
người có nhiều thông tin, sôi nổi thì sẽ có nhiều cơ hội làm trưởng nhóm, tầm ảnh hưởng của họ tới những người khuyết tật khác nhiều hơn.
Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng: trong gia đình có một người khiếm thính, người ấy sẽ ít giao tiếp với những người còn lại trong gia đình. Nhưng trong gia đình có nhiều hơn một người khuyết tật thì người khiếm thính giao tiếp nhiều hơn với người khuyết tật còn lại và với những thành viên khác trong gia đình. Như thế, người khuyết tật tham gia nhóm của riêng họ thì họ có thêm nhiều thông tin, hòa nhập xã hội nhanh hơn. Vì có chung đăc điểm tâm lý, thể chất nên các thành viên trong nhóm có thể giúp nhau sống vui vẻ, cảm thông, chia sẻ niềm vui nỗi buồn, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm xã hội với nhau.
Nhắc tới hiệu quả của nhóm người khuyết tật, nhiều người khuyết tật trong các cuộc phỏng vấn nhóm đã cho biết:
“Nói chuyện cùng các bạn đồng cảnh ngộ như mình, bản thân mình thấy có thêm động lực phấn đấu, yêu đời hơn”(Người khuyết tâ ̣t nữ số 4, phỏng vấn nhóm người khuyết tật)
“Vài năm trước, cô vinh dự được là đại diện của Việt Nam tham dự thi tay nghề truyền thống ở Hàn Quốc. Đi ra ngoài, gặp những người cùng cảnh ngộ như mình, cô học thêm được nhiều kinh nghiệm trong nghề thêu, phát triển kinh tế với nghề sẵn có của mình giúp cho nhiều người hơn” (Người khuyết tâ ̣t nữ số 25, phỏng vấn nhóm người khuyết tật).
“Ngày còn bé, anh không dám đi học vì các bạn trêu đùa. Anh tự học chữ ở nhà. Lớn lên một chút, anh may mắn được tham gia lớp học nghề điện miễn phí của Trung tâm dạy nghề trên Hà Nội, ở lớp có một số bạn là người khuyết tật như anh , họ hướng dẫn anh nhiều điều mà trước đây ở nhà anh không biết. Đi học về ai cũng nói anh nói chuyện duyên thế!!! Từ ngày có nghề, tự lo được cho bản thân anh còn lấy được vợ, có 2 đứa con khỏe mạnh bình thường. Anh thấy mình là người may mắn. Hy vọng nhiều người khuyết tật khác có được may mắn như anh”. (Người khuyết tâ ̣t nam số 23, nhóm người khuyết tật xã Quất Động).
Người khuyết tật tự đứng ra thành lập và duy trì hoạt động nhóm. Tất cả những thành viên khi tham gia sinh hoạt nhóm đều phải tuân theo những nội quy mà nhóm đã định ra. Điều này đảm bảo cho nhóm được duy trì, hoạt động hỗ trợ giữa các thành viên trong nhóm hiệu quả.
Hoạt động nhóm mang lại những kết quả tốt mà từng cá nhân không thể làm được hay làm mà hiệu quả không cao; Hoạt động nhóm cho phép từng cá nhân nhỏ lẻ vượt qua những cản trở của cá nhân, xã hội để đạt hoặc hoàn thành được các kết quả, mục tiêu cao hơn. Đồng thời kéo theo sự phát triển cho các thành viên khác cùng tham gia nhóm; Việc hợp tác tốt của nhóm đi trước tạo điều kiện cho nhóm đi sau học tập kinh nghiệm.
Số thành viên tốt nhất trong các nhóm thông thường là 4 – 15 người. Nhóm quá ít thành viên sẽ không phát huy được hiệu quả của nhóm vì không có nhiều ý kiến hay được đóng góp. Nhóm quá đông sẽ khó đạt được những thống nhất cao trong hoạt động, do trong nhóm có nhiều ý kiến khác nhau, nhiều quan điểm khác nhau.
Một số công trình nghiên cứu của các nhà tâm lý học đã so sánh về hiệu quả hoạt động của nhóm với hoạt động của các cá nhân khi họ hành động đơn lẻ. Các công trình nghiên cứu của H. Gurnee (1937) và E.A.Shaw (1932) cho thấy nhóm hoạt động tốt hơn (về chất) so với kết quả hoạt động của các cá nhân riêng lẻ cộng lại. Năm 1955, hai nhà tâm lý học Lorge I. và Solomon H. khi nghiên cứu về hành vi của nhóm đã đứa ra kết luận nhóm hoạt động tốt hơn các cá nhân trung bình [3, tr.133-134].
Trong nhóm, các cá nhân tận dụng năng khiếu, kỹ năng, khả năng của từng thành viên thành sức mạnh tập thể; Ảnh hưởng của nhóm giúp thay đổi hành vi, thái độ cá nhân theo chiều hướng tốt; Nhìn/xem xét/giải quyết vấn đề sâu/rộng/toàn diện hơn, do có nhiều thành viên khác nhau, có kinh nghiệm và kiến thức khác; Nhiều thành viên sẽ giúp đỡ được một cá nhân trong nhóm khắc phục những khó khăn đang gặp phải.
Nhóm là nơi người khuyết tật hỗ trợ nhau để giải quyết các vấn đề khó khăn của từng cá nhân, giúp từng cá nhân phát triển đồng thời đạt tới các mục tiêu chung của nhóm. Thái độ, cảm xúc, hành vi của cá nhân có thể thay đổi theo chiều hướng tốt do mỗi cá nhân tự hoàn thiện mình hơn. Mặt khác, mỗi thành viên là một người giúp đỡ tiềm năng, đồng thời mỗi thành viên cũng là một nhân tài, nếu môi trường hoạt động của nhóm thích hợp với từng cá nhân sẽ tạo động lực cho cá nhân đó phát huy khả năng của mình và đạt hiệu quả cao trong công việc và giao tiếp xã hội. Môi trường hoạt động của nhóm là yếu tố tạo nên động lực cho mọi thành viên.
Tuy nhiên, nhóm cũng có những mâu thuẫn cần được giải quyết. Đôi khi cá nhân phải “hy sinh” những lợi ích, ham muốn của riêng mình vì lợi ích chung của tập thể. Trường hợp có một số cá nhân “quá hiền” và nhóm trưởng thiếu quan tâm thì cá nhân này sẽ chịu thiệt thòi. Trong hoạt động nhóm, nếu không khéo quản lý thường dễ phát sinh chia bè phái. Các vấn đề riêng tư của cá nhân thường bị tiết lộ vì mỗi thành viên thường chia sẻ thông tin cho nhau, nếu vì mục đích không lành mạnh thì những thông tin ấy sẽ gây nên những chuyện không hay, làm phát sinh mâu thuẫn nội bộ của nhóm;
Để giải quyết mâu thuẫn có thể xảy ra trong nhóm, người trưởng nhóm có vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu nguyên nhân gây nên sự hiểu lầm, kiểm tra lại các thông tin, hành động của cá nhân trong nhóm, gặp gỡ trực tiếp thành viên để tìm hiểu kỹ nguyên nhân, nhờ người có uy tín hơn tìm hiểu nguyên nhân và tìm cách giải quyết. Đối với cá nhân trong nhóm, sẵn sàng nhận lỗi nếu bạn là người có lỗi.
Sự mâu thuẫn cá nhân với nhau có thể nhanh chóng trở thành vấn đề cho toàn nhóm. Trưởng nhóm cũng như các cá nhân trong nhóm cần tạo điều kiện để cả hai bên trình bày với bạn để có hướng xoa dịu tình hình. Trường hợp do lỗi điều hành của trưởng nhóm, lúc ấy cần trao đổi với toàn nhóm để nói lên hướng khắc phục. Vấn đề ở đây là cải thiện cách hành xử, tránh mang tính chất khiển trách hoặc phê phán.
Để đạt được sự thống nhất về quyết định trong một nhóm thì nhóm trưởng phải khuyến khích mọi người cùng tham gia vào quá trình ra quyết định. Từng
người nêu ý kiến hay những điểm lợi, hại của một quyết định dựa trên mục tiêu cần đạt tới, nói chung là khuyến khích mọi người cùng nêu ý kiến của mình. Khi đạt tới sự đồng ý chung nhất định nào đó thì nhóm sẽ chọn quyết định đó và trưởng nhóm cần chú ý các điểm sau: Làm cho mọi thành viên hiểu rằng ai cũng có trách nhiệm đóng góp ý kiến, thử thực hiện các đề xuất không gây hại gì, luôn tôn trọng ý kiến của người khác, luôn nhớ rằng mỗi người có cách nghĩ khác nhau.
Mỗi cá nhân sẽ có những biểu hiện khác nhau khi nhận ý kiến đóng góp hay phê bình. Vì vậy, muốn đưa y kiến cho thành viên khác, trưởng nhóm phải khéo léo làm sao không gây phiền lòng từ các thành viên khác mà họ lại vui vẻ tiếp thu ý kiến của mình. Trưởng nhóm nên nói những cái hay, cái tốt, mặt mạnh trước, bắt đầu nhận xét từ ưu điểm trước sau đó mới tới góp ý phê bình, chú ý phản ứng của người nghe, nếu họ có phản ứng quá khích thì ta tìm giải pháp khác/cơ hội khác/cách khác để trình bày ý kiến.
Thực tế đã chứng minh nhóm thành lập với những mục tiêu chung. Chính vì vậy, từng cá nhân phải tìm hiểu về nhau trong nhóm, tìm hiểu điểm mạnh - yếu của nhau để từ đó cùng nhau thoả thuận quy tắc hoạt động chung cho phù hợp. Người khuyết tật do đặc điểm về dạng tật của mình nên trong sinh hoạt thường ngày hay làm việc, học tập đều cần có sự hỗ trợ. Trong môi trường nhóm, người khuyết tật có điều kiện thuận lợi hơn để tiếp cận thông tin liên quan đến người khuyết tật, các thông tin liên quan đến sự phát triển kinh tế xã hội, cung cấp thêm kiến thức cho bản thân. Sở dĩ như vậy, vì giữa các thành viên trong nhóm có sự tương tác lẫn nhau, phối hợp lẫn nhau.
Tóm lại, những người khuyết tật được can thiệp, tham gia các lớp, nhóm hòa nhập sớm khi trưởng thành khả năng tự lập, có việc làm, lập gia đình riêng cao hơn những người khuyết tật không tham gia can thiệp cũng như không tham gia các nhóm hòa nhập.
KẾT LUẬN – KIẾN NGHI ̣ KẾT LUẬN
Kết luận chính của đề tài dựa trên thông tin thực tế thu thập được qua phỏng vấn nhóm người khuyết tật được chọn ngẫu nhiên từ tất cả 75 gia đình có người khuyết tật ở xã Quất Động và 3 người là đại diện chính quyền xã Quất Động. Trong số người khuyết tật tại xã Quất Động, những người tham gia phỏng vấn nhóm chính là người khuyết tật vận động. Có thể nói, Truyền thông với người khuyết tật tại xã Quất Động huyện Thường Tín chưa hỗ trợ người khuyết tật hòa nhập cộng đồng. Nhận định đưa ra dựa vào các điểm chính sau:
Người khuyết tật là đối tượng tiếp nhận thông tin trong truyền thông với người khuyết tật. Trong nghiên cứu, họ mang những đặc điểm: đang trong độ tuổi lao động, hầu hết đều biết đọc, biết viết, công việc không ổn định, ít có các mối quan hệ xã hội, thường sử dụng phương tiện thông tin đại chúng để phục vụ nhu cầu giải trí. Thông tin đến với họ từ hệ thống nguồn truyền phong phú: từ người thân, hàng xóm, từ cán bộ thôn. Tuy nhiên, nguồn truyền chỉ truyền thông tin theo 1 chiều, dẫn đến người nhận tiếp nhận thông tin máy móc, không hiểu bản chất của thông tin nên họ không thể nhớ được thông tin ấy chính xác như thế nào.
Kênh truyền thông chính là thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, truyền thông trực tiếp 1 -1 . Phương tiện truyền thông đại chúng là kênh truyền thông hiệu quả nhất (loại trừ qua loa phát thanh thôn, xã). Với những người tự tìm hiểu thông tin thì họ thích lấy thông tin từ tạp chí “Nắng xuân”, với những người thụ động không tự tìm hiểu thông tin thì họ rất quan tâm tới những thông tin mà cán bộ thôn cung cấp. Có thể, chính vì cách lấy thông tin như vậy làm cho quá trình truyền thông với người khuyết tật kém hiệu quả.
Thông tin mà người khuyết tật nhớ được liên quan tới trợ cấp xã hội cho người khuyết tật, hỗ trợ học nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật, hỗ trợ tham gia giao thông cho người khuyết tật, luật người khuyết tật. Thông tin không được xây dựng thành thông điệp, trước khi tới được với người khuyết tật phải qua nhiều
khâu trung gian nên tới được với người khuyết tật thì thông tin không còn giữ được nguyên bản.
Các yếu tố: sức khỏe, khả năng ghi nhớ, tiếng ồn, chất lượng âm thanh của hệ thống loa đài, ngôn ngữ khó hiểu, thái độ của người cung cấp tin làm quá trình tiếp nhận thông tin của người khuyết tật gặp khó khăn. Tuy nhiên yếu tố cản trở tiếp nhận thông tin lớn nhất vẫn là yếu tố con người.
Cảm nhận chung của người khuyết tật là hài lòng với thông tin mà chính quyền xã cung cấp nhưng yếu tố quan trọng nhất để xác định truyền thông có hiệu quả hay không là sự phản hồi thì không thể hiện rõ ràng, chưa được sự quan tâm của cả người nhận lẫn nguồn phát.
Như thế, người khuyết tật tại xã Quất Động đã nhận được sự hỗ trợ về thông tin qua các hình thức truyền thông với người khuyết tật. Truyền thông với người khuyết tật có cung cấp thông thông tin để người khuyết tật hòa nhập xã hội. Nhưng, thông tin cung cấp tới người khuyết tật mới chỉ mang tính hỗ trợ hòa nhập về kinh tế chưa đưa tới thông tin toàn diện về các khía cạnh khác của xã hội: văn hóa, giáo dục, y tế, chính trị. Người khuyết tật cho thấy sự hài lòng với các thông tin mà họ biết. Tuy nhiên, họ lại không thực sự hiểu rõ về thông tin mà họ có. Nguyên nhân do cả người truyền thông và người khuyết tật chưa thật sự hiểu hết về hòa nhập người khuyết tật, chưa hiểu về lợi ích thật sự của thông tin có liên quan tới tạo quyền và thực hiện quyền của người khuyết tật trong cộng đồng.
Nhân viên xã hội có vai trò quan trọng trong truyền thông với người khuyết tật. Trong truyền thông với người khuyết tật, nhân viên xã hội đóng vai trò là người cung cấp kỹ năng, phối hợp các nguồn lực khác của địa phương để cung cấp thông tin cho người khuyết tật kịp thời, chính xác. Mặt khác, nhân viên xã hội là người hiểu và giúp người khác hiểu về hòa nhập người khuyết tật. Từ đó, người không khuyết tật biết cách giao tiếp trong truyền thông và hỗ trợ người khuyết tật hòa nhập xã hội.
nên thông tin đưa tới người khuyết tật không thể phong phú, quá trình truyền thông với người khuyết tật không được đầy đủ và đảm bảo. Để truyền thông với người khuyết tật hỗ trợ hòa nhập người khuyết tật tại xã Quất Động đạt hiệu quả thì việc thành lập Hội Người khuyết tật, có nhân viên xã hô ̣i làm viê ̣c với người khuyết tâ ̣t và thành lập nhóm bạn người khuyết tật là việc làm cần thiết.
KIẾN NGHI ̣
Hiểu rõ và nâng cao hiê ̣u quả của hoa ̣t đô ̣ng truyền thông với người khuyết tâ ̣t là nhiê ̣m vu ̣ quan tro ̣ng trong thực hiê ̣n mu ̣c tiêu đảm bảo an sinh xã hô ̣i của người dân trong lĩnh vực công tác xã hô ̣i ta ̣i đi ̣a phương nói chung và của Hô ̣i Chữ thâ ̣p đỏ xã Quất Đô ̣ng nói riêng.
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng truyền thông với người khuyết tâ ̣t , nghiên cứu đã tổng hợp và đề xuất một số giải pháp với hy vọng những giải pháp này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình truyền thông với người khuyết tật . Để những giải pháp được đưa vào thực tế, tôi đưa ra mô ̣t số kiến nghi ̣ sau:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thường Tín và xã Quất Động cần tạo điều kiê ̣n cho viê ̣c thành lâ ̣p Hô ̣i người khuyết tâ ̣t xã ta ̣o điều kiê ̣n để Ban Vâ ̣n đô ̣ng lâ m thời Hô ̣i Người khuyết tâ ̣t hoa ̣t đô ̣ng ta ̣i đi ̣a phương , từ đó đẩy nhanh tiến đô ̣ thành lâ ̣p Hô ̣i Người khuyết tâ ̣t của huyê ̣n và xã.
Xã Quất Động cần tạo điều kiện để cán bộ phụ trách mảng văn hóa thông tin , cán bộ phụ trá ch người khuyết tâ ̣t ta ̣i xã tham dự các lớp tâ ̣p huấn về truyền thông , xây dựng thông điê ̣p trong truyền thông với người khuyết tâ ̣t .
Lồng ghép truyền thông với người khuyết tâ ̣t trong các cuô ̣c ho ̣p , thảo luận chuyên đề về chính sách văn hóa, kinh tế, xã hội, thảo luận thu nhận các đóng góp ý kiến xây dựng nông thôn mới.
Quá trình xây dựng nông thôn mới tại xã Quất Động đang được tiến hành nhanh chóng. Đây là tiền đề ta ̣o đô ̣ng lực để Hô ̣i Chữ thập đỏ, các cán bộ phụ trách người khuyết tâ ̣t hỗ trợ những người khuyết tâ ̣t ta ̣i đi ̣a phương cùng tham gia xây dựng quê hương ngày mô ̣t công bằng, tiến bô ̣, giàu đẹp hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban điều phối các hoạt động hỗ trợ người tàn tật Việt Nam (2010), Báo cáo