Các yếu tố của truyền thông

Một phần của tài liệu Truyền thông với người khuyết tật (Nghiên cứu trường hợp tại xã Quất Động, huyện Thường Tín, Hà Nội từ tháng 10 2012 đến tháng 7-2013 (Trang 25)

8. Phƣơng pháp nghiên cứu

1.2.1.2 Các yếu tố của truyền thông

Có nhiều cách phân loại khác nhau nhưng tựu chung lại, các yếu tố trong truyền thông bao gồm: Nguồn/ người phát, người nhận, thông điệp, kênh truyền thông, nhiễu, sự phản hồi.

Nguồn cung cấp thông tin là một cá nhân nhưng cũng có thể là một sự kiện tác động. Trong trao đổi giữa 2 người mỗi bên vừa là nguồn phát vừa là người nhận tin.

Người nhận có sự quan tâm, hiểu được giá trị của thông điệp, vượt qua rào cản tâm lý, mong muốn giải quyết vấn đề, có thông tin phản hồi chính xác, thể hiện mong đợi tiếp nhận thông tin, có điều kiện tiếp nhận thông tin. Tùy theo trình độ mà thông tin truyền tải được tiếp nhận theo những cách khác nhau, cấp độ khác nhau. Người nhận là đối tượng chính, là người được cung cấp thông tin.

Thông điệp (nội dung thông tin) là yếu tố quan trọng trong quá trình truyền thông. Thông điệp gồm 2 loại là: thông điệp muốn truyền đạt và thông điệp nhận được. Thông điệp muốn truyền đạt chính là những ý tưởng, cảm xúc mà người phát muốn cho người nhận biết và hiểu chính xác. Tùy hoàn cảnh, khả năng, trình độ, khả năng truyền đạt của từng người rất khác nhau. Thông điệp nhận được là điều mà người nhận nghe, thấy, sờ, ngửi hay nếm và giải mã. Do sự khác biệt về nhân cách, khả năng, kinh nghiệm, trình độ của người phát và người nhận, sự khác biệt giữa thông điệp muốn phát ra và thông được nhận được mà thông điệp nhận được và thông điệp muốn truyền đạt có sự khác nhau. Thông điệp được truyền đi thông qua ngôn từ, chữ viết, cử chỉ, ánh mắt, nụ cười, đồ vật, cách sử dụng không gian và thời gian. Thông điệp không thể không có thông tin.

Thông điệp và thông tin trong truyền thông luôn đi kèm với nhau. Nếu như thông điệp là cái bản chất thì thông tin là vỏ bao bọc bản chất đó. Thông tin càng cụ thể chi tiết, thông điệp có được càng dễ hiểu. Thông tin là kiến thức, kiến thức là quyền lực, trao đổi kiến thức là quá trình tạo quyền (nâng cao vị thế) [16,tr.3]

Thứ nhất, thông tin có nghĩa là thu thập các sự kiện thực tế về những điều chúng ta muốn biết. Theo Anthony Gidden – một nhà xã hội học người Anh, đồng thời là giám đốc của trường đại học kinh tế Luân – đôn đã đề xuất trong rất nhiều bài báo và bài giảng của mình là “thông tin đã giúp chúng ta có thể nhìn nhận thế

giới như ngôi làng toàn cầu” [16,tr.5]. Tốc độ trao đổi thông tin hiện nay trên thế giới thông qua hệ thống vệ tinh đã làm thay đổi rất nhiều những nhu cầu và mong muốn của người dân. Thông tin có tính chất quyết định tạo nên dân chủ trong các xã hội hiện đại.

Thứ hai, người dân bị thiếu thông tin thì họ sẽ không có quyền lực và thiếu đi sự lựa chọn trong vấn đề làm thế nào để có thể cải thiện được cuộc sống của họ, hoặc làm thế nào để điều khiển được những sự việ xảy đến với họ. Khi người dân có được thông tin, họ trở thành người có quyền lực và có thể đưa ra những quyết định không những để nâng cao cuộc sống của chính mình, mà còn cải thiện được cuộc sống của những người dân khác, nghèo hơn và quyền lực thấp kém hơn họ [16, tr.6].

Thứ ba, chất lượng thông tin và cách sử dụng thông tin đều mang tính chất quyết định sự thành công từ lúc bắt tay triển khai thiết kế chương trình, hoạt động và duy trì. Nếu đơn thuần chỉ có thông tin thì không thể tạo ra mối quan hệ hợp tác cộng sự [16, tr.7].

Kênh truyền thông là các phương tiện, con đường, cách thức chuyển tải thông điệp từ nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận. Các kênh này hình thành bằng những phương tiện kỹ thuật. Việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật để truyền bá thông tin đã chuyển giao tiếp của con người thành giao tiếp đại chúng. [2,tr.8]

Nhiễu là yếu tố gây ra sự sai lệch không được dự tính trước trong quá trình truyền thông (tiếng ồn, tin đồn, các yếu tố tâm lý, kỹ thuật…) dẫn đến tình trạng thông điệp, thông tin bị sai lệch. Trong quá trình truyền thông, nguồn phát và đối tượng tiếp nhận có thể đổi chỗ cho nhau, tương tác và đan xen vào nhau. Về mặt thời gian, nguồn phát thực hiện hành vi khởi phát quá trình truyền thông trước.

Sự phản hồi trong quá trình truyền thông, người nhận luôn có sự đáp ứng lại với nguồn phát. Trong lĩnh vực thông tin, sự phân chia giữa người truyền tin và người nhận là rất tương đối và thường diễn ra đồng thời. Phản hồi là dòng chảy của thông tin từ nguồn tin đến nơi nhận và ngược lại. Dòng phản hồi chỉ hình thành khi người nhận giải mã được thông tin và người cung cấp thông tin đáp ứng nhu cầu

thông tin của người nhận. Phản hồi là yếu tố quan trọng nhất của quá trình truyền thông, đây là một chu trình khép kín và được thể hiện ở các khía cạnh sau: [10, tr.6]

Quá trình truyền thông giữa con người bao giờ cũng diễn ra trong môi trường xã hội. Do đó, liên kết xã hội là nhân tố quan trọng để thu hút các cá nhân và các nhóm xã hội vào dòng thông tin. Thông tin được chia thành ba loại: rất cần thiết – có thể cần thiết – không cần thiết. Ba loại thông tin này quy định nhu cầu tiếp nhận thông tin của công chúng trên ba cấp độ: rất quan tâm – có quan tâm – không quan tâm.

Trong hoạt động truyền thông có thể xảy ra hiện tượng không có phản hồi. Nghĩa là các thông tin phát ra không tạo nên sự quan tâm của công chúng. Vì vậy, thang đo về sự phản hồi là một chỉ báo cho thấy hiệu quả của hoạt động của các phương tiện truyền thông đại chúng trong việc hình thành và thể hiện dư luận xã hội.

Một phần của tài liệu Truyền thông với người khuyết tật (Nghiên cứu trường hợp tại xã Quất Động, huyện Thường Tín, Hà Nội từ tháng 10 2012 đến tháng 7-2013 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)