Nguồn truyền

Một phần của tài liệu Truyền thông với người khuyết tật (Nghiên cứu trường hợp tại xã Quất Động, huyện Thường Tín, Hà Nội từ tháng 10 2012 đến tháng 7-2013 (Trang 49)

8. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1.2 Nguồn truyền

Nguồn truyền trong truyền thông với người khuyết tật theo phỏng vấn nhóm người khuyết tật rất phong phú, đó là: từ người thân, từ hàng xóm, từ cán bộ thôn.

Xã Quất Động trước kia là nơi có nghề thêu rất phát triển, nhưng do cơ chế của nền kinh tế thị trường, nghề thêu không thể nuôi sống được người dân nơi đây nên từ lâu nhiều người dân trong xã bỏ nghề thêu chuyển sang làm nông nghiệp, cấy lúa và làm công nhân trong khu công nghiệp nhỏ Quất Động. Theo thời gian, cuộc sống của làng quê đã thay đổi nhưng nếp sống của những con người nơi đây còn khá khép kín nên việc đưa thông tin đến trực tiếp với người khuyết tật còn nhiều khó khăn.

Người khuyết tật vận động do việc di chuyển đi lại khó khăn nên việc họ biết thông tin từ người thân là chủ yếu. Trong nhiều trường hợp người khuyết tật mặc cảm với khiếm khuyết của cơ thể, người nhà của họ không yên tâm để người khuyết tật đi một mình cũng như không có thời gian để đưa người khuyết tật đi thì người khuyết tật không thể đi tới tham gia cuộc hội thảo. Thông tin đến với họ phải vòng qua nhiều đối tượng khác trước khi đến được với chính họ.

Mẹ em đi họp về rồi nói cho em biết thông tin liên quan tới người khuyết tật” (Người khuyết tâ ̣t nữ số 5, nhóm người khuyết tật xã Quất Động)

Người khuyết tật thường xuyên ở nhà, họ không có nhiều cơ hội để tiếp xúc với thế giới bên ngoài, do đó thông tin mà họ có được chỉ có thể từ người nhà, qua những người hàng xóm hoặc qua nghe hệ thống loa truyền thanh của thôn, qua việc xem các chương trình truyền hình trên ti vi, hay biết được qua những lần thăm hỏi, thông báo của cán bộ thôn xóm.

“Em thấy hàng xóm người ta nói chuyện có nhắc đến người khuyết tật, người ta nói lại cho em biết” (Người khuyết tâ ̣t nữ số 11, nhóm người khuyết tật xã Quất Động).

Trong hệ thống nguồn truyền tới người khuyết tật tại xã, nguồn thông tin mà người khuyết tật biết được do cán bộ Hội Chữ thập đỏ được đưa ra rất cụ thể.

“Em biết thông tin liên quan tới người khuyết tật từ Hội Chữ thập đỏ. Mười mấy năm em không ra ngoài. Đầu tiên, các chị Chữ thập đỏ đến thăm sau đó giác ngộ cho em, hướng dẫn em tham gia các chương trình có người khuyết tật để em giao lưu với người khuyết tật”. (Người khuyết tâ ̣t nữ số 21, nhóm người khuyết tật thôn xã Quất Động)

“Tôi biết thông tin liên quan tới người khuyết tật từ các chị Chữ thập đỏ”.

(Người khuyết tâ ̣t nữ số 8, nhóm người khuyết xã Quất Động)

Cán bộ chữ thập đỏ tại xã Quất Động đóng vai trò làm nòng cốt trong việc gặp gỡ, tiếp xúc, trao đổi thông tin tới người khuyết tật. Do xã không có cán bộ công tác xã hội chuyên làm việc với người khuyết tật nên người cán bộ chữ thập đỏ không chỉ đóng vai trò là người đi vận động nguồn lực giúp đỡ nhóm người yếu thế trong xã hội mà còn đóng vai trò là người cán bộ công tác xã hội.

Ông D – Phó chủ tịch UBND xã Quất Động đã khẳng định trong cuộc phỏng vấn sâu “Truyền thông với người khuyết tật thì cũng giống như các công việc liên quan tới người khuyết tật, UBND xã giao Hội Chữ thập đỏ thường xuyên thực hiện các hoạt động chăm lo đến người khuyết tật, phối hợp với Ban thương binh xã hội của xã mở các lớp cấy nghề cho người khuyết tật, kêu gọi nhà tài trợ, tặng quà cho

người khuyết tật các ngày lễ tết, viết tin bài liên quan đến người khuyết tật để phát trên hệ thống loa truyền thanh của thôn, xã, lồng ghép vấn đề của người khuyết tật với các hoạt động đoàn thể khi có hội nghị…”

Lý thuyết truyền thông điệp cho đối tượng chỉ ra rằng: con người có hai giai đoạn là nhận thức tình cảm và nhận thức lý trí. Muốn người nhận nhớ được thông tin Nguồn phát hướng dẫn, cung cấp thông tin kèm lời giải thích để làm rõ thông tin, làm thông tin trở nên dễ nhớ hơn theo từng giai đoạn khác nhau. Nhưng trên thực tế Người truyền thông với người khuyết tật ở đây là người thân, người hàng xóm, người cán bộ Chữ thập đỏ truyền thông mang tính chất là “rót” thông tin.

Một phần của tài liệu Truyền thông với người khuyết tật (Nghiên cứu trường hợp tại xã Quất Động, huyện Thường Tín, Hà Nội từ tháng 10 2012 đến tháng 7-2013 (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)