Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Truyền thông với người khuyết tật (Nghiên cứu trường hợp tại xã Quất Động, huyện Thường Tín, Hà Nội từ tháng 10 2012 đến tháng 7-2013 (Trang 39)

8. Phƣơng pháp nghiên cứu

1.4Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

1.4.1 Đặc điểm chung

Xã Quất Động thuộc huyện Thường Tín, Hà Nội. Đây là một xã ở phía nam của huyện Thường Tín, cách trung tâm huyện 5km. Vị trí địa lý có nhiều thuận lợi, xã nằm trên trục đường quốc lộ 1A cũ và trên tuyến đường giao thông liên xã, tuyến đường được kiên cố hoá tạo điều kiện cho việc tham gia giao thông, buôn bán .

Toàn xã có tổng diện tích đất tự nhiên là 776,3 ha. Trong đó: Đất nông nghiệp: 396,3 ha ( chiếm 51,04%); Đất chuyên dùng: 65,3 ha (chiếm 8,41%); Đất ở: 313,6 ha ( chiếm 40,39%); Đất chưa sử dụng: 1,1ha (chiếm 0,16%). Đất đai ở xã là đất được phù sa cổ các sông bồi đắp thích hợp cho việc trồng lúa và các cây hoa màu như ngô, lạc…

Trên địa bàn xã không có hệ thống sông lớn nào chảy qua nhưng lại có hệ thống kênh mương được bê tông hóa luôn cung cấp nước tương đối đầy đủ cho việc sản xuất nông nghiệp.

Với số nhân khẩu là 7944 người, với 2283 hộ dân chia làm 9 khu dân cư. Trong đó: Số người trong độ tuổi lao động: 4678 người (chiếm 58,88%). Hầu hết, người dân làm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và tham gia lao động tại cụm công nghiệp nhỏ Quất Động.

Tổng thu nhập 9 tháng đầu năm toàn xã đạt 46,075 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người đạt 966.000 đồng/người/tháng; cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch rõ nét, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ thương mại; giảm tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế. Mặc dù trong 6 tháng đầu năm có nhiều biến động bất lợi, do ảnh hưởng của nền kinh tế suy thoái, thời tiết phức tạp xong kết quả đạt được: Nông nghiệp đạt 13,82 tỷ đồng (30% kế hoạch năm) – Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 19,35 tỷ đồng (42% kế hoạch năm) – Thương mại dịch vụ đạt 12,9 tỷ đồng (28% kế hoạch năm).

Trong 9 tháng đầu năm 2013, toàn xã đã tiền hành dồn điền đổi thửa tại cụm dân cư số 1 thông Quất Động, diện tích 331.729.900 m2. Năng suất lúa đạt 191 kg/sào. Sản lượng thóc đạt 1.108 tấn. Trồng dưa chuột, bầu, bí, mướp, khoai đã cho thu lợi mỗi sào đạt 3,5 triệu đồng/sào. Thu nhập từ trồng trọt, toàn xã ước đạt 3,975 triệu đồng/sào.

Trong những năm gần đây, xã chú trọng phát triển, khuyến khích và tạo điều kiện cho các hộ gia đình làm may, sản xuất tranh thêu truyền thông để phục vụ nhu cầu người dân trong nước và xuất khẩu nước ngoài, tạo việc làm cho lao động tại địa phương. Trong 6 tháng đầu năm, xã đã tổ chức 6 lớp cấy nghề may, thêu cho lao động nữ trong độ tuổi lao động .

Đầu tư cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp góp phần chuyển đổi cơ cấu và tăng năng suất cây trồng. Bước đầu ứng dụng có hiệu quả hoạt động thông tin khoa học trong lĩnh vực quản lý nhà

nước, hoạt động bưu chính viễn thông, xây dựng mạng lưới thông tin diện rộng, mạng nội bộ, mạng internet ở cơ quan lãnh đạo xã.

Thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra thực hiện luật bảo vệ môi trường; chú trọng công tác kiểm tra phương tiện đo lường, kiểm tra chất lượng hàng hóa, vệ sinh, an toàn thực phẩm…

Năm học 2012 – 2013, toàn xã có 1333 học sinh, trong đó: 314 học sinh trung học cơ sở; 572 học sinh tiểu học; 447 học sinh mầm non. Các trường chú trọng vào nâng cao điều kiện cơ sở vật chất cũng như chất lượng dạy học, thực hiện nghiêm túc chương trình, quy định trong kế hoạch giáo dục của huyện.

1.4.2 Đặc điểm về ngƣời khuyết tật xã Quất Động

Xã Quất Động có dân số 7944 người, trong đó có 225 người khuyết tật (115 nam và 110 nữ) chiếm tỷ lệ 3.66% trên tổng số dân cư toàn xã. Loại khuyết tật chủ yếu là khuyết tật vận động và khuyết tật nhìn, tập trung chủ yếu ở nam giới. Số người khuyết tật trong độ tuổi lao động chiếm đa số (128/225 người). Trong số 225 người khuyết tật tại địa phương, số người khuyết tật không được đi học lên đến 116 người.

Hầu hết người khuyết tật đều thuộc hộ nghèo, cận nghèo và chưa có việc làm ổn định. Xã có làng nghề thêu truyền thống nổi tiếng. Ngoài ra, xã có cụm công nghiệp Quất Động đang hoạt động hiệu quả nhưng người khuyết tật tại địa phương không tham gia làm việc trong cụm công nghiệp này. Các loại công việc điển hình của người khuyết tật chủ yếu là nghề thủ công: Thêu, quấn vàng mã. Cả người khuyết tật nam và nữ đều có thể thêu rối, quấn vàng mã. Một số người khuyết tật có tay nghề thêu giỏi đảm nhận phần thêu tỉa và tan màu làm sản phẩm sinh động giống như thật trong các cơ sở thêu truyền thống. Nhưng thu nhập của người khuyết tật có được từ các công việc trên đều rất bấp bênh.

Người khuyết tật sống chủ yếu dựa vào gia đình, một số người khuyết tật nam may mắn xây dựng được gia đình và sống hạnh phúc. Bên cạnh những người nữ khuyết tật ở một mình hoặc ở với bố mẹ thì một số người khuyết tật nữ có con nhưng không có chồng do người chồng bỏ đi hay ly dị.

Sự hòa nhập của họ với các hoạt động xã hội là rất thấp, chỉ bó hẹp trong gia đình và làng xóm lân cận. Chính quyền địa phương cũng đã có những biện pháp để giúp đỡ người khuyết tật hòa nhập xã hội, nhưng những biện pháp đó mới chỉ dừng ở việc đưa người khuyết tật có thể tự phát triển kinh tế cho bản thân như: mở rộng cho các đối tượng vay vốn, liên hệ với các trung tâm dạy nghề để đào tạo việc làm cho người khuyết tật, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người khuyết tật chưa quan tâm đến hòa nhập xã hội cho người khuyết tật.

Hiện tại, xã Quất Động cũng như huyện Thường Tín chưa có tổ chức riêng của người khuyết tật nói chung mà chỉ có Hội người mù huyện Thường Tín và Hội người mù tại các xã. Phụ trách người khuyết tật nói chung tại xã Quất Động được giao cho phòng lao động thương binh xã hội xã và Hội Chữ thập đỏ thôn, xã phụ trách trực tiếp.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG TRUYỀN THÔNG VỚI NGƢỜI KHUYẾT TẬT TẠI XÃ QUẤT ĐỘNG, HUYỆN THƢỜNG TÍN, HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Truyền thông với người khuyết tật (Nghiên cứu trường hợp tại xã Quất Động, huyện Thường Tín, Hà Nội từ tháng 10 2012 đến tháng 7-2013 (Trang 39)