8. Phƣơng pháp nghiên cứu
1.3.2 Một số văn bản trong nước
Luật người khuyết tật có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2011. Luật quy định tương đối đầy đủ, toàn diện về người khuyết tật, về quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật; trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và xã hội đối với người khuyết tật. Điều 13 quy định rõ về truyền thông, thông tin, giáo dục về vấn đề khuyết tật: mục đích của truyền thông về vấn đề người khuyết tật, các nội dung thông tin – truyền thông – giáo dục với người khuyết tật, yêu cầu về thông tin – truyền thông – giáo dục với người khuyết tật, trách nhiệm thông tin - truyền thông – giáo dục về vấn đề khuyết tật.
Thông tin và truyền thông có vai trò quan trọng hỗ trợ người khuyết tật hoà nhập với cộng đồng, tăng cường khả năng tìm kiếm việc làm và cơ hội việc làm. Năm 2006, Việt Nam đã ban hành Luật Công nghệ thông tin, tại khoản 6, điều 5 của
Luật nêu rõ: “có chính sách ưu đãi để tổ chức, cá nhân có hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin đối với nông nghiệp, nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người có hoàn cảnh khó khăn”. Ngoài ra, Thông tư số 28/2009/TT-BTTTT ngày 14/9/2009 của Bộ Thông tin và Truyền thông, quy định về việc áp dụng Tiêu chuẩn, công nghệ hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 – 2020 được chính phủ phê duyêt và ban hành với mục đích hỗ trợ người khuyết tật phát huy khả năng của mình để đáp ứng nhu cầu bản thân; tạo điều kiện để người khuyết tật vươn lên tham gia bình đẳng vào các hoạt động kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng cộng đồng và xã hội. Để thực hiện mục đích trên, đề án có đưa ra các hoạt động chủ yếu là: Phát hiện, can thiệp sớm, phẫu thuật chỉnh hình và cung cấp dụng cụ trợ giúp cho người khuyết tật; Trợ giúp tiếp cận giáo dục; Dạy nghề, tạo việc làm; Trợ giúp tiếp cận và sử dụng các công trình xây dựng; Trợ giúp tiếp cận và tham gia giao thông; Trợ giúp tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông; Trợ giúp pháp lý; Nâng cao nhận thức, năng lực chăm sóc, hỗ trợ người khuyết tật và giám sát đánh giá.