Các nhân tố tác động bên ngoài

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện văn hoá Công ty cổ phần T&T (Trang 49)

5 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

2.2.2 Các nhân tố tác động bên ngoài

- Văn hoá dân tộc.

Văn hóa doanh nghiệp là một bộ phận của văn hoá dân tộc, văn hoá xã hội. Vì vậy sự phản chiếu của văn hoá dân tộc, văn hoá xã hội lên nền văn hóa doanh nghiệp là một điều tất yếu. Mỗi cá nhân trong một nền văn hóa doanh nghiệp đều phụ thuộc vào một nền văn hoá dân tộc cụ thể, với một phần nhân cách tuân theo các giá trị văn hoá dân tộc. Nó chi phối mọi tư tưởng của người chịu ảnh hưởng dưới nền văn hóa ấy. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến tác động của văn hóa doanh nghiệp đến đời sống doanh nghiệp, song được biết đến nhiều nhất là công trình của Geert Hofstede, chuyên gia tâm lý học người Hà Lan với thành công của cuốn sách “Những ảnh hưởng của văn hoá” (Culture’s consequences) vào năm 1978. Cuốn sách này đề cập tới những tác động của văn hoá đến các tổ chức thông qua một mô hình gọi là “Mô hình Hofstede”, cụ thể là tính đối lập giữa chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể ở các danh nghiệp thuộc các nước khác nhau: Trong nền văn hoá mà chủ nghĩa cá nhân được coi trọng, quan niệm cá nhân hành động vì lợi ích của bản thân hoặc của những người thân trong gia đình rất phổ biến. Nền văn hoá coi trọng chủ nghĩa tập thể, ngược lại, quan niệm con người theo quan hệ huyết thống hay nghề nghiệp thuộc về một tổ chức có liên kết chặt chẽ với nhau, trong đó tổ chức chăm lo cho lợi ích của các cá nhân. Bàn về mức độ thể hiện tính đối lập giữa chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể ở các danh nghiệp thuộc các nước khác

nhau, Hofstede phân ra hai nhóm: Nhóm mức độ cao, nhóm mức độ thấp. Ở nhóm mức độ thấp (Vênêzuela, Côlômbia, Hy Lạp…) có một số đặc điểm như: Công ty giống như gia đình, các thông lệ được xây dựng dựa trên lòng trung thành, ý thức nghĩa vụ, và sự tham gia theo nhóm. Ở nhóm mức độ cao (Mỹ, Anh, Hà Lan…) có một số đặc điểm như: Công ty mang tính chất sang tạo, nhân viên bảo vệ lợi ích riêng của họ, các thông lệ được xây dựng để khuyến khích sự sáng tạo cá nhân. Trong nền văn hoá mà thiên về cá nhân thì quan niệm cá nhân hành động vì lợi ích của bản thân hoặc của những người thân trong gia đình rất phổ biến. Nền văn hoá thiên về chủ nghĩa tập thể thì quan niệm con người theo quan hệ huyết thống hay nghề nghiệp thuộc về một tổ chức có liên kết chặt chẽ với nhau, trong đó tổ chức chăm lo cho lợi ích của các cá nhân.

Một ví dụ là cả văn phòng có thể đi ăn trưa cùng nhau, những mỗi người sẽ tự gọi đồ ăn và tự trả tiền. Nếu một ai đó trả tiền thay cho người khác, người được trả tiền sẽ nghĩ đó là một món nợ vì vậy họ tìm cách mua trả lại một món ăn khác hoặc phải tìm thời gian thích hợp để trả nợ . Cá nhân hành động và ứng xử theo lợi ích của tổ chức đó là sự “phân cấp quyền lực”: Trong một quốc gia, biểu hiện dễ thấy nhất của sự phân cấp quyền lực là chênh lệch về thu nhập giữa các thành viên và mối quan hệ độc lập hay phụ thuộc lẫn nhau. Trong một công ty, ngoài các yếu tố trên, sự phân cấp quyền lực còn có thể nhận biết thông qua các biểu tượng của địa vị (tiêu chuẩn dùng xe công ty, có tài xế riêng, được trang bị điện thoại di động), việc gặp gỡ lãnh đạo dễ hay khó bên cạnh tính đối lập giữa chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể. Hofstede đề cập đến một biến số khác là sự “phân cấp quyền lực”. Nền văn hoá nào cũng có sự phân cấp quyền lực bởi thực tế các cá nhân trong một xã hội không thể giống nhau hoàn toàn về thể chất, trí tụê và năng lực. Tuy nhiên, mức độ chấp nhận sự phân chia không cân bằng về quyền lực của các thành viên trong những nền văn hoá khác nhau lại không giống nhau. Do vậy việc tìm hiểu biến số này cần tập chung vào việc so sánh mức độ chấp nhận sự phân cấp quyền lực giữa các nền văn hoá. Hofstede cũng chia ra hai mức độ : thấp và cao. Mức độ thấp (Úc, Đan Mạch, Thuỵ Điển, Na Uy…) có đặc điểm: Tập trung hoá

thấp, mức độ phân cấp quyền lực ít hơn, sự khác biệt trong hệ thống lương bổng ít hơn, lao động chân tay được đánh giá ngang bằng với lao động trí óc. Mức độ cao (Philipine, Mêhicô, Ấn Độ, Brasil…) có đặc điểm: Tập trung hoá cao hơn, mức độ phân cấp quyền lực nhiều hơn, có nhiều cấp lãnh đạo hơn, lao động trí óc được đánh giá cao hơn lao động chân tay.

Ví dụ, một người phụ trách bán hàng tại một công ty đa quốc gia ở Mỹ có quyền quyết định bán hàng sang thị trường nào, quyết định bán ở mức giá nào và cho khách hàng nào nhưng họ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước các quyết định của mình. Nếu có vấn đề gì xảy ra họ phải tự mình giải quyết chứ không thể chuyển giao sang người khác và chịu trách nhiệm trước công ty về các hậu quả (nếu có), mối quan hệ giữa giới tính và vai trò của từng giới trong công việc: Nhật Bản là nước có chỉ số nam quyền lớn nhất (95/100). Biểu hiện tiêu biểu là phụ nữ Nhật Bản, đặc biệt là những người đã lập gia đình, rất khi hiếm khi đi làm và nếu có họ hầu như không có cơ hội thăng tiến, công việc của họ chủ yếu là công việc bàn giấy thông thường, không đòi hỏi trách nhiệm và cố gắng cao. Ngược lại, có những nền văn hoá đề cao nữ quyền như Thuỵ Điển (5/100), Na Uy (8/100). Tại những nước này có rất ít sự phân biệt giữa nam và nữ trong công việc. Do đó, có không ít phụ nữ thành đạt và chiếm vị trí cao trong công ty, thậm chí làm chủ Doanh nghiệp ở các quốc gia trên. Biến số này phản ánh mối quan hệ giữa giới tính và vai trò của từng giới trong công việc. Trong môi trường nam quyền, vai trò của giới tính rất được coi trọng (đồng nghĩa với việc phân biệt giữa nam và nữ).Nền văn hoá chịu sự chi phối của các giá trị nam tính truyền thống như: Sự thành đạt, quyền lực, tính quyết đoán…sẽ có những biểu hiện: Với thiên nhiên thì muốn chinh phục, với mọi người thì thiên về bạo lực, với môi trường xã hôi thì là độc tôn…Điều này có xu hướng ngược lại trong nền văn hoá bị chi phối bởi các giá trị nữ quyền.

Nghiên cứu của Hofstede đưa ra những phát hiện khá thú vị về tính đối lập giữa nam quyền và nữ quyền thể hiện trong VHDN ở các công ty thuộc các quốc gia khác nhau:

- Các nước nam quyền không chi phối (Thuỵ Điển, Đan Mạch, Phần Lan…): Sự phân biệt giới tính không đáng kể, số phụ nữ tham gia vào công việc chuyên môn tương đương nam giới, các kỹ năng trong giao tiếp được chú trọng, không chỉ những phần thưởng vật chất mà những khích lệ về mặt tinh thần-xã hội cũng được chú trọng.

- Các nước nam quyền chi phối (Nhật Bản, Úc, Italia, …): Sự khác biệt giới tính rất rõ nét, số phụ nữ làm công việc chuyên môn ít hơn, sự quyết thắng cạnh tranh và công bằng được chú trọng, công việc được coi là mối quan tâm chính của cuộc sống.

Theo nghiên cứu của Hofstede, Nhật Bản là nước có chỉ số nam quyền lớn nhất (95/100). Biểu hiện tiêu biểu là phụ nữ Nhật Bản, đặc biệt là những người đã lập gia đình, rất khi hiếm khi đi làm và nếu có họ hầu như không có cơ hội thăng tiến, công việc của họ chủ yếu là công việc bàn giấy thông thường, không đòi hỏi trách nhiệm và cố gắng cao. Ngược lại, có những nền văn hoá đề cao nữ quyền như Thuỵ Điển (5/100), Na Uy (8/100). Tại những nước này có rất ít sự phân biệt giữa nam và nữ trong công việc. Do đó, có không ít phụ nữ thành đạt và chiếm vị trí cao trong công ty, thậm chí làm chủ Doanh nghiệp ở các quốc gia trên.

- Môi trường kinh doanh

Môi trường kinh doanh là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn tới văn hóa của doanh nghiệp bởi những cơ chế, chính sách, hoạt động của bộ máy nhà nước... là những rào cản nhất định đối với doanh nghiệp. Tác động tiêu cực lớn nhất của cơ chế thị trường đến văn hóa doanh nghiệp chính là sự chao đảo các hệ thống giá trị trong mỗi con người nói riêng và xã hội nói chung. Trong một thời gian dài, cả xã hội Việt Nam không có tâm lí coi trọng những người giàu và đặc biệt là giới kinh doanh. Nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp không được đào tạo cơ bản nên có nhiều hạn chế về kiến thức và trình độ. Do vậy, khi cơ hội được đặt vào tay họ mà trình độ và đạo đức không có thì dễ dàng nảy sinh những tham vọng vô hạn.

Luật và các chính sách thuộc môi trường kinh tế thường xuyên thay đổi nên khó có thể giữ được chữ tín, hay viện dẫn những lí do khách quan để khước từ

việc thực hiện cam kết. Nguy hại ở chỗ, đây lại trở thành lí do để các cá nhân hoặc Doanh nghiệp chống chế với những sai sót. Bản thân một số doanh nhân còn mặc cảm với trạng thái tâm lí coi thường nghề kinh doanh trong lịch sử dân tộc. Với trạng thái đó họ chưa thực sự tự tin và mạnh dạn dồn hết sức lực và trí tuệ của mình, và chưa động viên người khác cùng hợp sức đầu tư phát triển quy mô lớn và dài hạn.

- Quá trình toàn cầu hoá

Quá trình toàn cầu hóa mở ra, các nền kinh tế ngày càng phụ thuộc lẫn nhau, tạo môi trường tốt cho doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn. Nó giúp cho doanh nhân có thể phát huy khả năng, sự sáng tạo, trình độ của mình đưa doanh nghiệp vững bước, phù hợp với yêu cầu của thị trường. Nhờ có quá trình toàn cầu hóa, văn hóa doanh nghiệp càng được thêm phong phú, giao lưu với nền văn hóa khác, bổ sung thêm giá trị mới, chấp nhận để cùng nhau phát triển. Điều này thúc đẩy quá trình luân chuyển vốn và công nghệ, mở rộng thị trường, khơi dậy giá trị văn hóa truyền thống với các nước bạn. Tuy nhiên, quá trình toàn cầu hóa cảng thúc đẩy nhanh thì sự cạnh tranh càng trở nên gay gắt, đòi hỏi doanh nghiệp phải tự khai thác nền văn hóa thế mạnh của mình vì càng biến đổi nhanh các chuẩn mực văn hoá lên cao, điều đó đòi hỏi các chủ thể phải xây dựng được nền văn hoá có tính thích nghi, có sự tin cậy cao độ để cạnh tranh thành công. Bên cạnh đó, chính các công ty lớn khi vào thị trường mỗi nước cũng tìm cách tiếp thu những tinh hoa văn hóa địa phương để dễ dàng thâm nhập thị trường, lấy được lòng tin của người tiêu dùng, qua đó làm giàu và sâu sắc thêm bản sắc kinh doanh của các doanh nghiệp.

- Sự khác biệt và sự giao lưu văn hoá:

Như chúng ta đã biết, mỗi nền văn hóa có một bản sắc riêng, không bao giờ có chuyện các quốc gia hay chủ thể kinh doanh đều có chung một kiểu văn hóa thuần nhất. Mỗi một chủ thể đều có những ưu điểm trong cách quản lí, bên cạnh đó cũng có cái nhược điểm. Điều quan trọng là chủ thể phải biết khắc phục nhược điểm, tiếp thu cái mới để thay đổi đồng thời phát huy cái cũ tốt đẹp sẵn có. Đó chính là sự giao thoa, giao lưu văn hóa giữa các chủ thể, để thu về cái lợi vô hình. Ví dụ ở phương

Tây, họ đề cao cái tôi, cái tự do cá nhân, quyền tự do thẳng thắn ở con người thì ở phương Đông, luật lệ lại ràng buộc mỗi cá nhân, nếu đi trái với luật lệ đều là sai trái, không đúng. Vì vậy, trong môi trường kinh doanh ngày nay, sự giao lưu là cần thiết, giúp chủ thể tạo được những bài học, những kinh nghiệm học tập, lựa chọn những khía cạnh tốt để áp dụng vào doanh nghiệp mình, giúp họ hiểu thêm về doanh nghiệp mình và tác động ngược trở lại doanh nghiệp mình.

- Khách hàng

Khách hàng đóng vai trò quan trọng với sự tồn tại của doanh nghiệp bởi nó tạo ra lợi nhuận lâu dài và duy trì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp ấy. Kinh doanh là trao đổi hàng hóa bằng nhiều cách, và đối tượng để trao đổi dó chính là khách hàng. Xã hội càng phát triển thì kéo theo đó hình thức buôn bán càng phát triển, nhiều doanh nghiệp với cách thức quản lí riêng xuất hiện. Lúc đó, khách hàng trở thành “thượng đế”, họ càng có nhiều sự lựa chọn và tự do với sự lựa chọn của mình. Mỗi khách hàng đều có lập trường riêng, quan điểm riêng khi lựa chọn hàng hóa. Tuy nhiên họ không mua sản phẩm thuần túy , họ muốn mua những giá trị, họ đưa ra các quyết định dựa trên bối cảnh văn hóa chứ không đơn thuần có tính chất thiệt hơn.Vì vậy, khách hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng, tác động trực tiếp tới văn hóa kinh doanh của các chủ thể.

7CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện văn hoá Công ty cổ phần T&T (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w