Những giá trị được chấp nhận, được chia sẻ:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện văn hoá Công ty cổ phần T&T (Trang 38)

5 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

2.1.2.2Những giá trị được chấp nhận, được chia sẻ:

Yếu tố này đề cập một cách công khai và là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của nhân viên trong doanh nghiệp, đến mức độ chấp nhận, tán đồng hay chia sẻ các giá trị bao gồm: chiến lược, mục tiêu, các nội quy, quy định, tầm nhìn, sứ mệnh.

Doanh nghiệp nào cũng có những giá trị riêng của mình, nó được công bố rộng rãi đến toàn thành viên trong công ty để mọi người hướng tới như một mục

tiêu phấn đấu và làm theo. Đây là một bộ phận không thể thiếu trong văn hóa doanh nghiệp. Nó là những giá trị chủ yếu mà tổ chức tán thành, ủng hộ và mong đợi mọi thành viên cùng chia sẽ và là giá trị mà người lãnh đạo cần phải kiên trì xây dựng từng bước.

Những giá trị được này thực hiện chức năng hướng dẫn cho các thành viên trong tổ chức cách thức đối phó với một số tình thế cơ bản và rèn luyện cách ứng xử cho các thành viên mới trong môi trường của tổ chức. Giá trị văn hóa này được biểu hiện qua:

- Tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu mà tổ chức vươn tới. - Triết lý kinh doanh, thái độ đối xử với khách hàng.

- Mối quan hệ qua lại, ứng xử giữa các thành viên trong tổ chức. - Sự quan tâm, đối xử với người lao động trong tổ chức.

- Vai trò, phẩm chất của người lãnh đạo.

- Các tiêu chuẩn trong việc thực thi nhiệm vụ của tổ chức cùng các quan điểm về nghĩa vụ và trách nhiệm.

- Phản ứng đối với các hành vi đi ngược lại mục đích chung nhất của tổ chức. Ban đầu tầng văn hóa này đơn giản chỉ là những ý tưởng, những cách giải quyết vấn đề mới liên quan đến công việc quản trị hay điều hành của một số người có ảnh hưởng đến nhóm hay đến toàn bộ tổ chức trong việc lựa chọn cách giải quyết vấn đề, chủ yếu là của những người sáng lập và lãnh đạo tổ chức. Trải qua một quá trình biến đổi, chúng dần được các thành viên trong tổ chức chấp nhận, phổ biến và áp dụng nhiều lần trong các tình huống tương tự. Tuy nhiên, không phải tất cả các giá trị đó đều có thể vượt qua giai đoạn này. Chỉ có những giá trị phù hợp với nhóm khác nhau trong tổ chức, đồng thời phải được kiểm chứng và chứng tỏ hiệu quả trong quá trình giải quyết các vấn đề của tổ chức mới trở thành các giá trị của tầng văn hóa này. Khi các giá trị này được thể hiện trong các triết lý về hệ tư tưởng của tổ chức, chúng sẽ trở thành những chỉ dẫn và phương pháp hành động của các thành viên trong tổ chức. Các giá trị này mang tính ổn định tương đối.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện văn hoá Công ty cổ phần T&T (Trang 38)