Các nhân tố tác động bên trong

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện văn hoá Công ty cổ phần T&T (Trang 45 - 49)

- Người lãnh đạo/người chủ doanh nghiệp

Đây được coi là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến VHDN. Nhà lãnh đạo chính là nhân tố then chốt, có tính chất quan trọng đối với sự hình thành nền văn hóa của doanh nghiệp. Người lãnh đạo doanh nghiệp không chỉ là người quyết định cơ cấu tổ chức và công nghệ được áp dụng trong doanh nghiệp, mà còn là người sáng tạo ra các biểu tượng, các ý thức hệ, các hệ thống giái trị áp dụng trong doanh nghiệp, sáng tạo ra niềm tin, các giai thoại, nghi lễ, các nguyên tắc, mục tiêu, chiến lược … của doanh nghiệp. Thông qua những định hướng ban đầu cũng như những

mục tiêu chung của lãnh đạo mà văn hóa doanh nghiệp càng được xây dựng phong phú hơn. Nhân cách của người lãnh đạo doanh nghiệp sẽ quyết định chất lượng văn hóa của cả doanh nghiệp. Qua quá trình xây dựng và quản lí doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp được phản chiếu thông qua hệ tư tưởng, cách điều hành, hoạt động lãnh đạo của người chủ doanh nghiệp. Những người đứng đầu/người chủ doanh nghiệp khác nhau thì mức độ thể hiện nhân cách chủ đạo sẽ khác nhau và đó là nguồn gốc của tính đặc thù bản sắc văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa của một doanh nghiệp là sự mô hình hóa hoặc chịu tác động rất lớn của các giá trị cá nhân của người đứng đầu lãnh đạo doanh nghiệp. Ví dụ như:

- Sử dụng những câu chuyện kể, huyền thoại, … như một phương thức hiệu quả để truyền đạt và nuôi dưỡng những giá trị văn hóa chung. Chúng thổi sinh khí vào mọi suy nghĩ của nhân viên, làm cho nhân viên thực sự hãnh diện về công ty mình, coi công ty là môi trường thân thuộc để cống hiến và phát huy mọi năng lực.

Tại Great Plains, một tập đoàn của Mỹ vẫn còn lưu truyền câu chuyện về Tổng giám đốc của họ, Doug Burgum, trong một cuộc họp thường niêm đã tự đập ba quả trứng vào đầu mình trước mặt các nhân viên và khách hàng sau một vụ sản phẩm thất bại trên thị trường vì những lỗi về hình thức. Bằng hình thức “tự trừng phạt mỡnh” như vậy, Burgum muốn thể hiện rừ ràng rằng ụng thấy mỡnh phải chịu phần trách nhiệm rất lớn cho việc đã làm xấu mặt công ty.

+ Các lễ hội, lễ kỷ niệm, buổi gặp mặt, logo… cũng đóng góp vai trò rất lớn trong việc truyền niềm tin, quy tắc…góp phần tạo ra những nét đặc thù riêng của từng doanh nghiệp, cũng giống như việc khi nhắc đến Toyota người ta nghĩ ngay đến biểu tượng ba hình elip đan nhau,Mitsubishi với biểu tượng ba hình thoi chung đỉnh cách đều nhau Mercedes Benz với biểu tượng chiếc vô lăng…

- Lịch sử, truyền thống của doanh nghiệp

Trên thực tế, mỗi doanh nghiệp đều có lịch sử phát triển riêng của mình. Mỗi doanh nghiệp tạo ra những đặc điểm mang tính đặc thù cả về cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động và đặc trưng văn hóa. Tất cả những yếu tố đó có ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng và phát triển văn hóa của doanh nghiệp. Càng tồn tại lâu thì

doanh nghiệp ấy càng mang nét riêng biệt, càng để lại ấn tượng khác biệt với khách hàng hơn là những doanh nghiệp non trẻ, bởi càng non trẻ thì những doanh nghiệp ấy càng dễ thay đổi theo xu thế chung và chưa tạo ra được dấu ấn riêng của họ như những doanh nghiệp lâu đời. Chính những giá trị lịch sử, truyền thống lâu đời làm cho nhân viên càng tự hào và muốn làm việc ở doanh nghiệp đó hơn, họ cảm thấy hãnh diễn khi được làm ở tổ chức uy tín, có bề dày kinh nghiệm.

- Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp

Kinh tế thị trường phát triển và biến đổi liên tục trong nhiều năm trở lại đây.

Có những ngành nghề thu hút đông đảo sự quan tâm của nhiều người lao động, sau một thời gian có thể những ngành nghề ấy sẽ bão hòa và thay đổi bằng những ngành nghề khác hợp với xu thế hơn. Nhưng ở ngành nghề nào cũng có những nền văn hóa khác nhau. Các doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh khác nhau sẽ có văn hóa khác nhau. Văn hóa ngành nghề là một yếu tố tác động đến kết quả kinh doanh.

Văn hóa ngành nghề xác định mối quan hệ giữa các phòng ban và bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp. Nhân viên hành chính sẽ có cách ứng xử và các giá trị văn hóa khăc với công nhân sản xuất. Đó là lý do mà việc phối hợp giữa các bộ phận trong doanh nghiệp luôn gặp khó khăn. Để doanh nghiệp có thể gặt hái được thành công, thì nhiệm vụ của các nhà quản lý phải hiểu biết sâu sắc về các giá trị văn hóa từ đó điều hòa được các mối quan hệ trong doanh nghiệp.

- Mối quan hệ giữa các thành viên trong doanh nghiệp

Đây là nhân tố ảnh hưởn rất mạnh mẽ đến văn hóa doanh nghiệp cũng như sự tồn tào và phát triển cuẩ doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có những giá trị phù hợp để các thành viên cùng quan tâm, chia sẽ, có các định chế tạo ra sự hài hòa giữa quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động… sẽ tạo ra được một thực thể thống nhất để doanh nghiệp phát triển. Do vậy ưu tiên phát triển con người và xây dựng môi trường làm việc tốt sẽ là tiền đề tạo nên sự thành công cho doanh nghiệp.

- Những giá trị văn hóa học hỏi được

Đây là những kinh nghiệm có được khi xử lý các công việc chung, rồi sau đó được tuyên truyền và phổ biến toàn doanh nghiệp và các thành viên mới, là kết quả

của quá trình nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, các chương trình giao lưu, hội chợ, các khoá đào tạo của ngành,…Các nhân viên của các doanh nghiệp khác nhau học hỏi lẫn nhau và được truyền lại cho các thành viên khác trong đơn vị.Những giá trị văn hoá được tiếp nhận trong quá trình giao lưu với nền văn hoá khác: Đây là trường hợp phổ biến của các công ty đa quốc gia và xuyên quốc gia, các công ty gửi nhân viên đi làm việc và đào tạo ở nước ngoài, các doanh nghiệp đầu tư ở nước ngoài và có các đối tác nước ngoài.Ví dụ người lao động phương Tây có thể học được tinh thần làm việc tập thể của người Nhật, người Ả Rập, học hỏi thói quen đúng giờ của người Mỹ…

Người sáng lập ra công ty Wal-mart, Sam Walton, khi thăm quan một xưởng sản xuất bóng tennis ở Hàn Quốc, ông đã rất ấn tượng bởi cách công nhân ở đây bắt đầu ngày làm việc bằng những bài thể dục mềm dẻo theo nhóm và vài câu chuyện hài hước. Ông đã áp dụng nó cho công ty của mình. Giờ đây, mỗi buổi sáng tại các cửa hàng của Wal-mart các nhân viên lại tụ họp lại và bắt đầu ngày làm việc bằng những câu chuyện vui vẻ, hài hước. Vì vậy đã giúp cho các nhân viên tăng thêm niềm hứng khởi, nhiệt thành với công việc và cũng nhắc nhở họ luôn nghĩ đến nhiệm vụ tối cao của mình là làm hài lòng khách hàng.

Những giá trị do một hay nhiều thành viên mới đem lại: Việc tiếp nhận những giá trị này thường trải qua một thời gian dài, một cách có ý thức hoặc vô thức. Ví dụ khi chưa có nhân viên này, doanh nghiệp chưa có thói quen giải quyết các đơn đặt hàng của khách hàng trong vòng 24h (thói quen của nhân viên mới).Vì thực hiện tốt công việc, giám đốc khen thưởng. Các nhân viên khác cũng noi theo, dẫn đến hình thành nên nét văn hoá mới trong doanh nghiệp.

+ Những xu hướng hoặc trào lưu xã hội: Xu hướng sử dụng điện thoại di động, , học ngoại ngữ tin học… Một ví dụ rất điển hình là nhiều doanh nghiệp Việt Nam thực hiện máy tính hóa và sử dụng thư điện tử trong công việc. Cách làm việc của nhân viên cũng thay đổi theo đó,như trước kia, mọi việc cần trao đổi đều phải qua gặp mặt trực tiếp hoặc điện thoại. Nhưng bây giừo, người ta có thể trao đổi mọi công việc với đồng nghiệp hoặc đối tác qua thư điện tử, vừa nhanh gọn lại vừa tiết

kiệm thời gian và chi phí. Thậm chí ở nhiều doanh nghiệp, nhân viên rất ưa chuộng dùng thư điện tử vào các vấn đề “phi công việc” như hẹn hò... Nền văn hóa điện tử (e-culture) đang dần hình thành, trong đó đòi hỏi kỹ năng sử dụng máy tính, hiểu biết về mạng Internet của các thành viên ngày càng cao.

Nhìn chung khó có thể thống kê hết những hình thức của những giá trị học hỏi được trong doanh nghiệp, phần lớn chúng do tập thể nhân viên tạo ra. Những nhà lãnh đạo khôn ngoan là những người biết cách ứng xử với những kinh nghiệm này để đạt được giá trị hiệu quả cao nhất, tạo nên môi trường văn hóa hỗ trợ đắc lực cho hoạt động của doanh nghiệp. .

2.2.2 Các nhân tố tác động bên ngoài

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện văn hoá Công ty cổ phần T&T (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w