5 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
2.1.1. Khái niệm về văn hóa doanh nghiệp
Loài người là một bộ phận của tự nhiên nhưng khác với các sinh vật khác, loài người có một khoảng trời riêng, một thiên nhiên thứ hai do loài người tạo ra bằng lao động và tri thức - đó chính là văn hoá.Mặt khác, kinh doanh là một trong những hoạt động không thể thiếu trong đời sống loài người. Từ xa xưa, con người đã có những nền tảng bước đầu trong kinh doanh đó là mua bán thông qua hình thức trao đổi hàng hóa. Xã hội càng phát triển thì kinh doanh trở nên phổ biến và ở cấp độ cao hơn, qui mô lớn hơn đó là hình thành doanh nghiệp sản xuất. Và văn hóa doanh nghiệp từ đó cũng trở thành yếu tố không thể thiếu của một doanh nghiệp thành công. Vậy thì văn hóa doanh nghiệp là gì?
Vào đầu những năm 70, sự thành công rực rỡ của các công ty Nhật Bản là do tổ chức và các nhà quản lý sử dụng để chỉ một trong những tác nhânchủ yếu dẫn tới sự thành công của các công ty Nhật trên khắp thế giới. Đầu thập kỷ 90, người ta bắt đầu nghiên cứu tìm hiểu về những nhân tố cấu thành của văn hoá đối với sự phát triển của một doanh nghiệp. Đã có rất nhiều khái niệm văn hoá doanh nghiệp được đưa ra nhưng cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa chuẩn nào được chính thức công nhận.
Văn hóa doanh nghiệp là một giá trị tinh thần, và hơn thế nữa là một tài sản vô hình của doanh nghiệp. Văn hóa được tạo ra bởi những qui tắc, lễ nghi, đạo đức… của người đứng đầu, người lãnh đạo công ty, nó được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Những giá trị tốt đẹp được giữ lại, những giá trị cũ được thay thế bằng những giá trị mới hơn, và tất cả điều đó ảnh hưởng trực tiếp tới nhân viên trong công ty.
Có nhiều quan điểm về văn hóa doanh nghiệp trong đó có quan điểm: “Văn hóa doanh nghiệp là nền tảng tinh thần của doanh nghiệp, nó giống như một thói quen của xã hội, được xã hội chấp nhận một cách tự giác mà không cần phải rèn”. Qua đó, văn hóa được xem là những lề thói bất diệt, tự sản sinh ra trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, dựa vào đó, người ta định hướng được mục đích làm việc. Từ những qui tắc vô hình sẵn có, nhân viên tự giác làm theo.
Hay như quan điểm của ông Saite Marie, chuyên gia người Pháp về doanh nghiệp vừa và nhỏ cho rằng “Văn hoá doanh nghiệp là tổng hợp các giá trị, các biểu tượng, huyền thoại, nghi thức, các điều cấm kỵ, các quan điểm triết học, đạo đức tạo thành nền móng sâu xa của doanh nghiệp”.
Một định nghĩa khác củatổ chức lao động quốc tế (ILO): “Văn hoá doanh nghiệp là sự trộn lẫn đặc biệt các giá trị, các tiêu chuẩn, thói quen và truyền thống, những thái độ ứng xử và lễ nghi mà toàn bộ chúng là duy nhất đối với một tổ chức đã biết”.
Tuy nhiên, định nghĩa phổ biến và được chấp nhận rộng rãi nhất là định nghĩa của chuyên gia nghiên cứu các tổ chức Edgar Schein: “ Văn hoá công ty là tổng hợp những quan niệm chung mà các thành viên trong công ty học được trong quá trình giải quyết các vấn đề nội bộ và xử lý các vấn đề với môi trường xung quanh”
Các khái niệm trên đều đã đề cập đến những nhân tố tinh thần của văn hoá doanh nghiệp như: Các quan niệm chung, các giá trị, các huyền thoại, nghi thức… của doanh nghiệp nhưng chưa đề cập đến nhân tố vật chất- nhân tố quan trọng của văn hoá doanh nghiệp.
Do đó, trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu của các học giả và hệ thống nghiên cứu logic về văn hoá và văn hoá kinh doanh, văn hoá doanh nghiệp được định nghĩa như sau: “Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ những nhân tố văn hoá được doanh nghiệp chọn lọc, tạo ra, sử dụng và biểu hiện trong hoạt động kinh doanh tạo nên bản sắc kinh doanh của doanh nghiệp đó”.