Những giá trị văn hóa hữu hình

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện văn hoá Công ty cổ phần T&T (Trang 37)

5 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

2.1.2.1Những giá trị văn hóa hữu hình

Những giá trị văn hóa hữu hình là những cái thể hiện được ra bên ngoài, tất cả những dấu hiệu hữu hình mà một người có thể dễ nhìn thấy, nghe thấy, cảm nhận được khi tiếp xúc với doanh nghiệp gồm các hình thức cơ bản sau:

Thứ nhất: Kiến trúc đặc trưng

Đó là kiến trúc ngoại thất và thiết kế nội thất công sở.

Kiến trúc ngoại thất thể hiện diện mạo bên ngoài mà doanh nghiệp sở hữu. Với cách thiết kế các phòng làm việc, bố trí nội thất trong phòng kết hợp với những màu sắc chủ đạo… tạo cho doanh nghiệp một ấn tượng nhất định với khách hàng và nhiều khi còn góp phần quan trọng trong thành công của doanh nghiệp đó về sự khác biệt, tính chuyên nghiệp của mình. Thêm vào đó,cách bố trí, thiết kế này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của nhân viên trong quá trình làm việc.

Mặc dù tất cả những yếu tố về kiến trúc ngoại thất và thiết kế nội thất này đều góp phần tạo nên đặc trưng cho doanh nghiệp nhưng yếu tố này lại dễ thay đổi và ít khi thể hiện được những giá trị thực sự của trong văn hóa của tổ chức.

Thứ hai: Lễ nghi, lễ kỷ niệm và các hoạt động sinh hoạt văn hóa

Đây là những yếu tố không thể thiếu ở bất kì một nền văn hóa nào bởi chúng chính là nét đặc trưng, mỗi nền văn hóa khác nhau thì có những lễ nghi được tổ chức với những hình thức khác nhau. Lễ nghi được hình thành trong đời sống con người, trở thành thói quen, đã được mặc định sẵn và được thực hiện khi tiến hành một hoạt động nào đó, dưới hình thức cụ thể là nghi thức. Nghi thức tiến hành nghi lễ thường được chuẩn bị kĩ càng, có dự kiến từ trước được thực hiện định kì hay bất thường nhằm mục đích thắt chặt mối quan hệ tổ chức, vì lợi ích của người tham dự.

Bên cạnh đó các lễ kỉ niệm, các hoạt động tập thể cũng thường xuyên được tổ chức dưới các hình thức ca nhạc, múa hát, trò chơi… giúp nâng cao tinh thần cho nhân viên, củng cố niềm tự hào của họ với những thành tựu mà doanh nghiệp đã và đang đạt được.

Thứ ba: Ngôn ngữ, khẩu hiệu, biểu tượng

những quy trình tương tác qua lại với nhau, những thuật ngữ và biệt ngữ. Mỗi một môi trường làm việc riêng lại tạo ra những “tiếng nói” riêng cho doanh nghiệp đó và điều đó được thể hiện qua cách giao tiếp của nhân viên trong công ty. Họ thể hiện sự tôn trọng, tình cảm và sự quan tâm đến nhau, đến công việc thông qua ngôn ngữ chung đặc thù của doanh nghiệp mà họ làm việc. Mỗi công ty đều có những đích chung cần hướng tới. Đích chung đó được thể hiện qua câu slogan hay logo mà công ty ho tự nghĩ ra. Những câu đó trở thành câu biểu tượng mà mỗi khi nhắc đến người ta nghĩ ngay đến doanh nghiệp đó. Các công trình kiến trúc, lễ nghi, khẩu hiệu đều chứa đựng những đặc trưng của biểu tượng. Đó như là một tác phẩm sáng tạo thể hiện hình tượng về một tổ chức bằng ngôn ngữ nghệ thuật. Nó được phổ biến rộng rãi tới nhân viên và khách hàng thông qua bảng nội quy, bảng tên công ty, các ấn phẩm, bao bì sản phẩm, các tài liệu…, nhằm mục đích truyền đạt những giá trị ý nghĩa tiềm ẩn bên trong cho người tiếp nhận theo những cách khác nhau.

Thứ tư: Bài hát truyền thống, đồng phục

Mỗi doanh nghiệp đều có trang phục truyền thống được thiết kế riêng cho mỗi nhân viên trong công ty, được gọi là đồng phục. Nó là sợi dây gắn kết các thành viên lại với nhau, giúp họ cảm thấy gần gũi, có điểm chung với nhau. Đối với những doanh nghiệp lâu năm, có vị trí, thành công nhất định thì họ cũng có bài hát truyền thống của riêng mình, thể hiện niềm tự hào của doanh nghiệp đó.

Thứ năm: Mẩu chuyện, giai thoại, tấm gương điển hình, ấn phẩm điển hình

Những yếu tố này được lưu lại qua tài liệu lưu hành trong công ty, đây là những chuẩn mực, tấm gương để nhân viên trong công ty học tập, làm theo và được lưu truyền từ năm này qua năm khác theo sự tồn tại của doanh nghiệp đó.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện văn hoá Công ty cổ phần T&T (Trang 37)