Vai trò văn hóa doanh nghiêp đối với sự tồn tại và phát triển của doanh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện văn hoá Công ty cổ phần T&T (Trang 41)

5 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

2.1.3 Vai trò văn hóa doanh nghiêp đối với sự tồn tại và phát triển của doanh

doanh nghiệp

- VHDN là nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh

Văn hóa doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành mục tiêu, chiến lược, chính sách của doanh nghiệp đó. Những chính sách, mục tiêu ấy đề ra, làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của nhân viên, quyết định quan trọng đến tinh thần, thái độ, động cơ lao động của mọi thành viên. Mỗi thành viên có ý thức lao động tốt thì mới tạo ra được chất lượng sản phẩm tốt, đi theo đó là chi phí, thời gian giao hàng… đều cải thiện. Tất cả những yếu tố ấy là lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Để có được những lợi thế ấy thì song song với nó, doanh nghiệp phải có những nguồn nhân lực, tài chính, công nghệ máy móc, nguyên vật liệu, phương pháp tổ chức công việc. Có được tất cả những cái đó, doanh nghiệp giữ một yếu tố quan trọng trong việc giữ lợi thế đối với đối thủ cạnh tranh trước khách hàng.

- VHDN tạo nên bản sắc của doanh nghiệp

Mỗi nền văn hóa đều có bản sắc riêng, tạo nên nét đặc trưng của văn hóa ấy. Như chúng ta biết, yếu tố hữu hình mà khách hàng nhìn thấy, nhận biết được cụ thể khi tiếp xúc với doanh nghiệp như trang phục, ngôn ngữ, biểu tượng, ấn phẩm điển hình… chính là cái mà người ta nhớ đến doanh nghiệp đó. Nếu một doanh nghiệp tạo được ấn tượng ban đầu tốt qua các thứ ấy thì sẽ có được cảm tình ban đầu, đó chính là thành công của doanh nghiệp và người ta nói doanh nghiệp ấy có được bản sắc của riêng mình. Bản sắc riêng ấy có tác dụng phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác, có vai trò như “không khí và nước”, ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường sống hàng ngày của doanh nghiệp. Càng thành công và gây ấn tượng được với người ngoài bằng chính bản sắc ấy thì càng thấy được bản sắc riêng biệt ấy thông qua sự tự hào của nhân viên như họ rất vinh dự khi được làm việc cho doanh nghiệp ấy.

- Thu hút nhân tài, tăng cường sự gắn bó giữa các thành viên

Nếu doanh nghiệp có một nền văn hoá tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp thu hút được nhân tài, giữ chân được nhân tài vì người lao động làm việc không chỉ vì tiền

mà còn vì các mục đích khác nữa nhất là khi họ đã thoả mãn phần nào về mặt kinh tế. Theo A.Maslow,hệ thống nhu cầu con người là một hình tam giác gồm năm loại nhu cầu xếp theo thứ tự từ thấp đến cao: Nhu cầu sinh lý; nhu cầu an ninh; nhu cầu giao tiếp và nhu cầu tự khẳng định mình để tiến bộ. Các nhu cầu trên là những cung bậc khác nhau của sự ham muốn có tính khách quan ở mỗi cá nhân.

Từ mô hình của A.Maslow, nếu một doanh nghiệp lại cho rằng chỉ cần trả lương cao là sẽ thu hút, duy trì được người tài thì nhận định đó là một sai lầm bởi vì nhân viên chỉ trung thành và gắn bó lâu dài khi họ thấy hứng thú khi được làm việc trong môi trường doanh nghiệp, cảm nhận được bầu không khí thân thuộc trong doanh nghiệp và có khả năng tự khẳng định mình để thăng tiến. Trong một nền văn hoá chất lượng, các thành viên nhận thức rõ ràng về vai trò của bản thân trong toàn bộ tổng thể, họ làm việc vì mục đích và mục tiêu chung.Một người lao động khi bắt đầu làm cho một doanh nghiệp nào đó thì điều đầu tiên họ quan tâm là lương, nhưng chưa đủ, đi sau đó là chế độ bảo hiểm thế nào, môi trường làm việc ra sao, có giúp họ thăng tiến được trong công việc hay không… Sau khi làm một thời gian, họ lại quan tâm tới vấn đề khác là mối quan hệ của đồng nghiệp thế nào, người lãnh đạo có quan tâm tới lợi ích của người lao động hay không… Điều đó cho thấy những nhu cầu ấy của con người chính là những cung bậc khác nhau của sự ham muốn có tính khách quan ở mỗi cá nhân. Nó là động lực thúc đẩy con người làm việc nhưng không hẳn là lí tưởng làm việc của họ. Điều đó cho thấy nhân viên chỉ trung thành và gắn bó lâu dài khi họ thấy hứng thú khi được làm việc trong môi trường doanh nghiệp, cảm nhận được bầu không khí thân thuộc trong doanh nghiệp và có khả năng tự khẳng định mình để thăng tiến. Trong một nền văn hoá chất lượng, các thành viên nhận thức rõ ràng về vai trò của bản thân trong toàn bộ tổng thể, họ làm việc vì mục đích và mục tiêu chung. Mặt khác nếu nhân viên được làm việc trong môi trường có tính khích lệ, được khuyến khích để tách biệt tự lập và đưa ra những ý tưởng sáng tạo, sáng kiến thì sẽ càng tạo ra động lực gắn bó lâu dài của họ với công ty lâu dài và tích cực hơn. Sự khích lệ này sẽ góp phần phát huy tính năng động sáng tạo của các nhân viên, là cơ sở cho quá trình R&D của công ty. Mặt

khác, những thành công của nhân viên trong công việc sẽ tạo động lực gắn bó họ với công ty lâu dài và tích cực hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện văn hoá Công ty cổ phần T&T (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w