Hạn chế/ Điểm yếu và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện văn hoá Công ty cổ phần T&T (Trang 81 - 102)

3.4 Đánh giá văn hóa doanh nghiệp của công ty T&T

3.4.2 Hạn chế/ Điểm yếu và nguyên nhân

Do công ty hoạt động văn hóa doanh nghiệp theo mô hình cấp bậc nên mang tính chất mệnh lệnh gây ra cơ chế quản lý vẫn còn nhiều gò bó, mang tính một chiều, không phát huy được sự chủ động, sáng tạo của đội ngũ marketing. Cụ thể, do nhiệm vụ cơ bản hệ thống marketing là sáng tạo ra các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ để cung cấp cho thị trường mục tiêu. Tuy nhiên công việc đó là thành công hay không lại chịu sự ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố và lực lượng. Như bộ phận marketing phải làm việc đồng bộ, chặt chẽ với các bộ phận chức năng khác trong công ty. Mỗi bộ phận lại có những mục tiêu hoạt động cụ thể, nếu mục tiêu của bộ phận marketing không sự đồng tình của các bộ phận khác thì nó không thể thành công. Đồng thời các quyết định marketing phải tuân thủ nhiệm vụ chiến lược, mục tiêu cụ thể, các chính sách và định hướng phát triển do ban lãnh đạo công ty vạch ra.

Sự chia sẻ thông tin giữa các thành viên trong công ty

Thực tế, sự chia sẻ thông tin còn theo một chiều và không có sự trao đổi nhiều giữa các nhân viên ở những bộ phận khác với nhau. Thực trạng này khiến cho sự ăn ý giữa các bộ phận còn bị hạn chế, cụ thể như giữa bộ phận marketing và phòng vận chuyển. Thường những đơn đặt hàng được chuyển từ phòng marketing tới trưởng phòng, tiếp đó tới giám đốc và kế hoạch được lập ra phân bổ tới bộ phận vận chuyển. Nhưng nếu có sự giao lưu giữa marketing và vận chuyển thì kế hoạch sẽ

được thực hiện nhanh chóng và suôn sẻ hơn.

Cấp trên ít quan tâm tới cảm xúc của cấp dưới

Do cấp lãnh đạo thường tự tin vào kinh nghiệm và khả năng quản lý của mình nên ít quan tâm tới tâm tư, suy nghĩ của cấp dưới về tiến độ, chất lượng công việc.

Đây cũng là yếu tố khiến thông tin chỉ theo 1 chiều. Thực tế, này đôi khi gây không ít những bức xúc cho nhân viên của các bộ phận. Trưởng phòng marketing không đồng quan điểm với nhân viên, trưởng phòng vận chuyển nắm không chính xác tiến độ từ đó điều chuyển công việc không được ăn ý cho lắm.

Tính chuyên nghiệp chưa đồng đều

Tính chuyên nghiệp được thể hiện ở rất nhiều khía cạnh như phong cách giao tiếp với khách hàng, chế độ chăm sóc khách hàng, Đồng phục chuẩn cho toàn hệ thống, đa dạng hệ thống sản phẩm, đào tạo đội ngũ giao dịch trực tiếp với khách hàng, truyền thông quảng cáo hơn nữa, xây dựng kênh thông tin phản hồi của khách hàng, thay đổi quy trỡnh làm việc, vv.. Túm chung lại tớnh chuyờn nghiệp cần thể hiện rừ ở 4 yếu tố:

- Truyền thông, thông tin chuyên nghiệp.

- Đào tạo kỹ năng làm việc và kỹ năng quản lý chuyên nghiệp.

- Dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp.

- Quy trình thực hiện công việc chuyên nghiệp

Văn hóa công ty tuy đã hình thành về cơ bản và đã có tác dụng thúc đẩy tinh thần nhân viên và tăng hiệu quả hoạt động của công ty, tuy nhiên nó vẫn mang một số hạn chế sau: Một số cấp độ văn hóa công ty tuy đã có nhưng vẫn chưa đầy đủ, hoặc có nhưng vẫn chưa đạt được hiệu quả.

Văn hóa doanh nghiệp của Công ty tuy được phổ biến đến các nhân viên nhưng vẫn còn một số nhân viên chưa biết hoặc chưa hiểu biết ý nghĩ của các quy định, những nét văn hóa của công ty. Điều này có thể do công tác tuyên truyền văn hóa doanh nghiệp của công ty chưa được chú trọng hoặc làm chưa có hiệu quả, chưa ăn sâu trong tâm trí của nhân viên.

Quy chế khen thưởng , phờ bỡnh , kỷ luật chưa rừ ràng :

- Mỗi nhõn viờn chưa được định hướng quy chế khen thưởng rừ rang trong

công ty.

- Công ty chưa có hành động kiên quyết với những cá nhân có hành vi lệch lạc, sai trái trong thực hiện các giá trị văn hóa công ty T&T.

- Các cán bộ trong công ty chưa thực hiện đúng các nguyên tắc, quy định đã được hướng dẫn trong bộ Sổ tay văn hóa.

11CHƯƠNG 4

12 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VĂN HểA

13DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN T&T 14

4.1. Sự cần thiết hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp của Công ty cổ phần T&T

Trong những năm có nền kinh tế đổi mới vừa qua thì các doanh nghiệp có tư duy phát triển doanh nghiệp theo chiều sâu, tức là đi vào tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Để nâng cao tính cạnh tranh, các doanh nghiệp Việt Nam rất cần phát triển văn hóa kinh doanh của mình. Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp cho một doanh nghiệp là một quá trình gây dựng lâu dài đi cùng với lịch sử phát triển của doanh nghiệp, các giá trị, quan niệm, tập quán truyền thống của doanh nghiệp. Văn hóa kinh doanh hiện diện ở bất kỳ doanh nghiệp nào nên công ty muốn phát triển từ khá lên xuất sắc phải có một tầm nhìn rộng lớn, tham vọng lâu dài, để xây dựng được một nền văn hoá có bản sắc riêng, thể hiện sự vượt trội. Công ty cổ phần T&T cũng không nằm ngoài xu hướng trên.Trong điều kiện môi trường kinh doanh biến đổi không ngừng cộng với sự tiến bộ của khoa học công nghệ trên thế giới, để có thể thích nghi nhanh chóng và mở rộng thị trường, Công ty cổ phần T&T cần xây dựng cho mình một nền văn hoá không chỉ đậm đà bản sắc dân tộc mà con chứa đựng những yếu tố văn hoá hiện đại.

Nói cách khác, VHDN của công ty là một nền văn hoá linh hoạt và có khả năng học hỏi và tiếp thu được những thành tựu, tiến bộ khoa học kỹ thuật, những giá trị văn hoá tốt đẹp từ bên ngoài, nhờ đó phát huy được tinh sáng tạo của mọi thành viên trong doanh nghiệp. Người nhận thức sâu sắc về giá trị của doanh nghiệp phải nắm rừ về mụi trường văn húa cụng ty bao gồm:

- Ý tưởng được xem xét - Một tầm nhỡn rừ ràng

- Một sứ mệnh và nhiệm vụ cụ thể

- Kiện định trong mục tiêu - Tuyển những người tài giỏi - Quyền lực được chia sẻ - Mục tiêu là khách hàng

Ngoài ra, doanh nghiệp cần phải tạo cho người làm việc tâm lý khi đi đâu cũng cảm thấy tự hào mình là thành viên của doanh nghiệp chính là động lực thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, cần phải hoàn thiện môi trường văn hoá trong mỗi doanh nghiệp làm sao để người lao động thấy được môi trường làm việc của doanh nghiệp cũng chính là môi trường sống của họ, tạo cho họ những điều kiện thoải mái nhất để họ cống hiến vì sự phát triển của công ty.

4.2. Phương hướng hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp của Công ty cổ phần T&T

Ngày 10/10/2013 tại Khách sạn Sofitel, Tây Hồ, Hà Nội các lãnh đạo Công ty cổ phần T&T đã tham dự “Hội nghị chiến lược phát triển công ty T&T”. Hội nghị đã chỉ ra rằng sự toàn cầu hoá kinh tế và cạnh tranh trở thành động lực chính thúc đẩy sự phát triển của công ty. Để phát triển tốt hơn trong thời gian tới, cụ thể để hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp giai đoạn 2013-2018 cần phải xây dựng phương hướng như sau:

Thứ nhất, văn hóa doanh nghiệp hướng tới con người :

- Định hướng phát triển con người : phát triển nguồn lực con người sẽ giúp tăng cường khả năng giải quyết tốt hơn các vấn đề nội bộ của doanh nghiệp, khơi nguồn các ý tưởng sáng tạo nội bộ và tăng cường năng lực đổi mới của doanh nghiệp

- Nên cân bằng vai trò của cá nhân với tập thể bởi lẽ do văn hóa truyền thống của Việt Nam không đề cao vai trò của từng cá nhân, của con người mà chỉ chú trọng đến tập thể, đến công việc chung.

- Do cơ chế kinh tế của công ty là công ty cổ phần nên vẫn còn in đậm các hoạt động hướng tới người lao động chỉ mang tính chất phong trào, ít cụ thể , không thu hút được người lao động vì vậy để đảm bảo cho sự phát triển bền vững, doanh

nghiệp cần đề ra một số mô hình VHDN chú trọng đến phát triển toàn diện của người lao động, không nên chạy theo thành tích của công việc mà phải quan tâm đến các tiêu chí khác như là các gia đình gương mẫu thì tuyên dương…

- Công ty khen thưởng cho cá nhân, trên cơ sở đánh giá của người quản lý trực tiếp, ghi nhận những nhân viên tạo nên sự khác biệt. và sẽ đánh giá hiệu quả của các đơn vị kinh doanh. Như vậy, mỗi cá nhân phải hỗ trợ định hướng của công ty nhưng cũng phải hỗ trợ đồng nghiệp của mình và đảm bảo mình đạt mục tiêu cá nhân.

Ngoài ra, nhân viên được thưởng đi nghỉ mát, đi du lịch cùng nhau.

Thứ hai, VHDN chính là toàn bộ những nhân tố tạo nên bản sắc riêng của công ty vì vậy chúng ta nên khai thác những thế mạnh trong văn hóa dân tộc và những đặc trưng trong lĩnh vực kinh doanh thì VHDN mới có thể thành công.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp của công thành một nền văn hóa mạnh, xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp bản sắc riêng của Công ty T&T như :

- Tiếp tục duy trì và phát triển những điểm mạnh của VHDN công ty, như là các nhân viên đoàn kết, giúp đỡ nhau trong công ty.

- Lãnh đạo cấp cao phải khuyến khích cấp dưới tham gia vào quá trình ra các quyết định chiến lược và tiến hành uỷ quyền mạnh mẽ và triệt để cho các cấp quản lý.

- Xây dựng VHDN của công ty trở thành phẩm chất , đạo đức, nếp sinh hoạt và làm việc của các nhân viên, thực hiện sứ mạng và khẩu hiệu trở thành truyền thống của Công ty T&T nhằm củng cố niềm tin bền vững của khách hàng, chiếm lĩnh thị phần, mở rộng thị trường…

- Quảng bá thương hiệu T&T trên toàn quốc.

- Hoàn thiện những vấn đề hạn chế của VHDN công ty giai đoạn trước.

4.3.Hoàn thiện quy trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp của công ty cổ phần T&T

Sau khi thực hiện đánh giá hiện trạng văn hóa doanh nghiệp, tác giả nhận thấy những tồn tại một số hạn chế trong quá trình xây dựng, hoàn thiện VHDN. Để có thể xây dựng được môi trường văn hóa doanh nghiệp mạnh, trong thời gian tới công ty cần tập trung các giải pháp nhằm giải quyết những tồn tại đã nêu.

Hình 4.1: Quy trình hoàn thiện VHDN tại công ty cổ phần T&T

( Nguồn : Phòng hành chính ) Theo quy trình hoàn thiện VHDN trong phần cơ sở lý thuyết, thì để hoàn thiện được văn hóa doanh nghiệp, công ty T&T sẽ cần tiến hành qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Định hình văn hóa công ty

Qua phân tích hiện trạng văn hóa doanh nghiệp ở chương 3, có thể khẳng định; văn hóa công ty T&T đã và đang tồn tại, các giá trị văn hóa đã được biểu hiện trên cả 3 cấp độ, tuy nhiên mức độ biểu hiện của các yếu tố văn hóa này là tương đối yếu.

Một số biểu hiện VHDN được đánh giá cao hơn như:

- Logo

- Ngôn ngữ giao tiếp - Khẩu hiệu

- Kiến trúc công ty - Giỏ trị cốt lừi

Đặc biệt, những giá trị văn hóa vô hình, các quan niệm chung, thì công ty chưa tạo lập được. Tất cả những giá trị có được đều mang tính tự phát, phát triển một cách tự nhiên, chưa có sự định hướng để phù hợp với hoạt động kinh doanh của công ty.

Giai đoạn 2: Triển khai xây dựng văn hóa công ty T&T Bước 1: Phổ biến kiến thức chung

Mục tiờu đặt ra: Xỏc định cho tất cả nhõn viờn và lónh đạo thấy rừ lợi ớch của văn hoá doanh nghiệp, công cuộc xây dựng văn hóa doanh nghiệp mới thành công.

Nội dung cần phổ biến: phổ biến kiến thức chung về văn hoá doanh nghiệp, các yếu tố cấu thành, vai trò và tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp đối với hoạt động củacông ty tới mọi thành viên.

Cách thức phổ biến: Thứ nhất, tổ chức các buổi nói chuyện về chủ đề văn hoá doanh nghiệp trong phạm vi từng chi nhánh, Sở giao dịch hoặc toàn bộ Hội sở chính; Thứ hai, phát động các cuộc thi tìm hiểu, xây dựng cơ sở dữ liệu về văn hoá để nhân viên tự tìm hiểu. Nên nội dung cần phổ biến phải được chuẩn bị trước và có tính hệ thống từ cơ bản đến nâng cao.

Đối tượng tham dự: Toàn thể cán bộ nhân viên công ty, trong đó đặc biệt cần có sự tham gia tích cực của lãnh đạo và bộ phận phụ trách về văn hóa doanh nghiệp của công ty.

Kết quả cần đạt được: Lónh đạo cỏn bộ nhõn viờn hiểu rừ được tầm quan trọng của việc hoàn thiện VHDN, đồng thời có ý thức chuẩn bị các nguồn lực về tài chính, nhân lực và tinh thần sẵn sàng tham gia vào hoạt động xây dựng, hoàn thiện VHDN.

Bước 2: Xác định các giá trị văn hóa mong muốn

Theo kết quả khảo sát hiện trạng văn hóa mà tác giả tiến hành đối với lãnh đạo và nhân viên , thì các giá trị văn hóa mà công ty đã tạo dựng được là tương đối yếu, có nhiều giá trị văn hóa chưa được xây dựng, một số yếu tố văn hóa khác thì đã có, nhưng chưa hoàn chỉnh. Một số giá trị văn hóa được cán bộ viên chức của đánh giá cao như:

- Logo

- Tầm nhìn và sứ mệnh - Khẩu hiệu

Thực hiện khảo sỏt về cỏc giỏ trị cốt lừi mà cỏn bộ viờn chức cụng ty mong

muốn các giá trị như:

- Sự chia sẻ thông tin

- Sự hợp tác giữa cấp trên với cấp dưới.

- Tính dân chủ

Các giá trị văn hóa hữu hình và giá trị vô hình cần phải thay đổi trong thời gian tới:

Bảng 4.1: Các giá trị văn hóa mà công ty cần thay đổi

Đánh giá chung Hướng hành động

Lễ nghi, lễ hội 2.8 Bổ sung thêm các nghi lễ

Văn hóa, văn nghệ 3.06 Tăng cường

Các hoạt động sinh hoạt ngoài giờ 2.56 Tăng cường

Chia sẻ thông tin 2,8 Tăng cường

Đồng phục 2.8 Thiết kế mới

Thẻ nhân viên 2.8 Thiết kế mới

Triết lý kinh doanh 2,4 Chưa có, cần hoàn thiện

Cỏc giỏ trị văn húa cốt lừi Hoàn thiện dựa trờn tầm nhỡn và chiến lược hoạt động

Ứng xử với khách hàng 2,4 Cần hoàn thiện

Ứng xử cấp trên với cấp dưới 3 Cần quan tâm hơn

Nguồn : Qua khảo sát công ty Cỏc giỏ trị văn húa cốt lừi phự hợp của mục tiờu hoạt động của cụng ty T&T:

Mục tiêu đến năm 2015: công ty đạt mục tiêu đầu tư và thúc đẩy xuất khẩu, hoạt động đạt trình độ chuyên nghiệp cao và hiện đại; phát triển mạnh các dịch vụ cuả công ty theo tiêu chuẩn thị trường để nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đã được ban hành. Thực sự hội nhập với thị trường quốc tế trên cả hai phương diện: thị trường vốn và tài trợ xuất nhập khẩu hàng hoá. Đảm bảo tự chủ tài chính, tự trang trải toàn bộ chi phí quản lý, có tích luỹ và dự phòng vững chắc.

- Tầm nhìn đến 2020: công ty phát triển thị trường tài chính với sự đa dạng về dịch vụ và hoạt động năng động trên thị trường vốn khu vực và quốc tế; tiềm lực tài chính mạnh, đủ sức đảm nhiệm những nhiệm vụ mới trong bối cảnh Việt Nam đã cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.

Căn cứ vào mục tiêu hoạt động, tầm nhìn và phương châm hành động của công ty, kết hợp với mong muốn của cán bộ nhân viên. Có thể xác định giá trị văn

húa cốt lừi của cụng ty trong thời gian tới:

1. An toàn

2. Chuyên nghiệp 3. Tin cậy

4. Hợp tác 5. Thích ứng 6. Hiệu quả 7. Chia sẻ 8. Truyền thống

Bước 3: Xây dựng bộ Sổ tay VHDN

Mục tiêu: Xây dựng sổ tay VHDN là hướng hoạt động của mọi thành viên trong công ty đến những tiêu chuẩn văn hóa tốt đẹp, đem lại môi trường làm việc tốt, nâng cao hiệu quả hoạt động.

Phần 1: Hệ giá trị văn hóa của công ty

Mô tả ngắn gọn, súc tích các giá trị văn hóa mà công ty mong muốn sẽ xây dựng trong thời gian tới bao gồm:

- Sứ mệnh - Tầm nhìn

- Cỏc giỏ trị cốt lừi - Triết lý kinh doanh

Phần 2: Các chuẩn mực hành vi ứng xử

Mục đích: Các chuẩn mực hành vi được xây dựng dựa trên nguyên lý đạo đức cơ bản và cỏc giỏ trị văn húa cốt lừi, nhằm mục đớch hướng dẫn cỏn bộ nhõn viờn và các cấp quản lý áp dụng trong các giao tiếp hàng ngày, góp phần tạo nên những giá trị văn hóa đặc trưng.

Các chuẩn mực hành vi tập trung vào hướng dẫn các hành vi ứng xử giữa cá nhân với đồng nghiệp, với đối tác và khách :

- Các chuẩn mực hành vi trong quan hệ nội bộ.

- Các chuẩn mực hành vi trong quan hệ với khách hàng, tổ chức và cá nhân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện văn hoá Công ty cổ phần T&T (Trang 81 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w