Các hình thức đảm bảo tíndụng

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh bãi cháy - quảng ninh (Trang 28)

5. Bố cục của luận văn

1.1.5. Các hình thức đảm bảo tíndụng

Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro, đặc biệt là rủi ro mất vốn. Vì vậy, để tránh các khả năng này có thể xảy ra ngân hàng thƣơng mại thƣờng đƣa ra một số các hình thức đảm bảo tín dụng nhƣ sau:

1.1.5.1. Cầm cố

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Là hình thức mà theo đó ngƣời nhận tài trợ của ngân hàng phải chuyển quyền kiểm soát tài sản đảm bảo sang cho ngân hàng thƣơng mại trong một thời gian nhất định. Nếu tài sản cầm cố có đăng kí quyền sở hữu thì có thể thoả thuận bên cầm cố giữ tài sản hoặc giao cho bên thứ 3.

- Đối tƣợng cầm cố:

Có thể là các loại giấy tờ có giá, sổ tiết kiệm, ngoại tệ mạnh, kim loại quý,… Đây chủ yếu là những tài sản có tính thanh khoản cao, có thể chuyển đổi thành tiền mặt bất cứ lúc nào, dễ quản lý, không chịu ảnh hƣởng của môi trƣờng bên ngoài.

- Mục đích của cầm cố:

Ngân hàng thƣơng mại thực hiện cầm cố để hạn chế, phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra mà ngƣời vay vốn không có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Khi thời hạn hợp đồng theo thoả thuận đã hết nếu ngƣời vay không trả nợ đƣợc thì ngân hàng có quyền thanh lý các tài sản cầm cố (nếu không có thoả thuận gì thêm), còn ngƣời vay trả đủ cả vốn và lãi cho ngân hàng thì họ phải trả lại tài sản cho ngƣời vay. Khi tiến hành cầm cố ngân hàng và ngƣời vay phải tiến hành định giá các tài sản đó sao cho hợp lý, quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ giữa các bên để khi có tranh chấp xảy ra có thể đó là cơ sở để giải quyết.

1.1.5.2. Thế chấp

- Khái niệm:

Là hình thức mà theo đó ngƣời vay phải chuyển các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu các tài sản đảm bảo sang ngân hàng trong một thời gian nhất định. Thế chấp tài sản phải lập thành văn bản và phải có chứng nhận của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền, điều này do hai bên thoả thuận hoặc pháp luật quy định.

- Đối tƣợng thế chấp:

Thông thƣờng đây là các tài sản có tính thanh khoản thấp hơn so với các tài sản cầm cố nhƣ: bất động sản, máy móc thiết bị. Điểm khác nhau giữa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ cầm cố và thế chấp là tài sản thế chấp khi đã đƣợc giao cho ngân hàng thƣơng mại thì ngƣời sở hữu nó vẫn có quyền sử dụng nhƣng phải tránh các hoạt động làm biến dạng tài sản, còn đối với tài sản cầm cố thì ngƣời sở hữu nó không thể sử dụng cho đến lúc hết thời gian cầm cố.

1.1.5.3. Bảo lãnh

- Khái niệm:

Là hình thức ngân hàng yêu cầu ngƣời nhận tài trợ phải có sự bảo lãnh của một cá nhân, tổ chức, hay một ngân hàng nào đó về khoản vay. Các cá nhân, tổ chức này sẽ đứng ra trả nợ thay cho ngƣời nhận tài trợ nếu họ không có khả năng trả nợ cho ngân hàng.

Điểm khác nhau cơ bản giữa hình thức này hay hình thức trên là khá rõ ràng. Đối với cầm cố, thế chấp bắt buộc phải có sự tham gia của các tài sản trong hợp đồng còn đối với bảo lãnh thì chỉ cần uy tín và khả năng tài chính của bên nhận bảo lãnh là có thể thực hiện đƣợc.

1.1.6. Chất lượng tín dụng của NHTM

1.1.6.1. Quan niệm về chất lượng tín dụng NHTM

Hoạt động tín dụng hiện nay mang lại phần lợi nhuận lớn nhất cho các ngân hàng thƣơng mại. Tuy nhiên, lợi nhuận trong hoạt động tín dụng lại gắn liền với chất lƣợng tín dụng, Vậy chất lƣợng tín dụng là gì?

Khi nói đến chất lƣợng ngƣời ta thƣờng nghĩ đến chất lƣợng của hàng hoá và dịch vụ thông thƣờng. Đó là sự đáp ứng các yêu cầu của khách hàng về tính năng kỹ thuật và tính kinh tế (thể hiện ở chi chí có đƣợc sản phẩm, chi phí để sử dụng sản phẩm và hiệu quả sử dụng sản phẩm).

Nhƣ vậy, chất lƣợng của hàng hoá dịch vụ nói chung là chất lƣợng đối với khách hàng (ngƣời tiêu dùng), là một trong những yếu tố để thu hút khách hàng. Ví dụ nhƣ, khi đi mua một chiếc ti vi màu, bạn thƣờng xem xem chiếc tivi đó hình ảnh có sắc nét không, âm thanh có trung thực, hình dáng kích thƣớc của tivi có gọn nhẹ, bắt mắt hay không, việc điều khiển tivi có dễ dàng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ tiện lợi không. Tất cả những biểu hiện trên đều phản ánh chất lƣợng của hàng hoá là chiếc tivi màu. Hoặc đối với dịch vụ cắt tóc, chất lƣợng của dịch vụ này thể hiện ở tay nghề của ngƣời thợ có thể tạo ra cho khách hàng một kiểu tóc hợp với khuôn mặt cùng với thái độ phục vụ niềm nở, lịch sự. Cũng giống nhƣ chất lƣợng hàng hoá dịch vụ thông thƣờng, chất lƣợng tín dụng là yếu tố sống còn đối với hoạt động của một ngân hàng thƣơng mại bởi chất lƣợng tín dụng thể hiện ở khả năng hoàn trả nợ đúng hạn của ngƣời đi vay cho ngân hàng. Nhƣng điểm khác cơ bản ở đây là: chất lƣợng tín dụng không phải là điểm thu hút sự quan tâm của những ngƣời đi vay mà chất lƣợng tín dụng là yếu tố quan tâm của các nhân viên tín dụng và các nhà quản trị ngân hàng.

Mặc dù hệ thống ngân hàng thƣơng mại của các quốc gia trên thế đã rất phát triển, nhiều ngân hàng lớn đã vƣơn tầm hoạt động tín dụng của mình ra nhiều khu vực, nhiều nƣớc trên thế giới, nhƣng vẫn chƣa có một định nghĩa chính xác về chất lƣợng tín dụng của một ngân hàng thƣơng mại. Chất lƣợng tín dụng vẫn chỉ đƣợc bao hàm trong chất lƣợng tài sản có của ngân hàng. Mà chất lƣợng tài sản có của ngân hàng là chỉ tiêu tổng hợp nhất nói lên khả năng bền vững về mặt tài chính, khả năng sinh lời và năng lực quản lý của một ngân hàng.

Chất lƣợng tín dụng có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động tín dụng nói chung cũng nhƣ tổng thể hoạt động của ngân hàng. Chất lƣợng tín dụng quyết định khả năng thu hồi vốn và lãi cho ngân hàng. Trong khi các khoản cho vay đối với khách hàng (là các tổ chức kinh tế và các cá nhân) chiếm đến 70% tổng tài sản có, nguồn thu nhập từ lãi cho vay là nguồn thu nhập chủ yếu của một ngân hàng thƣơng mại. Vì vậy chất lƣợng tín dụng quyết định khả năng thu lợi nhuận của ngân hàng. Chất lƣợng tín dụng tốt không chỉ nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động của mỗi ngân hàng riêng lẻ mà còn cho cả hệ thống bởi mối quan hệ mật thiết của các ngân hàng thƣơng mại với tổng thể

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ nền kinh tế cũng nhƣ với từng chủ thể kinh tế bằng vai trò thực thi chính sách tiền tệ và điều tiết vĩ mô nền kinh tế của mình.

Do vậy có thể hiểu “Chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh sức mạnh cạnh tranh, sự thích nghi của ngân hàng với môi trường bên ngoài để ngân hàng có thể tồn tại và phát triển”

Nguồntríchdẫn:(2013).Chấtlƣợngtíndụngngânhàng http://caobangedu.vn/chat- luong-tin-dung-ngan-hang-1422.html,ngày12/9/2013.

1.1.6.2. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng

a. Chất lượng tín dụng đối với phát triển của nền kinh tế - xã hội

Sinh ra từ nền sản xuất hàng hoá, tín dụng đã có những đóng góp đáng kể trong việc thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn để thúc đẩy tiến trình phát triển của xã hội. Lịch sử đã chứng minh điều đó thông qua sự ra đời và phát triển xã hội loài ngƣời qua các hình thái kinh tế xã hội.

Ngày nay, cùng với sự phát triển của sản xuất và lƣu thông hàng hoá, tín dụng cũng ngày càng phát triển nhằm cung cấp thêm các phƣơng tiện giao dịch để đáp ứng nhu cầu giao dịch ngày càng tăng trong toàn xã hội. Trong điều kiện đó, chất lƣợng tín dụng ngày càng đƣợc quan tâm, bởi lẽ:

- Đảm bảo chất lượng tín dụng là điều kiện để ngân hàng làm tốt vai trò trung tâm thanh toán: Khi chất lƣợng tín dụng đƣợc đảm bảo sẽ tăng vòng quay vốn tín dụng, với một khối lƣợng tiền nhƣ cũ, có thể thực hiện số lần giao dịch lớn hơn, tạo điều kiện tiết kiệm tiền trong lƣu thông, củng cố sức mua của đồng tiền.

- Chất lượng tín dụng tạo điều kiện cho ngân hàng làm tốt chức năng trung gian tín dụng trong nền kinh tế quốc dân: là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tƣ, tín dụng góp phần điều hoà vốn trong nền kinh tế. Tăng cƣờng chất lƣợng tín dụng sẽ giảm thiểu lƣợng tiền thừa trong lƣu thông. Điều đó không chỉ giải quyết mối quan hệ cung cầu về vốn trong nền kinh tế mà còn tạo điều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ kiện để mở rộng phạm vi thanh toán không dùng tiền mặt, từ đó tiết kiệm chi phí lƣu thông cho xã hội, góp phần vào việc điều hoà và ổn định lƣu thông tiền tệ.

- Chất lượng tín dụng góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ, tăng trưởng kinh tế, tăng uy tín quốc gia: Điều này xuất phát từ nghiệm vụ tín dụng của NHTM có quan hệ chặt chẽ với khối lƣợng tiền mặt trong lƣu thông, thông qua cho vay chuyển khoản, thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, các NHTM có khả năng mở rộng tiền ghi sổ gấp nhiều lần so với số tiền thực có. Xét về bản chất kinh tế, số tiền này bắt nguồn từ điều “kỳ diệu” của hệ thống ngân hàng (thƣờng gọi là “khả năng tạo tiền”), chúng do “cơ sở” tạo ra nhƣng khi đi vào lƣu thông chúng đều có “quyền” thanh toán và chi trả nhƣ các phƣơng tiện khác để rồi cuối cùng với xu hƣớng chung chúng sẽ đƣợc chuyển thành phƣơng tiện có tính lỏng nhất, đó là tiền mặt. Chính vì vậy, tín dụng còn là nguyên nhân tiềm ẩn của lạm phát. Đảm bảo chất lƣợng tín dụng sẽ tạo điều kiện cho các NHTM cung cấp tổng phƣơng tiện thanh toán phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế, tạo khả năng giảm bớt lƣợng tiền thừa trong lƣu thông, góp phần hạn chế lạm phát, ổn định tiền tệ, tăng uy tín của quốc gia bằng việc phát huy tác dụng của các sản phẩm, dịch vụ trong tƣơng lai của các công trình đầu tƣ.

- Tín dụng là công cụ để thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế xã hội theo từng ngành, từng lĩnh vực. Mặt khác, thông qua sự phân tích, đánh giá khả năng phát triển của các đối tƣợng định đầu tƣ để có những quyết định đầu tƣ đúng đắn nhằm khai thác tiềm tàng về tài nguyên, lao động, tiền vốn… để tăng cƣờng năng lực sản xuất, cung cấp ngày càng nhiều sản phẩm cho xã hội, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời lao động… Chất lƣợng tín dụng đƣợc nâng cao sẽ góp phần tăng hiệu quả sản xuất xã hội, đảm bảo sự phát triển cân đối giữa các ngành các vùng trong cả nƣớc, ổn định và phát triển nền kinh tế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Chất lượng tín dụng góp phần lành mạnh hoá quan hệ tín dụng: Hoạt động tín dụng đƣợc mở rộng với các thủ tục đƣợc đơn giản hoá, thuận tiện nhƣng vẫn tuân thủ các nguyên tắc tín dụng sẽ góp phần cho vay đúng các đối tƣợng cần thiết, giảm thiểu và đi đến xoá bỏ nạn cho vay nặng lãi chủ yếu hiện nay đang hoành hành ở nông thôn và các vùng xa xôi, hẻo lánh.

Để có chất lƣợng tín dụng, ngoài sự nỗ lực của bản thân các NHTM, đòi hỏi nền kinh tế phải ổn định và phải có một cơ chế phù hợp về chính sách, chế độ, sự phối hợp nhịp nhàng và hiệu quả giữa các cấp, các ngành,… tạo môi trƣờng thuận lợi cho các hoạt động của tín dụng.

Tín dụng có mối quan hệ mật thiết với nền kinh tế, xã hội. Thiết lập một cơ chế chính sách tín dụng đồng bộ, có hiệu quả sẽ có tác dụng tích cực đến mọi mặt của nền kinh tế, xã hội. Điều đó cũng thể hiện chất lƣợng hoạt động tín dụng trong nền kinh tế thị trƣờng.

b. Chất lượng hoạt động tín dụng đối với sự tồn tại và phát triển của các NHTM

- Chất lượng tín dụng làm tăng khả năng cung cấp dịch vụ của các NHTM do tạo thêm nguồn vốn từ việc tăng đƣợc vòng quay vốn tín dụng và thu hút đƣợc nhiều khách hàng bởi các hình thức của sản phẩm, dịch vụ, tạo ra một hình ảnh tốt về biểu tƣợng và uy tín của ngân hàng và sự trung thành của khách hàng;

- Chất lượng tín dụng gia tăng khả năng sinh lợi của các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng do giảm đƣợc sự chậm trễ, giảm chi phí nghiệp vụ, chi phí quản lý, các chi phí thiệt hại do không thu hồi đƣợc vốn đã cho vay và yêu cầu kiểm tra tối thiểu;

- Chất lượng tín dụng cải thiện tình hình tài chính của ngân hàng, tạo thế mạnh cho NH trong quá trình cạnh tranh;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Chất lượng tín dụng tạo thuận lợi cho sự tồn tại lâu dài của ngân hàng bởi vì chất lƣợng tín dụng cho phép ngân hàng có những khách hàng trung thành và những khoản lợi nhuận để bổ sung vốn đầu tƣ;

- Chất lượng tín dụng củng cố mối quan hệ xã hội của ngân hàng bằng những điều kiện lao động tốt nhất.

Với những ƣu thế trên, việc củng cố và tăng cƣờng chất lƣợng tín dụng của các NHTM là sự cần thiết khách quan vì sự tồn tại và phát triển lâu dài của các NHTM; và cũng chính vì vậy, chất lƣợng tín dụng luôn luôn phải đƣợc cải tiến.

1.1.6.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng

Để đánh giá chất lƣợng tín dụng của một ngân hàng thƣơng mại, các thanh tra ngân hàng, các chuyên gia ngân hàng phải dựa vào các tiêu chuẩn. Tuy nhiên, cho đến nay chƣa có một hệ thống chính thức các tiêu chuẩn quốc tế cũng nhƣ một hệ thống tiêu chuẩn của riêng Việt Nam để đánh giá chất lƣợng tín dụng của một ngân hàng thƣơng mại. Vì vậy, việc đánh giá chất lƣợng tín dụng đều dựa trên một số tiêu chuẩn do các ngân hàng trung ƣơng, cơ quan quản lý cao nhất trong hệ thống ngân hàng của một quốc gia, ban hành.

Ở Mỹ, hệ thống ngân hàng thƣơng mại với tƣ cách là nhóm trung gian tài chính lớn nhất, có khối lƣợng tài sản dƣới hình thức các chứng khoán rất đa dạng. Mỗi năm, hệ thống này cung cấp cho nền kinh tế hàng ngàn tỷ USD tín dụng. Các thanh tra ngân hàng Mỹ đã đƣa ra đánh giá về chất lƣợng tín dụng dựa trên việc phân loại các khoản vay, quy đổi các khoản vay nguy hiểm theo các hệ số rủi ro tƣơng ứng và đem so sánh với quy mô dự phòng tổn thất tín dụng và vốn chủ sở hữu.

Các khoản cho vay của một ngân hàng đƣợc các thanh tra ngân hàng phân loại nhƣ sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Những khoản vay đang tiến triển tốt nhƣng có một vài điểm hạn chế do ngân hàng không tuân thủ chính sách cho vay hay không nhận đƣợc đầy đủ giấy tờ từ ngƣời vay thì đƣợc cho là khoản cho vay cần đƣợc xem xét.

Những khoản cho vay dƣờng nhƣ chứa đựng những khiếm khuyết lớn hay bị các thanh tra ngân hàng đánh giá là có sự tập trung tín dụng nguy hiểm vào một ngƣời vay hay một ngành vay đƣợc gọi là những khoản cho vay cần lên kế hoạch. Các ngân hàng cần giám sát khoản tín dụng này một cách thận trọng và cố gắng hạn chế rủi ro do sự cho vay tập trung.

Những khoản cho vay chứa đựng mầm mống rủi ro không thể thu hồi theo đúng kế hoạch sẽ đƣợc xếp vào hạng nguy hiểm. Sau đó, khoản vay nguy hiểm lại đƣợc xếp vào một trong 3 nhóm nhỏ sau:

- Nhóm 1 (Các khoản cho vay dưới mức tiêu chuẩn): mức độ an toàn của ngân hàng không đƣợc đảm bảo do sự giảm sút trong giá trị tài sản thế chấp hay trong năng lực hoàn trả của ngƣời vay.

- Nhóm 2 (Các khoản cho vay đáng ngờ) có nhiều khả năng chúng mang lại tổn thất cho ngân hàng.

- Nhóm 3 (Các khoản cho vay không thể thu hồi được)

Các thanh tra sẽ nhân toàn bộ các khoản cho vay dƣới mức tiêu chuẩn

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh bãi cháy - quảng ninh (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)