5. Bố cục của luận văn
4.1. Quan điểm, định hƣớng mục tiêu nâng cao chất lƣợngtíndụng tại ch
4.1.1. Quan điểm nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh NHNo & PTNT Bãi Cháy - Quảng Ninh
Cũng nhƣ bất cứ một doanh nghiệp nào trong nền kinh tế Ngân hàng cũng phải hoạt động kinh doanh làm sao để đem lại càng nhiều thu nhập cho chủ sở hữu thì càng tốt. Nhƣng điều rất khác của Ngân hàng đối với các doanh nghiệp khác là Ngân hàng thƣơng mại là đơn vị kinh tế kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ với 3 nghiệp vụ cơ bản: Nhận gửi, cho vay, cung ứng các dịch vụ thanh toán. Vì thế theo quan điểm của Ngân hàng thì chất lƣợng tín dụng với các yếu tố cấu thành cơ bản đó là mức độ an toàn của tín dụng và khả năng sinh lời do hoạt động tín dụng mang lại.
Mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận hay mối quan hệ giữa an toàn và khả năng sinh lời là mối quan hệ biện chứng. Mối quan tâm hàng đầu của tất cả các nhà đầu tƣ là phải cân nhắc giữa mức độ an toàn và khả năng sinh lời. Về nguyên tắc đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận thì mức độ rủi ro của lĩnh vực đầu tƣ càng cao thì sẽ có khả năng sinh lợi càng cao và ngƣợc lại.
Hơn nữa hoạt động của ngân hàng là hoạt động chứa nhiều rủi ro bởi lẽ số tiền ngân hàng cho vay có tới hơn 50% là nguồn vốn ngoài vốn chủ sở hữu. Vì thế nếu nhƣ Ngân hàng không cân nhắc thận trọng thì sẽ lâm vào tình trạng “ Mất khả năng thanh toán “.
Đối với Ngân hàng, một khoản tín dụng có khả năng sinh lời cao khi khoản tín dụng đó đến hạn thanh toán thì sẽ hoàn trả đầy đủ vốn gốc và lãi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Do đó theo quan điểm của Ngân hàng chất lƣợng tín dụng đƣợc hiểu là: Chất lƣợng tín dụng là một thuật ngữ phản ánh mức độ an toàn và khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng Ngân hàng.
Ngân hàng là ngành dịch vụ đã có lịch sử tồn tại và phát triển hàng trăm năm. Nó là ngành mang lại cho giới Ngân hàng siêu lợi nhuận song đồng thời nó cũng là ngành chịu nhiều rủi ro. Một trong những rủi ro đáng sợ đối với Ngân hàng là rủi ro tín dụng và nó cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng mất khả năng thanh toán của Ngân hàng, bằng chứng là đã xảy ra những cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới.Có thể nói bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới cũng có thể lâm và tình trạng đó, vì thế vấn đề nâng cao chất lƣợng tín dụng không chỉ đối là cần thiết đối với Ngân hàng, với khách hàng mà còn đối với toàn xã hội nữa.
Về phía Ngân hàng: Ngân hàng thƣơng mại giống nhƣ các nhà kinh doanh: bỏ vốn của mình ra và mong muốn thu đƣợc lợi nhuận và thu hồi vốn. Nhƣ vậy đảm bảo chất lƣợng cho các khoản vay và cho vay bản thân nó đối với Ngân hàng đã là một nhu cầu cấp thiết. Đặc biệt đối với các Ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam hiện nay không còn là cái bóng của Ngân hàng Trung Ƣơng mà đã và đang dần trở thành một chủ thể kinh doanh độc lập, tự kiếm lợi nhuận lời ăn lỗ chịu, chịu trách nhiệm với khách hàng, với Ngân hàng Trung Ƣơng. Do vậy mà Ngân hàng không thể không cần đến sự an toàn với các khoản vay.
Nền kinh tế nƣớc ta hiện nay đang trong thời kỳ quá độ để chuyển sang một nền kinh tế thị trƣờng. Bản thân mỗi doanh nghiệp, tổ chức kinh tế chƣa thoát khỏi tƣ tƣởng bao cấp, tƣ duy về nền kinh tế thị trƣờng còn nhiều hạn chế, do đó việc làm ăn của các doanh nghiệp có nguy cơ dẫn đến rủi ro là rất lớn. Vì thế để nâng cao chất lƣợng tín dụng Ngân hàng không chỉ là ngƣời cung cấp vốn cho các doanh nghiệp mà Ngân hàng còn phải là ngƣời hiểu rõ hơn ai hết về lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, có nhƣ thế thì Ngân hàng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ mới mở rộng đƣợc các dịch vụ của mình nhƣ dịch vụ tƣ vấn...giúp doanh nghiệp tránh khỏi đƣợc những rủi ro không đáng có.
Nhƣ vậy, có thể thấy mục tiêu nâng cao chất lƣợng cho vay là điều kiện tối ƣu cần thiết cho mỗi Ngân hàng, nó vừa là yếu tố không những đảm bảo cho Ngân hàng duy trì hoạt động mà còn giúp Ngân hàng phát triển. Nếu đi ngƣợc lại mục tiêu trên, Ngân hàng sẽ đi đến chỗ tự huỷ diệt chính mình.
Nếu xét trên quan điểm toàn xã hội thì vấn đề chất lƣợng tín dụng cũng là vấn đề cần thiết. Bởi một đồng vốn của Ngân hàng cho vay nó là đầu mối trong tất cả các mối quan hệ kinh tế, nếu ngƣời sử dụng vốn đó hiệu quả thì cũng đồng nghĩa với việc nó có hiệu quả đối với Ngân hàng và xã hội bởi nó sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, đóng góp phát triển các công trình phúc lợi xã hội. Hơn nữa sự sụp đổ của hệ thống Ngân hàng sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến nền kinh tế nó có thể làm cho nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái trầm trọng và sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến toàn bộ xã hội. Do đó vấn đề nâng cao chất lƣợng tín dụng cũng đƣợc cả xã hội quan tâm.
4.1.2. Định hướng, mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh NHNo & PTNT Bãi Cháy - Quảng Ninh
4.1.2.1. Định hướng
Trong những năm qua so với các ngân hàng thƣơng mại khác trong khu vực thị phần các dịch vụ của chi nhánh liên tục tăng đều lên qua các năm. Cạnh tranh giữa các ngân hàng trở nên quyết liệt hơn, nguồn vốn nhàn rỗi trong các doanh nghiệp giảm dần, yêu cầu của khách hàng ngày càng cao hơn. Do đó, trong thời gian tới chi nhánh có phƣơng hƣớng hoạt động nhƣ sau:
- Duy trì và thực hiện định hƣớng kinh doanh mà ban giám đốc chi nhánh NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh Bãi Cháy đã lựa chọn: phải luôn đảm bảo tăng trƣởng, phát triển bền vững nhƣ kế hoạch đã đề ra. Cơ cấu tài chính mạnh, linh hoạt đủ khả năng cung cấp vốn cho khách hàng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Phấn đấu trở thành một trong những ngân hàng có thƣơng hiệu, uy tín hàng đầu cả nƣớc.
- Tích cực tăng cƣờng các hoạt động huy động vốn bằng nhiều hình thức khác nhau, đi đôi với nó là công tác tuyên truyền quảng cáo, quảng bá, khuyến mại,... nhằm huy động tối đa các nguồn vốn dƣ thừa trong dân cƣ và các tổ chức kinh tế.
- Mở rộng quy mô, nâng cao chất lƣợng hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Phát triển và mở rộng thêm nhiều phòng giao dịch. Cung cấp nhiều hơn nữa cho khách hàng các dịch vụ ngân hàng trong tƣơng lai nhƣ: thanh toán bằng thẻ, quản lý tài sản cho khách hàng,...
- Mở rộng, đa dạng hóa, nâng cao chất lƣợng của hoạt động tín dụng, thực hiện cho vay có chọn lọc trong phạm vi có thể kiểm soát, ƣu tiên cho vay tiêu dùng, cho vay hộ sản xuất, cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Thực hiện các hoạt động đào tạo nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên cho toàn chi nhánh cả về nghiệp vụ, chuyên môn và tác phong tạo ra ƣu thế cạnh tranh bằng chất lƣợng nguồn nhân lực.
4.1.2.2. Mục tiêu
Mục tiêu của chi nhánh là:
- Tổng nguồn vốn huy động phải đạt từ 1.700 - 2.300 tỷ đồng đạt tốc độ tăng trƣởng từ 22% - 25% so với cùng kì năm ngoái
- Tổng dƣ nợ 500 - 550 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trƣởng từ 18% - 27%. So với cùng kì năm ngoái. Trong đó dƣ nợ ngắn hạn chiếm 55% / tổng dƣ nợ, dƣ nợ trung dài hạn 45% trên tổng dƣ nợ.
- Nợ quá hạn: dƣới 4% / tổng dƣ nợ. - Chênh lệch lãi suất phấn đấu đạt 0,4%
- Thu từ dịch vụ: tăng từ 15% - 18% so với cùng kì năm ngoái để phấn đấu cả năm tăng từ 12% - 15% so với năm 2012 (vì quý III giảm 1,7% so với quý III năm 2012)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Tài chính: chênh lệch thu - chi là 17 tỷ đồng tăng 5 tỷ đồng so với cùng kì năm ngoái. Phấn đấu cả năm đạt 75 tỷ đồng vƣợt kế hoạch đề ra là 65 tỷ đồng.
- Nâng cao chất lƣợng tín dụng đặc biệt ƣu tiên tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa kinh doanh ổn định có hiệu quả, có tài sản đảm bảo, chấp nhận mức lãi suất hợp lý; hạn chế cho vay đối với các khách hàng không có tài sản đảm bảo hoặc tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay. Coi trọng yếu tố chất lƣợng tín dụng vì đó là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của chi nhánh là tiêu chuẩn để đo trình độ cán bộ.
4.2. Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Bãi Cháy - Quảng Ninh hàng Nông nghiệp và PTNT Bãi Cháy - Quảng Ninh
4.2.1. Thực hiện chính sách tín dụng phù hợp với tình hình thực tế
Chính sách tín dụng là kim chỉ nam cho hoạt động của ngân hàng, nó có vai trò quan trọng trong hoạt động của các NHTM nói chung và của Chi nhánh NHNo & PTNT Bãi Cháy nói riêng - đó là cơ sở, là căn cứ cho hoạt động tín dụng. Chính sách tín dụng phải phù hợp với tình hình thực tế của môi trƣờng pháp lý, môi trƣờng kinh tế - xã hội; phù hợp với các quy định của cấp trên (Ngân hàng Nhà nƣớc và NHNo & PTNT Việt Nam) và quan trọng nhất là phải phù hợp với tình hình thực tế của Chi nhánh NHNo & PTNT Bãi Cháy để có thể phát huy năng lực, thế mạnh về tài chính cũng nhƣ về nguồn vốn huy động đáp ứng nhu cầu của mọi thành phần trong nền kinh tế.
Với vai trò quan trọng nhƣ vậy, chính sách tín dụng cần tập trung vào một số nội dung sau:
- Tiếp tục củng cố, tăng cƣờng và mở rộng hoạt động tín dụng đối với các khách hàng truyền thống trên địa bàn - đây là những khách hàng có quan hệ thƣờng xuyên với ngân hàng và là thế mạnh của ngân hàng. Đồng thời cũng tiếp tục tìm kiếm các khách hàng tiềm năng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Cân đối cơ cấu giữa tín dụng ngắn hạn và tín dụng trung-dài hạn theo hƣớng mở rộng hoạt động tín dụng trung-dài hạn đối với các doanh nghiệp. Cũng nhƣ việc cân đối cơ cấu tín dụng giữa thành phần kinh tế Nhà nƣớc và thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Tỷ trọng tín dụng đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và tỷ trọng tín dụng ngắn hạn rất cao nhƣng đây không phải là biện pháp hạn chế rủi ro cho chi nhánh. Bởi cái chính là cán bộ tín dụng phải có năng lực, trình độ, có độ linh hoạt và nhạy bén, biết nhìn nhận đâu là khách hàng đáng tin cậy, đâu là khoản tín dụng an toàn.
- Cơ cấu cho vay cũng nên điều chỉnh cho phù hợp với cơ cấu kinh tế đang chuyển đổi và tình hình phát triển trên địa bàn Bãi Cháy. Chi nhánh nên quan tâm hơn nữa đến các doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế nhƣ ngành thƣơng nghiệp, dịch vụ. Cho vay đa dạng hoá các ngành nghề, các thành phần kinh tế, với các hình thức cho vay phong phú là một trong những hình thức phân tán rủi ro, không tập trung trứng vào một giỏ.
4.2.2. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định
Chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng, các DNNN phải tự thân vận động, không còn cảnh ỉ lại vào ngân sách nhà nƣớc. Các thành phần kinh tế đƣợc tự do, bình đẳng, các doanh nghiệp tƣ nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp nƣớc ngoài xuất hiện ngày càng nhiều. Chính vì vậy, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên địa bàn rất mạnh mẽ, và rất nhạy cảm với những biến động từ môi trƣờng bên trong cũng nhƣ môi trƣờng bên ngoài nên rủi ro hoạt động của doanh nghiệp lớn, kéo theo rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng tăng. Để đảm bảo an toàn trong kinh doanh của mình, ngân hàng cần lựa chọn những khách hàng tốt trên cơ sở tiến hành thẩm định trƣớc - trong và sau quá trình cho vay. Bởi chất lƣợng công tác thẩm định với chất lƣợng tín dụng có quan hệ nhân quả: chất lƣợng công tác thẩm định càng tốt bao nhiêu thì chất lƣợng tín dụng càng cao bấy nhiêu. Công tác thẩm định trƣớc khi cho vay là rất quan trọng bao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ gồm thẩm định khách hàng và thẩm định dự án sản xuất kinh doanh. Trong đó, thẩm định khách hàng là một công việc rất khó khăn, đôi khi còn mang tính trìu tƣợng. Việc thẩm định khách hàng bao gồm thẩm định về tƣ cách pháp lý, về khả năng tài chính, thẩm định về uy tín, trách nhiệm, tƣ cách đạo đức cũng nhƣ cả về trình độ, năng lực quản lý của doanh nghiệp. Công việc này không có một chuẩn mực, chỉ tiêu cụ thể rõ ràng nào, không có một thƣớc đo nào… Vì vậy đối với một số cán bộ tín dụng sẽ gặp nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó, thẩm định tính khả thi của dự án về nội dung kinh tế tài chính là một yếu tố quyết định trực tiếp đến việc lựa chọn dự án đầu tƣ của ngân hàng. Có một số phƣơng pháp thẩm định chung mà cả doanh nghiệp và ngân hàng vẫn thƣờng áp dụng nhƣ phƣơng pháp dựa theo chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng NPV, tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR; phƣơng pháp phân tích theo chỉ số doanh lợi, thời gian hoàn vốn, độ nhạy cảm của dự án với lãi suất, với cầu, … Tuy nhiên đối với cán bộ tín dụng ngân hàng không chỉ đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn mà còn phải có khả năng nhạy bén, nắm đƣợc thị trƣờng hiện tại - dự báo những biến động của thị trƣờng trong tƣơng lai để có thể đánh giá chính xác hiệu quả của một dự án đầu tƣ.
Công tác kiểm soát, quản lý của ngân hàng trong và sau khi cho vay có chặt chẽ thì ngân hàng sẽ nắm rõ đồng vốn cho vay của mình hiện đƣợc sử dụng nhƣ thế nào, có đúng mục đích không, có hiệu quả không. Điều khó là cán bộ tín dụng phải tiến hành kiểm soát món vay nhƣ thế nào cho khoa học, đảm bảo chất lƣợng tín dụng an toàn, bền vững.
Để nâng cao chất lƣợng công tác thẩm định, cần phải chuẩn hoá hệ thống các chỉ tiêu, phƣơng pháp thẩm định; bên cạnh đó tiến hành công tác nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ tín dụng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Vai trò của marketing ngày càng trở nên quan trọng, nó là công cụ, là đòn bẩy giúp doanh nghiệp tối đa hoá hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Đối với ngân hàng, vai trò này càng quan trọng hơn do đặc thù hoạt động dịch vụ ngân hàng vốn đơn điệu, chậm thay đổi. Trong đó, chiến lƣợc khách hàng là một bộ phận quan trọng của marketing hiện đại. Một chiến lƣợc khách hàng hợp lý là phải nắm rõ nhu cầu và biết cách thoả mãn những nhu cầu đó cũng nhƣ khơi dậy các nhu cầu tiềm năng của khách hàng, điều đó không chỉ mang lại hiệu quả cho từng dịch vụ cụ thể đƣợc khách hàng sử dụng mà còn góp phần tạo dựng uy tín, hình ảnh của chi nhánh trong lòng khách hàng. Để thực hiện đƣợc điều này, Chi nhánh NHNo & PTNT Bãi Cháy cần tiếp tục đẩy mạnh công tác khách hàng theo các hƣớng sau:
Thành lập phòng chức năng Marketing trong cơ cấu tổ chức, để phối hợp với các phòng ban xây dựng chiến lƣợc Marketing tổng hợp. Đây là định hƣớng trong tƣơng lai của ngân hàng. Bên cạnh đó, cần phải xây dựng “quỹ chăm sóc khách hàng”, chẳng hạn trích quỹ mua thiệp mừng sinh nhật khách hàng hay một số chƣơng trình khác, điều này tuy nhỏ bé về mặt vật chất song