5. Bố cục của luận văn
4.2.4. Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ tíndụng của
Trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ tín dụng là yếu tố cơ bản, quyết định chất lƣợng tín dụng. Trình độ nghiệp vụ có cao thì mới có khả năng nhận định khách hàng tốt hay xấu, dự án kinh doanh khả thi hay không khả thi… Nâng cao trình độ nghiệp vụ cán bộ tín dụng đƣợc xem là công tác mang tính
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ chiến lƣợc, phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, đó là nền móng để ngân hàng phát triển bền vững, hiệu quả.
Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng phải bắt đầu từ khâu tuyển dụng những ngƣời đã qua đào tạo tại các trƣờng chuyên ngành, có am hiểu thực tế. Tiếp đó là khâu bố trí lao động: đúng ngƣời, đúng việc, đúng vị trí. Và tiếp tục đào tạo qua thực tiễn, ngƣời đi trƣớc dìu dắt ngƣời đi sau, ngƣời nhiều kinh nghiệm truyền đạt cho ngƣời ít kinh nghiệm, ngƣời biết chỉ cho ngƣời chƣa biết… Đây chính là nghệ thuật quản trị nhân sự, là yếu tố mang lại thành công trong cạnh tranh. Trình độ cần nâng cao ở đây không chỉ đơn thuần là trình độ chuyên môn, là khả năng thu thập-nắm bắt thông tin, khả năng phân tích, đánh giá khách hàng… mà nó còn bao gồm sự am hiểu về luật pháp, nắm rõ vai trò và vận dụng công cụ marketing trong công việc…
Chi nhánh cần tiếp tục xây dựng chế độ khen thƣởng hợp lý hơn nhằm khuyến khích cán bộ tín dụng hăng hái, nhiệt tình trong công việc bên cạnh đó, phải có chế độ kỷ luật và xử lý nghiêm minh nhằm nâng cao trách nhiệm của cán bộ tín dụng. Thực hiện công bằng là biện pháp tạo động lực trong lao động, làm trong sạch đội ngũ cán bộ.