Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh bãi cháy - quảng ninh (Trang 113)

5. Bố cục của luận văn

4.2.5. Một số giải pháp khác

- Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng, chuẩn hóa cán bộ tín dụng : Chuẩn hóa khung năng lực cán bộ tín dụng tựu chung về những hành động triển khai trong thực tế, chứ không chỉ mang tính lý thuyết, cán bộ tín dụng phải chấp nhận rủi ro, cho nên chúng ta phải đào tạo cho họ ý thức chấp nhận và phải dự phòng rủi ro (tức là nâng cao kiến thức tài chính). “Bằng cấp không quan trọng bằng kiến thức. Việc chuẩn hóa quan trọng hơn là trang bị cho họ cái nhìn tổng quát về điều tra trực tiếp khách hàng, số liệu. Khi có nền tảng kiến thức vững chắc thì rủi ro sẽ giảm đi rất nhiều”, ông Vijay Pillai, đại diện của Tập đoàn Omega Performance khẳng định.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Xây dựng kế hoạch đào tạo có tầm nhìn dài hạn, chú ý đến hiệu quả và chất lƣợng đào tạo, đào tạo phải phù hợp với từng cán bộ nhằm mang lại hiệu quả thiết thực ; trong đó đặc biệt coi trọng việc bồi dƣỡng đạo đức, phẩm chất để cán bộ tín dụng có ý thức nâng cao tinh thần trách nhiệm.

- Tách bộ phần tín dụng thành bộ phận cho vay doanh nghiệp và dự án, bộ phận cho vay hộ gia đình, cá nhân, tiêu dùng và cầm cố từ đó đẩy mạnh công tác chuyên môn hóa trong công việc nâng cao chất lƣợng thẩm định đặc biệt là phân tích thẩm định các dự án lớn.

-Tăng cƣờng công tác thanh tra - kiểm tra - kiểm soát nội bộ chi nhánh cũng nhƣ trong toàn hệ thống nhằm làm lành mạnh hoá tình hình hoạt động không chỉ đối với riêng phòng tín dụng mà còn đối với tất cả các phòng ban khác trong chi nhánh. Công việc này có thể tiến hành theo định kì, thƣờng xuyên hoặc đột xuất. Qua đó giúp ban lãnh đạo nắm rõ tình hình hoạt động tại chi nhánh mình, từ đó có những giải pháp hiệu quả nhằm phát huy các thành tích đã đạt đƣợc, tiếp tục giữ vững danh hiệu là doanh nghiệp hạng nhất.

- Xây dựng hệ thống thông tin chính xác: Thông tin trong công tác quản lý ngày càng quan trọng, nhất là đối với hoạt động tín dụng của các NHTM. Thông tin tín dụng càng chính xác thì càng tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ tín dụng có cơ sở vững chắc trong suốt quá trình trƣớc-trong và sau khi cho vay. Thông tin tín dụng có thể lấy từ nhiều nguồn khác nhau: từ khách hàng, từ bạn hàng của khách hàng đó, thậm chí có thể phỏng vấn công nhân hoặc những ngƣời sống xung quanh… Đặc biệt, trong năm 2000, NHNT Việt nam - là ngân hàng thứ 2 trong cả nƣớc thành lập “Phòng thông tin phòng ngừa rủi ro” (1996 có NHCT.VN). Phòng này có nhiệm vụ hàng tháng xuất bản tờ thông tin phòng ngừa rủi ro về cho vay, bảo lãnh, thanh toán L/C, thẻ tín dụng, cơ chế chính sách, doanh nghiệp … đến từng chi nhánh. Đây là một điều kiện rất thuận lợi. Đồng thời, việc ra đời Trung tâm phòng ngừa rủi ro

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ của NHNN năm 1992 (thành lập lại vào năm 1999) để thu thập và cung cấp thông tin cho các TCTD nhƣ đăng ký thành lập, giải thể-phá sản doanh nghiệp, tình hình tài chính, các mối quan hệ tín dụng, … là một nguồn thông tin rất quan trọng, đáng tin cậy cho ngân hàng. Tuy nhiên, muốn có thông tin lành mạnh, chính xác đòi hỏi tất cả các NHTM cần thấy đƣợc tầm quan trọng và cùng mong muốn, hợp tác xây dựng một CIC vững chắc, chính xác.

- Tiếp tục hiện đại hoá công nghệ ngân hàng: nhƣ trang bị, nâng cấp máy móc thiết bị tin học…. là đòn bẩy cho sự phát triển, là tiền đề của quá trình hội nhập. Nhờ công nghệ hiện đại, ngân hàng có thể thoả mãn cho khách hàng về thời gian, về chi phí giao dịch, tăng tính an toàn, đồng thời giúp ngân hàng có thể xử lý nhanh và chính xác một khối lƣợng giao dịch ngày càng lớn.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh bãi cháy - quảng ninh (Trang 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)