- Trong ngữ vựng văn học đã có nhiều thuật ngữ khoa học xã hội và nhân vãn, đặc biệt là các thuật ngữ này được khai thác từ vốn từ HánViệt, mở ra một khả
61 Sdd, Tranh luận văn Iigliệ thế 'kìXX, (tập II), tr 569 người biên soạn giải thích về tên bài viết này: Một tháng sau,
Irtn T in văn. số 6, ra ngày 1.9.1935. tác giả xin cài chinh do viết lấm, đề nghị sừ lại là Ngliệ tlinật vị nhún sình. KSdd, Tranh liiậ ii văn Iigliệ th ế k ì XX, ( tập II). Toàn văn bài này từ tr. 569 dến573.
cái tình trạng thiệt hiện của xã hội; họ đánh cắp văn học lên núp trên những cái
“tháp ngà Vô tâm hay hữu ý, các ông ấy đã lừa chúng ta bằng cái thủ đoạn “
nhìn rừng mơ cho đỡ khát nước”. Từ đó, Hải Triều phát hiện trong bài viết của mình, một ước ao của độc giả bình dân thời bấy giờ, “ về mặt tinh thần, đọc được những tác phẩm có thể diễn dịch nỗi lòng của họ”, bởi vì “ họ không cần những lời văn hoa mĩ và điêu toa. họ ưa những thể văn binh dị mà thiết thực. Bao nhiêu những tác phẩm đương lưu hành trong xã hôi hiện đại đều làm cho họ chán nản vô cùng, vì họ chỉ thấy rặt những chuyện tình với tình, cái tình mơ mộng ở đâu trong mây, trong mưa, còn những cái khổ sở lầm than của họ, sự bực bội tối tăm của họ, không mấy ai để ý đến. Giữa tình trạng ấy, quyển Kép T ư Bền ra đời, dầu nó chưa được
hoàn toàn, nhưng cũng có thể gọi rằng nó phù hợp với cái khuynh hướng chung của một số đông người đương khát vọng.” Đứng trên quan điểm văn học phản ánh hiện thực, hướng đến những con người đói khổ lầm than và những người đọc bình dân, Hải Triều ngợi khen các truyện ngắn trong cuốn sách này của Nguyễn Công Hoan :
Người ngựa và ngựa người, Thẳng ăn cắp, Kép Tư Bền, Báo hiếu, M ợ nỏ đi Tây, Tỏi chủ báo.v.v...âã “trình bày biết bao những sự xấu xa, mục nát của một chế độ xã
hội Kết luận bài viết của mình, tác giả khen Nguyễn Công Hoan là nhà văn đứng về phía “tả thực chủ nghĩa”. “ Với những câu vãn rất thành thực, chắc chấn, hí hởn, ngộ nghĩnh, nhiều khi cục cằn, thô bỉ nữa, chúng ta phải phục Nguyễn quân là một nhà kể chuyện rất thiệt và rất có duyên, v ề phương diện tả thực, có thể nói tác giả đã đạt đến mục đích một phần lớn rồi vậy. Nhưng về phương diện xã hội thì thật chưa hoàn toàn. Cái đó cũng không đáng trách: vì dưới cái ngọn bút tài tình của tác giả, chúng ta vẫn thấy cái quan niệm kia còn đương phôi thai mà thôi; vả chăng bị hoàn cảnh bó buộc dầu muốn nói chưa chắc đã nói nên lời. Kép Tư Bền có thể nối rằng đã m ở một kỉ nguyên mới cho cái tư triều văn nghệ tả thiệt và x ã hội ở nước
ta.
Thế nhưng, Hoài Thanh lại thấy cần phải phản bác lại tất cả những ý kiến này của Hải Triều về Kép T ư Bền của Nguyễn Công Hoan. Hoài Thanh đã viết ngay một
bài đáp lại bài này của Hải Triều, đăng trên Tràng An, số 48, 13.8.193563, nhan đề
Văn chương là văn chương. Vào bài, ông viết ngay đến “ sự không may của văn
chương” thời buổi ấy, đã bị phủ lên cái “chân tướng lộng lẫy” của mình bằng “ tấm
áo rách tươm của con nhà lao động”. Sở dĩ Hoài Thanh phải buồn tiếc như vậy là do “ một bài phê bình văn nghệ của ông Hải Triều”. Hoài Thanh viét thẳng băng ý kiến của mình về bài viết này: “Ông Hải Triều phê bình tập truyên ngắn Kép Tư Bền của Nguyên Công Hoan, khen lấy khen để vì quyển Kép T ư Bền hình như đã chứng giải một cách đích xác cho cái thuyết nghệ thuật vị nhân sinh ông cố sống cố chết bênh vực mấy lâu nay.” sử dụng một giọng vãn công kích đầy giễu cợt, Hoài Thanh bảo rằng, dù Hải Triều có thể là “một nhà xã hội học, một nhà triết học hay gì...học đi nữa tôi không biết. Nhưng rõ ràng ông không phải là một người hiểu văn chương. Người ta vẫn có thể đứng về phương diện xã hội phê bình một văn phẩm cũng như người ta có thể phê bình về phương diện triết lí, tôn giáo, đạo đức,v.v...Nhưng một điều không nên quên là bao nhiêu phương diện ấy đều là phương diện phụ. Vãn chương muốn gì thì gì, trước hết cũng phải là văn chương đã” .
Đây là quan niệm sắt đá của Hoài Thanh và sắt đá cũng chẳng kém quan niệm của Hải Triều. Có thể nói hai bài viết đúng là đối chọi nhau chan chát và tính luận chiến được cả hai tác giả xác định rất rõ ràng. Ông nhắc nhở Hải Triều một điều chắc chắn là “ trong khi thưởng thức một tác phẩm của nghệ thuật, lé cố nhiên phải để nghệ thuật lên trên, lẽ cố nhiên phải chú ý đến cái đẹp trước khi chú ý đến những tính cách phụ, những hình thức tạm thời của nó”. Và Hoài Thanh phê bình Hải Triều đã rất sai lầm và cực đoan, khi chỉ nhìn thấy thành công của Kép Tư Bền
ở chỗ đã phản ánh được hiện thực xã hội của những người nghèo khổ ở “ dưới đáy” lầm than. Ông đã cố tình chọn một giọng giễu cợt chua cay:” Nếu phải nhờ đến khi quyển Kép Tư Bền ra đời mới biết trong xã hội này có người phải bán thân nuôi
miệng, có người ăn lường chịu đấm,v.v... thì xin lỗi độc giả- công chúng nước Nam này rặt là người ngu. Có ngu mới không thấy những điều tầm thường như vậy, một đứa bé lên mười cũng thừa hiểu. Dẫu sao tôi cũng tin ở trí thông minh của công M Sdd.Tranli luận văn Iighệ th ế k ỉ XX. Toàn văn bài này, từ tr.576 đến tr.5 8 1.
chúng hơn. Công chúng thích tập truyện ngắn Kép Tư Bền không phải thích xem nhũng truyện họ vốn thừa biết từ bao giờ mà thích những câu văn ngộ nghĩnh, có ý tứ mà Nguyễn Công Hoan đã khéo léo lắp vào trong những cốt truyện không có gì. Người ta xem một quyển truyện chứ có phải xem một thiên phóng sự đâu?
Rất nhất quán với quan diểm của mình: văn chương trước hết và cuối cùng
phải là văn chương, chính là văn chương, nên Hoài Thanh đánh giá rằng, những sự kiộn và con người xã hội mà Hải Triều quan tàm nhất khi đọc tác phảm văn chương, lại hoàn toàn không phải là giá trị của văn chương. “ Những nỗi đau thương cùng sung sướng của loài người, những cảnh trí thiên nhiên của trời đất, cả cái ngoại giới mông mênh và tâm giới vô hạn đều là kho tài liệu của nhà văn. Tuỳ theo sở thích của mình, nhà văn muốn lấy tài liệu ở đâu cũng được, miễn làm thế nào tạo nên cái đẹp, trao mĩ cảm cho người xem, thì thôi.” Và nếu tác phẩm văn nghệ có đôi khi ảnh hưởng đến xã hội, thì đó chỉ là sự tình cờ, “ nói cho đúng ra, nếu xét về phương
diện ấy, tác phẩm văn nghệ không còn giữ được cái bản chất thuần tuý của nó nữa”. Hoài Thanh quả quyết. Tuy nhiên, ông đã quá thiên lệch và bất cập, khi cho rằng “ cầm bút chưa phải là viết văn. Văn chương là vật quí có đâu được nhiều thế. Một bài văn hay là một bông hoa. Làm sao người ta lại cứ ép bông hoa phải thành quả là nghĩa lí gì?”. Rồi Hoài Thanh kêugọi thống thiết, có lẽ cũng với một giọng giễu cợt như khi bài viết mới bắt đầu : “ Người ta sau bao nhiêu nỗi chật vật trong một ngày được tí thì giờ nhàn rỗi, mở một tập thơ, một quyển truyện, làm sao lại còn bắt người ta nghe hoài bài học về luân lí, về xã hội. Những bài học ấy đã có bao nhiêu sách, bao nhiêu người dạy cho người ta rồi. Tôi xin các ông hãy buông tha cho người ta. Người ta nào có tội tình gì? Tưởng thế là đã đủ cho bài viết chống lại Hải Triều, nhung Hoài Thanh còn cố tình “ bắt” Hải Triều nghe nốt ý kiến của André Gide, trong đó có câu cuối cùng, cũng là câu Hoài Thanh dùng để kết thúc bài viết của mình : “ Một tác phẩm đẹp tức là đã có ích cho người xem rồi. Nếu căn vặn tìm cho được một bài học rõ ràng, tìm cho được lí do để hành động mà quên những điều có thể an ủi phần tâm hồn của ngưòi ta, như thế tỏ ra mình lầm, mình không hiểu cái đẹp.”
Không hề nao núng và chịu kém cạnh chút nào, Hải Triều “phản pháo” lập tức, bằng bài v iế t: Nghệ thuật và sự sinh hoạt x ã hội,64 trên báo Tin Văn, số 6, ngày 1-9-1935, với chú giải( cũng như bài viết của Hoài Thanh đã từng chú giải) : (Đáp lại bài Văn chương là văn chương của ông Hoài Thanh ở báo Tràng An số 13-8-
1935). Trong bài viết sắc sảo này, Hải Triều cũng dùng một giọng văn bút chiến pha chút giễu cợt, bông đùa, và cũng rất đáo để. Hải Triều vào bài bằng mấy câu
ngắn gọn, tóm tắt bài bình phẩm Kép Tư Bền củ a m ình, khẳng định m ình bình phẩm
cuốn sách đó là để biểu dương “một cái trào lưu nghệ thuật mới ở nước ta : cái trào lưu nghệ thuật vị nhân sinh hay nói cho khít khao hơn là cái trào lưu nghệ thuật vị xã hội đích sinh hoạt ( l’art pour la vie sociale)”. Hải Triều tự hào rằng, tưởng thế
nào, hoá ra Hoài Thanh đã khiêu chiến với ông “ rặt một thứ tàn quân đã thua liểng xiểng trong nhiều mặt trận rồi, bây giờ có cố đánh với tôi thì lại diễn lại tấn tuồng quân ông đạp lẫn nhau mà chết. Cũng như cái chế độ xã hội kia tự đào mổ chôn lấy mình, ông Hoài Thanh trong khi công kích tôi, vô ý đã mài gươm mà tự sát.” Thế rồi, ông thong thả điểm từng nhát một, mà “ ra đòn” đánh lại. Thứ nhất, Hải Triều phản bác ý kiến của Hoài Thanh cho ý nghĩa xã hội của một tác phẩm văn chương, nếu có, thì chỉ là sự “tình cờ”, và đừng tưởng việc trích dẫn ý kiến của A. Gide khiến cho ông “ tất nhiên phải nghe” như Hoài Thanh đã lầm tưởng.
Tiếp đó, Hải Triều khuyên Hoài Thanh “chịu khó đọc lại” những bài của Hải Triều đã viết về vấn đề này ở báo Đông Phương : “ Sự tiến hoá của văn học và sự
tiến hoá của nhân sinh” và báo Đời m ớ i: “ Nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh”, vì theo ông, hai bài ấy “ sẽ là những tiếng đáp lại rất vững vàng chắc chắn” cho Hoài Thanh. Nhưng Hải Triều lại vẫn thích “cãi” tay đôi với Hoài Thanh ngay tại bài trả lời này, vì lí do chính : “Kép T ư Bền, một tác phẩm có cái khuynh
hướng mới mẻ về văn nghệ mà lại bị một hạng dã tâm muốn dìm đi, hoặc phê bình một cách thiên lệch để làm mất cái giá trị của nó”.
Vậy Hải Triều đã làm thế nào?
Đ ầu tiên , ô n g đ em so sánh đ ô i ch iếu : “ Q uan n iệm v ề n gh ệ thuật của ông Hoài Thanh v à củ a tô i” như đặt m ột cái “tít” phụ trong bài viết củ a m ình. R ồi ôn g
lần lượt so sánh, phân tích tùng điểm một:
Thứ nhất, Hoài Thanh bảo, khi thưởng thức nghệ thuật thì phải đặt nghệ thuật lên trên. N g h ệ thuật là gì, Hoài Thanh chỉ định nghĩa có một chữ, là “ đẹp”. Đẹp ở đâu, thì ông “ trả lời cho chúng ta: cái đẹp ở trong “những câu ngộ nghĩnh, có ý tứ”, thêm cho ông tí nữa, là những câu văn bóng bảy, nhẹ nhàng, du dương, v.v...thế là đù cho ông rồi, còn cái “cốt truyện”, cái nội dung (le fond) của tác phẩm, ồng cho là thuộc về “tính cách phụ”, là “ những hình thức tạm thời” mà thôi.
Ông Hoài Thanh, ông cho phép tôi nói câu này: ông bàn về nghệ thuật mà thật ông chưa hiểu nghệ thuật là cái gì.”.Tiếp tục, Hải Triều khuyên Hoài Thanh, khi nói đến nghệ thuật, “ phải chú ý đến cả hai phần : hình thức(forme) và nội dung ( font). Hai cái phân tích ấy nó đắp đổi, nó bồi bổ cho nhau, không cái nào là thực thụ, cái nào là tạm thời, cái nào là chính thức, cái nào là phụ thuộc.” Thậm chí, Hải Triều còn chỉ trích rằng, nếu Hoài Thanh thưởng thức văn nghệ chỉ chú trọng đến câu văn hay thì “chẳng khác nào con người ta có hai chân, ông cưa bớt đi một rồi bảo thế là đẹp, thì chả biết là đẹp ở cái gì nhỉ? Quay trở về với Kép Tư Bển, ý kiến cùa Hải Triều cho Hoài Thanh khen như thế là còn quá ít và còn lệch lạc nữa, vì : “ Người ta ưa Nguyễn Công Hoan không phải chỉ thích đọc những câu văn mà thôi, người ta còn thích đọc cái truyện ở trong ấy nữa, mà có lẽ chính vì cái chuyện ấy làm cho người ta cảm hơn câu văn nhiều. Câu văn chỉ là hình thức, cái cốt truyện mới là nội dung.” Tiếp tục đà chỉ trích ấy, Hải Triều mỉa mai rằng, bao nhiêu cảnh tượng xã hội đau lòng mà Nguyễn Công Hoan vẽ ra, Hoài Thanh chỉ cho hai chữ “ tầm thường”, như thế là “lơ đãng, ích kỉ mà kiêu hãnh”, như “ một người khách bộ hành đài các”. Hải Triều dồn dập chất vấn Hoài Thanh: “ Không ông ạ, nó có tầm thường đâu, nó cao hơn lắm, nó sâu sắc lắm, nó rối ren lắm. Biết bao là cái tình cảm phải trái nhau đang sôi nổi trong cả một quần chúng như thế, mà ống bảo là tầm thường ư? Diễn dịch những tình cảm ấy lên trên mặt giấy cho người trong cuộc mà ông bảo là tầm thường ư?”.
Hải Triều khẳng định cách viết của Hoài Thanh, khi bàn về nghệ thuật, đã chỉ nghiêng về hình thức như thế, là chỉ chú ý nghệ thuật ở phương diện hình thức, mà
quên m ất n ội dung. V à bản thân cái lố i viết văn ấy củ a H oài Thanh, thí dụ: “M ột
bài văn hay là một bông hoa...” chẳng hạn, theo Hải Triều, “đó là một lối văn rất kêu mà rỗng tuếch, không có nghĩa gì. Hoa thành quả là một lẽ tất nhiên, nào có ai ép đâu, bài văn hay ảnh hưởng đến xã hội cũng thế, không ai ép cả mà nó cứ ảnh
hưởng”. Hải Triều lại quay về tiếp tục phản bác hai chữ “ tình cờ” của Hoài Thanh, khi Hoài Thanh dùng hai chữ này để chỉ sự ảnh hưởng của văn chương nghệ thuật đối với xã hội : “ Đó chỉ là sự tình cờ”: “ Không, ông Hoài Thanh ạ. Không thể nói là tình cờ được. Trong khi một tác phẩm mang ra cống hiến cho đời, các tác phẩm ấy lại là cái biểu hiện của những tình cảm của nhân sinh, thì dầu tác giả có muốn hay không, nó vẫn ảnh hưởng vào sự sinh hoạt của xã hội. Vậy thì cái ảnh hưởng ấy không thể nói là cái tình cờ được.”
Cái cách mà Hoài Thanh trích dẫn A. Gide cũng bị Hải Triều phê phán, bởi đó không phải là đoạn trích dẫn tiêu biểu và minh chứng cho vấn đề mà Hoài Thanh đã nêu ra. Hải Triều tìm được một đoạn khác của A. Gide, mà theo ông, mới là “ Gide” thật, và thực ra Gide mới là nhà văn “vị nhân sinh”, khi Gide quả q u y ế t: “ Ai nói đến văn nghệ tất phải nói đến trao đổi tinh thần. Cần nên biết nhà vắnĩ trao đổi tinh thần với hạng người nào...Ngày nay, hết thảy sự thân ái của chúng ta là trông về cái nhân loại bị đè nén, bị hư hỏng , bị đau khổ kia...”
Kết luận, Hải Triều “ nói mấy lời cuối cùng” bài viết của mình, bằng cách dẫn lời của Boukharine : Nghệ thuật là cái hệ thống của tình cảm diễn thành ra hình ảnh. Mà theo Hải Triều, tình cảm ấy là “tổng hợp của những cái tình cảm giữa
xã hội”. Nhà nghệ sĩ diễn đạt tình cảm ấy trong nghệ thuật là để đạt tới sự đồng cảm với mọi người trong xã hội. Nếu xã hội tiếp nhận tình cảm ấy qua tác phẩm nghệ thuật thì tác phẩm ấy mới có giá trị. Vì thế, theo Hải Triều, thì giá trị tác phẩm nghệ thuật là ở chỗ: tác phẩm ấy có diễn đạt đúng “ tình cảm hiện tai giữa xã hội không? Vì thế cho nên không thể nói nghệ thuật là vì nghệ thuật được mà chính là vì nhân sinh vì xã hội vậy.
Cái thu yết v ị n g h ệ thuật ch ỉ là m ột cái thu yết n g u ỵ b iện củ a phái vãn sĩ duy