0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

NGHỆ THUẬT LÀ MỘT QUÁ TRÌNH VÃN HOÁ.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÁC PHẨM BÁO CHÍ VIỆT NAM TRÊN CƠ SỞ VĂN HÓA HỌC VÀ VĂN BẢN HỌC (Trang 122 -122 )

- Trong ngữ vựng văn học đã có nhiều thuật ngữ khoa học xã hội và nhân vãn, đặc biệt là các thuật ngữ này được khai thác từ vốn từ HánViệt, mở ra một khả

w Xem thêm hai bài viết vé truyện ngắn này và về nhà văn Nguyễn Minh Châu, bài ủn lượng vẽ nhún vật nữ của

NGHỆ THUẬT LÀ MỘT QUÁ TRÌNH VÃN HOÁ.

Trong chuyên luận này, với hai chương viết, chương thứ nhất mang tên : “Báo chí Việt Nam trong bối cảnh giao lưu văn hoá Đông Tây”, và chương thứ hai, mang tên “Phân tích tác phẩm báo chí (vãn bản tác phẩm phê bình văn học nghệ thuật) từ góc nhìn thể loại”, chúng tôi đã đặt ra những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể, thực dụng và đã thực hiện được nhiệm vụ đó qua từng chương một của chuyên luận này.

Trong chương thứ nhất, chúng tôi đã đưa ra bối cảnh giao lưu văn hoá Đông Tây chính là bối cảnh hình thành nền báo chí Việt Nam và cung cấp luôn cả cho nó một phương tiện hữu dụng nhất, đó là chữ quốc ngữ, dầu cho chữ quốc ngữ không phải là thứ chữ duy nhất mà người ta dùng để viết những tờ báo đầu tiên ớ Việt Nam. Nhưng lịch sử báo chí Việt Nam lại chính là lịch sử báo chí viết bằng chữ quốc ngữ. Cũng nhân khảo sát ngôn ngữ vãn tự như một thành tố văn hoá, chúng tôi đã lần lượt “bóc” các lớp văn hoá, từ lớp vãn hoá Bản địa đầu tiên, cho đến lớp văn hoá thứ hai là lớp giao lưu với Trung Hoa và khu vực, để thấy rằng cho đến lớp văn hoá này, Việt Nam mới có chữ viết là chữ Hán, và sau đó là chữ Nôm. Thực sự, mãi cho đến lớp văn hoá giao lưu với phương Tây, ta mới có chữ quốc ngữ, như một thành tựu chữ viết đáng kể nhất của thời kì văn hoá hiện đại, và là phương tiện diễn đạt cơ bản nhất của báo chí Việt Nam. Qua các giai đoạn phát triển báo chí, chữ quốc ngữ đã trở thành ngôn ngữ báo chí và đã có những “ tự thân vận động” trong một quá trình hiện đại hoá rất quan trọng để có được những thể loại báo chí chuyên nghiệp và hoàn hảo về diễn đạt thông tin như hôm nay.

Đặc biệt, trong thời kì đổi mới, kể từ nãm 1986, với sự đổi mới tận gốc rễ tư

duy bao cấp xưa cũ, tư duy trong ngôn ngữ báo chí cũng thay đổi tận gốc. Nhiều

đầu báo mới xuất hiện, cho đên nay con sô đầu báo đã lên tới dãm sáu trăm. Truyền hình, phát thanh, báo điện tử phủ sóng suốt ngày đêm. Lượng thông tin luân chuyển

liên tục và dày đặc đã là những thúc đẩy ngôn ngữ truyền thông phát triển mạnh và nhanh chóng tiến bộ, vì thế lại càng nhanh chóng và hiệu quả trong đáp ứng nhu cầu thông tin đại chúng của xã hội hiện đại. Các nhà ngôn ngữ, khi định giá những đặc điểm riêng của ngôn ngữ báo chí trong 15 năm đổi mới, kể tù 1986, đã chính xác khi cho rằng: “ Đặc điểm của ngôn ngữ báo chí trong 15 năm đổi mới là tính thể loại và cá tính thể loại được tãng cường. Lối viết tin, viết bình luận và các kiểu loại thể kí báo chí, thể kí văn học rất phát đạt với ngôn ngữ giản dị ,hiện đại, có nhiều tìm tòi đã chinh phục và thu hút bạn đọc. Chưa bao giờ công chúng báo chí lớn như hiện nay, vào cái thời điểm mà toàn dân đã phổ cập giáo dục tiểu học.”97

Trong thời kì báo chí đổi mới này, ngôn ngữ báo chí vẫn tiếp tục “sóng đôi” với ngôn ngữ văn học. Các nhà báo, cũng như các thế hệ nhà báo đi trước, vẫn viết báo và viết văn. Có nhà báo viết báo cũng thành công, mà viết văn, làm thơ cũng thành công, như Trần Đăng Khoa, Trần Mạnh Hảo, Hồ Anh Thái, Nguyễn Quang Thiều, Bảo Ninh, Ngô Thị Kim Cúc, Phan Thị Vàng Anh,v.v... Và có lẽ, không một loại báo nào, nhất là báo viết lại không có trang vãn hoá văn nghệ. Và cũng không có bạn đọc nào có thể thờ ơ đối với những trang viết hấp dẫn này, đặc biệt là những trang văn hoá văn nghệ của những tờ cuối tuần và tờ cuối tháng, hay là những buổi phát sóng cuối tuần giàu “ món ngon giải trí vãn hoá văn nghệ” của đài phát thanh và đài truyền hình trong cả nước.

Riêng đối với thể loại bài viết phê bình văn nghệ, trong chương viết thứ hai, chúng tôi đã cố gắng phân tích những tác giả, tác phẩm tiêu biểu cho loại bài viết này, từ góc nhìn thể loại, từ hai giai đoạn mà chúng tôi cũng coi là tiêu biểu: giai đoạn 1930-1945 và giai đoạn đối mới từ 1986 đến nay.

Vé mặt ngôn ngữ, nếu như ngôn ngữ phê bình văn nghệ là một bộ phận cua

ngôn ngữ văn học Việt Nam, thì cũng có thể nói, trong mối tương quan với báo chí Việt Nam, với những tính chất đặc biệt, ngôn ngữ phê bình là một bộ phận của ngôn ngữ báo chí Việt Nam. v ề mặt văn hoá, sự phát triển theo chiều hướng đi lên, tất nhiên là không theo một đường thẳng thuần tuý, mà xoáy chôn ốc, thì ngôn ngữ phê bình văn nghệ trên báo chí đã thực sự trải qua một quá trình hiện đại hoá.

Có thể Hoài Thanh đã là nhà tri âm số một của phong trào Thơ Mới, ông đã phê bình, không, bình luận thì đúng hơn, về một số nhà thơ mới một cách xuất sắc, nhưng bây giờ thì các nhà phê bình trẻ thề hệ @ ( acòng) của phê bình hôm nay, như Nguyễn Đăng Điệp98 chẳng hạn( sinh 1962), hay là Nguyễn Thanh Sơn" ( sinh nãm 1970), sẽ viết theo một lối khác, mặc dù, dường như vẫn phảng phất cách phê bình ấn tượng của Hoài Thanh. Ngay cả mấy cây bút ở thế hệ Hoàng Ngọc Hiến , Trần Đình sử, Nguyễn Đăng Mạnh ... chẳng hạn, cũng có một lối phê bình thơ rất khác, à, bởi vì thời buổi đã khác, nhất là đã đổi mới về mọi phương diện, mà trong đó quan trọng nhất là đổi mới về tư duy phê bình. Đọc bài phê bình thơ tự do ( Hoàng Ngọc Hiến cho ca từ bài hát Đêm thấy ta là thác đ ổ của Trịnh Công Sơn là một bài thơ trữ tình tuyệt hay, và có lẽ thuộc vào những bài thơ tình hay nhất thế kỉ XX. Cứ thử so sánh nguyên những bài phê bình thơ của hôm nay, trong không khí đổi mới, mới thấy cách sử dụng ngôn ngữ phê bình đã hiện đại như thế nào, thậm chí đã là “ hậu hiện đại”nữa. Thí dụ, các bài báo viết về một tập thơ phá cách nhất của Dương Tường vừa mới ra mắt trong năm 2004, tập thơ mang gọn lỏn một chữ :

Đàn. Đã thế, trong tập thơ lại rất ít chữ, hầu như không có chữ, mà nếu có thì chỉ có

vài từ vung vãi rời rạc mỗi trang một vài chữ, chẳng ăn nhập gì với nhau. Có trang là những chữ kí, cũng hoàn toàn như vô tình, và là những chữ kí bạn bè của Dương

" N gu yễn Đ ăn g Đ iệp . Vọng từ con chữ. N x b V ăn h ọ c. 2 0 0 4 . sách này vừa được g iả i thướng sách hay hàng năm của Hội nhà văn Hà Nội. Hiện có dư luận cho rằng giái thường hàng năm cùa Hội Nhà văn Hà Nội có uy tín van chương hơn giải thướng hàng năm cùa Hội nhà văn Việt Nam. Bài phê bình thơ Nguyễn Q u an g Thiều trong sách này là một

bài phê bình thơ h ay, và rất kh ác với cá ch viết của H oài Thanh.

* NguyêYi Thanh Sơn. Phê bình văn học cùa lõi. Nxb Tré 2002. Cuốn sách đầu tay của một nhà phé bình irè. thực sự

là the hệ @ trong phê bìn h ván h ọ c. Bài viết cùa Sơn về thơ Vi Thu ỳ Linh trong sách này và bài viết vé thơ Phan Huyền Thư trên T h ể thao V ã n h o á . s ố ...2 0 0 3 là những bài viết khá là đáo d ể. và c ũ n g rất kh ác H oài Thanh, tuy vẫn

Tường. Vậy thì có thể hiểu được không, khi thơ chie còn là những kí hiệu dường như vô tinh ấy, mà trong đó chỉ có hình vẽ trên giấy dó là nhiều. Thê mà thiên hạ vẫn “đọc” được mới tài và chúng tôi cũng đã tìm một cách đọc những hình vẽ ấy để tìm ra chất thơ của chúng, mà tác giả chỉ có mỗi một cách chỉ dẫn: Thơ ở ngoài lời, ngay ở ngoài bìa cuốn sách thơ của mình. Trường hợp này cũng có thể rất kích thích trí tưởng tưởng của nhà phê bình và có thể nói, biết đâu lại xuất hiện một loại văn bản phê binh thơ kiểu “ hậu hiện đại” thì sao?.

Có ai đó từng nói, phê bình thơ là khó nhất, vì bản thân thơ ca đã là ý tại ngôn ngoại rồi.

Thêm nữa, phê bình vãn học nghệ thuật trên báo chí hiện nay ngày càng được viết một cách ngắn gọn sinh động, ngày càng hiện đại hơn về mặt lập luận. Thường các bài viết phê bình hay là những bài viết đi thẳng vào vấn đề, không vòng vo tam quốc, ngôn ngữ lập luận rất sắc bén và chặt chẽ. Vẫn là ngôn ngữ thông tin báo chí nhưng nó đã được nén rất chặt trong ngôn ngữ bình luận vốn là ngôn ngữ cơ bản của bài viết phê bình. Đúng như các nhà ngôn ngữ học đã nhận xét: “ Trong ngôn ngữ lí luận phê bình, xét về ngôn ngữ học, thì lí thuyết lập luận chiếm phần căn bản. Nó được phát triển trong suốt thế kỉ XX.

Nửa sau thế kỉ XX, ngôn ngữ phê bình văn học từng bước phát triển theo chiều sâu và ngày càng sắc sảo. Các tác phẩm như N ói chuyện thơ kháng chiến (

Hoài Thanh), Dao có mài mới sắc, Ba thi hào dân tộc ( Xuân Diệu), các tác phẩm

phê bình văn học của các thế hệ tiếp theo đã có sự đóng góp đáng kể của các nhà phê bình và các nhà nghịiên cứu chuyên nghiệp như Hà Xuân Trường, Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Hoàng Trinh, Vũ Đức Phúc,Phương Lựu, Tràn Đinh Sử,Nguyễn Đăng Mạnh. Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn, Ngô Thảo,... Họ dã cùng nhau phát triển ngôn ngữ của nền lí luận phê bình vãn học mới, và cái dòng mới này ngày càng tiến tới.” 100.

Chúng tôi n°hĩ rằng, những dòng viết trên đã giúp chúng tỏi tạm khép lại chuyên luận này một cách thích đáng, bởi vì nhiều vấn đề liên quan đến văn bản

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÁC PHẨM BÁO CHÍ VIỆT NAM TRÊN CƠ SỞ VĂN HÓA HỌC VÀ VĂN BẢN HỌC (Trang 122 -122 )

×