đầu tiên, hình thành trong thập kỉ 10 của thế kỉ XX, tiêu biểu là Nguyễn Văn Vĩnh,
Phạm Quỳnh.Đớrtg Dương tạp chí và Nam Phong tạp chí lúc bấy giờ đều đã đăng những tiểu thuyết Pháp, và nói chung là những bản dịch văn học Pháp. Thông qua
hoạt động dịch thuật báo chí, những kiến thức nền tảng cơ bản về văn học phưong
Tây đã xâm nhập vào Việt Nam, góp phần cấu trúc hoá nền văn học Việt Nam hiện
đại. Đậc biệt, báo chí đã thúc đẩy sụ xuất hiện những th ể loại văn học mới.
Với quan niệm " sự chuyển dịch giữa những thời đại lớn của văn học thường được đánh dấu bằng việc cấu trúc hoá một hệ thống thể loại đặc thù", Phạm Ngọc Thạch có lí khi " coi sự xuất hiện những thể loại vãn học mới trên báo chí như một dấu hiệu quan trọng đánh giá về mối quan hệ đặc thù giữa báo chí và tiến trình hiện đại hoá văn học". Và đúng là, " cùng với việc dịch thuật, phổ biến vãn học Pháp và văn học cận đại Trung Quốc vào Việt Nam cũng như bảo tồn văn học, văn hoá truyền thống,thì sự hình thành những thể loại mới là một khuynh hướng vận động văn học chính trong giai đoạn giao thời của vãn học. Kịch và văn xuôi nghệ thuật là hai thể loại được hình thành trong thời gian này(...). Đóng góp lớn nhất của báo chí đối với quá trình hiện đại hoá văn học chủ yếu thể hiện ở sự xuất hiện những thể văn xuôi nghệ thuật hiện đại."
Có ba bộ phận thể loại chính được kết tụ qua môi trường báo chí giai đoạn này là thể kí, đoản thiên tiểu thuyết và tiểu thuyết, với hai khả năng chính dẫn đến sự hình thành những thể loại này: đẩy đến cùng khả năng cách tân những thể loại truyền thống và học tập mô phỏng phương Tây. Dẫn chứng cụ thể về thể kí, tác giả Phạm Xuân Thạch viết: " Con đường đi của thể " kí " chủ yếu diễn ra theo hướng thứ nhất. Nguồn gốc của "kí " bắt đầu từ những tác phẩm như Chuyến đi Bắc Kì năm Ất Dậu của Trương Vĩnh Kí hay Hương Sơn hành trình của Nguyễn Vãn Vĩnh
( đăng trên Đông Dương tạp clú từ số 48/ 1915), xa hơn nữa, đó là những loại "kí
thực", " kí sự " của thời trung đại. Cuối 1920, khi Nam Phong tạp chí khởi đăng Hạn mạn du kí của Nguyễn Bá Trác, cái tên " thể kí " chính thức xuất hiện trong
văn học quốc ngữ, từ thời điểm đó, trên tờ tạp chí này, liên tục giới thiệu các tác phẩm kí của Phạm Quỳnh, Nguyễn Bá Trác, Nguyễn Đôn Phục, Đông Hồ, Tương
Phố... Định hướng của" kí " là trở thành một thể văn kết hợp ghi chép sự thực với kí ngụ tâm tình, trữ tình ( kiểu "tuỳ b ú t"). ở một phía, do sự kết hợp với hoạt động
báo chí nên " k í " giao động sang hướng " phóng sự " ( như Hương Sơn hành trình của Nguyễn Văn Vĩnh) và một phía khác là ngả sang hướng văn biên khảo, ghi chép phong tục chí, địa phương chí ( như Hạn mạn du kí của Nguyễn Bá Trác). Cùng với " k í ", một thể văn khác cũng rất phát triển trên báo chí lúc bấy giờ là các loại "tản văn" chịu ảnh hưởng của tản văn triết học, tuỳ bút triết học Pháp và Trung Quốc.
Tuy nhiên, theo tác giả, hiện tượng có ý nghĩa quan trọng của văn học hiện đại là sự ra đời của những "đoản thiên tiểu thuyết", tiền thân của truyện ngắn hiện
đại mà trung tâm phát triển chính là tờ Nam Phong tạp chí. Đội ngũ viết thể loại
này gồm cả cựu học, như Nguyễn Bá Trạc, Nguyễn Mạnh Bổng, lẫn tân học như Phạm Duy Tốn, Hoàng Ngọc Phách. Chủ đề của các đoản thiên này thường xoay quanh luân lí xã hội, với sự phê phán thói hư tật xấu, để răn dạy về đạo đức, nhưng cũng có xen kẽ vài thiên diễm tình bi luỵ hoặc pha hơi hướng truyện hình sự phương Tây. Nhờ đội ngũ viết đa dạng này mà đoản thiên tiểu thuyết đã tích hợp được truyền thống tự sự của văn học trung đại với những dạng thức truyện ngắn đương đại học tập mô phỏng từ văn học phương Tây. Quá trình ra đời của "đoản thiên" hầu như diễn ra trọn vẹn trong môi trường báo chí.
Không những thế, báo chí còn có công lao đối với thể loại quan trọng nữa của văn học mới: thê’ tiểu thuyết. Với những cái tên hoa mĩ : "cảnh thế tiểu th u y ế t", " luân lí tiểu thuyết ", " xã hội tiểu thuyết ", " ngôn tình tiểu thuyết Thể loại văn học này thường xuyên hiện diện trên mặt báo cả nước. Tiêu biẻu nhất là Hữu Thanh
tạp chí, thường giới thiệu tác phẩm của Nguyễn Mạnh Bổng, như các tiểu thuyết: Clìị dâu hiển, Cô giáo Hương, A i tình êm ái. Nam Phong tạp chí lần đầu in Quả dưa đỏ của Nguyễn Trọng Thuật. Phụ N ữ tân văn là nơi in tác phẩm của Hồ Biểu
Chánh.
Rõ ràng, tiểu thuyết là một thể loại hoàn toàn mới. v ề sự ra đời của nó, tác giả cho rằng," một mặt, là sự hoàn thiện nốt con đường vẫn còn dang dở của các
"truyện Nồm", thoát khỏi tình trạng cộng sinh với văn vần của thời Trung Đại, mặt
khác, được chuẩn bị và chịu ảnh hưởng sâu sắc của những thể loại văn học dịch rất
phổ biến trên báo chí lúc bấy giờ ( bao gồm cả tiểu thuyết Tây Âu thế kỉ XVII, XVIII lẫn tiểu thuyết tình cảm Trung Quốc). Và cũng chính vì là thể loại trẻ nhất
của dân tộc nên sự nâng đỡ, giới thiệu, bảo trợ của báo chí đối với tiểu thuyết càng
quan trọng hơn hết.
Ngoài ra, không thể không kể đến những cuộc tranh luận trên báo chí đương thời, bắt đầu bằng cuộc tranh luận về việc dùng chứ Hán, kéo dài từ năm 1918 sang năm 1919 trên Nam Phong tạp chí giữ các trí thức Bắc và Nam kì. Cuộc tranh luận
thứ hai, phản ánh những vấn đề của văn chương đương thời là cuộc tranh luận về
Truyện Kiều, kéo theo sự tham gia của Nam Phong tạp chí, Hữu Thanh tạp chí, Tiếng dân, Phụ nữ tân văn. Cuộc tranh luận này khởi đầu năm 1919, với bài báo tán
dương Truyện Kiều của Phạm Quỳnh, đăng trên Nam Phong tạp chí. Bang đi một
thời gian, cuộc nghiên cứu Kiều trở lại mạnh mẽ cùng với mấy nhà tân học: Nguyễn Đình Long, Nguyễn Tường Tam trên Nam Phong và lên tới cao trào là Lễ kí niệm
Nguyễn Du, vào năm 1924. Bài diễn văn của Phạm Quỳnh trong lễ này đã khiến Ngô Đức Kế phải lên tiếng trên tờ Hữu Thanh tạp chí, với bài " Luận về chánh học cùng tà t h u y ế t N a m Phong không tỏ thái độ gì về bài viết này , vẫn tiếp tục đăng những bài nghiên cứu về Truyện Kiêu. Đến năm 1931, một lần nữa cuộc tranh luận quay lại với sự tham gia của Phan Khôi, Huỳnh Thúc Kháng trên Phụ Nữa tân văn, Tiếng dân đả kích Phạm Quỳnh, rồi mới dứt hẳn.
Có thể nói, báo chí đã phản ánh nhiều luồng dư luận khác nhau xung quanh truyện Kiều, và cũng đồng thời là những luồng tư tưởng khác nhau về văn chương nghệ thuật lúc bấy giờ. Từ đây, báo chí đã góp phần hình thành một thể loại rất quan trọng trong văn học, thể loại phê bình.
Cũng trong khung cảnh chung này, báo chí cònlà nơi ra đời các bản dịch gồm những tác phẩm dịch từ tiếng Trung Quốc và từ tiếng Pháp. Và, từ đó, văn học dịch đã trở thành một bộ phận hữu cơ của văn học hiện đại Việt Nam thế kỉ XX.Trong bài v iế t" Văn học dịch và tiến trình hiện đại hoá vãn học Việt Nam giai
đoạn giao thcd ", hai tác giả Trần Ngọc Vương, Phạm Xuân Thạch đã đưa ra một
bức tranh toàn cảnh về dịch thuật ở Việt Nam trong giai đoạn ba mươi năm đầu thế kỉ XX, là giai đoạn giao thời của văn họcViệt Nam.Các tác giả đã "nhấn mạnh lại một hiện thực là nền văn học hiện đại Việt Nam trước hết đã được hình thành trên báo chí. Dịch thuật không nằm ngoài thực tế này. Tuyệt đại bộ phận các bản dịch đều xuất hiện lần đầu tiên là trên mặt báo dưới dạng feuilleton. Có rất nhiều tờ báo, mặc dù chưa phải là những chuyên san và văn học (vì các tác giả cho rằng, loại chuyên san về văn học, phải đến giai đoạn sau 1932 mới xuất hiện), nhưng có đóng góp rất lớn trong việc phổ biến văn học mới và văn học dịch nói riêng nói riêng như
Nông C ổ Mín Đàn, Lục Tỉnh Tân Văn, Phụ nữ Tân Văn, ở Nam kì hay Đăng cổ tùng báo, Đông Dương tạp clú , Nam Phong tạp chí, Hữu Thanh tạp chí, An nam tạp chí ở Bắc kì. Bên cạnh việc xuất hiện trên báo, văn học dịch còn được phổ biến
dưới dạng sách. Nói chung, số lượng dịch phẩm được các tác giả liệt kê là rất phong phú. Về những dịch giả của giai đoạn này, các tác giả đã phân thành bốn nhóm dịch giả, dịch thuật với những mục đích riêng biệt. Từ đó, các dịch giả được đánh giá là đã hoàn thành những công việc hết sức thiết thực cho việc phát triển văn học hiện đại nước nhà. Theo các tác giả, "văn học dịch thoả mãn những thị hiếu hết sức khác nhau của nhiều bộ phận công chúng trong xã hội. Ba mươi năm đầu thế kỉ là quãng thời gian chữ Quốc ngữ dần dần thay thế địa vị độc tôn của chữ Hán và chữ Nôm. Sự lên ngôi của thứ chữ này. một mặt là do những biện pháp mang tính cưỡng bức hành chính của nạn cầm quyền thực dân, mặt khác, và quan trọng hơn. là do sự lựa chọn mang tính tình nguyện của những trí trhức yêu nước. Trong thời điểm đó, khi mà văn học mới viết bằng chữ Quốc ngữ còn chưa kịp hình thành thì văn học dịch là thứ văn học duy nhất được viết bằng chữ Quốc ngữ. ở mức độ cơ bản nhất, văn học dịch đã tạo nên một thói quen thưởng thứcvăn học viết bằng chữ Quốc ngữ
thay thế cho sự thưởng thức văn học viết bằng chữ Hán hoặc những hình thức sinh hoạt văn học dân gian khác. Văn học dịch đã hình thành nên bộ phận công chúng thưởng thức văn học viết bằng chữ Quốc ngữ mà văn học mới sau này sẽ được thừa hưởng." Không những thế, văn học dịch còn đóng vai trò chất xúc tác, kích thích
húng thú sáng tạo vãn học mới ở những nhà văn đương thời, cả ở miền Nam và ở miền Bắc. Hơn nưa, văn học dịch còn cung cấp chất liệu để xây dựng nền văn hoc mới, thí dụ thể loại văn học đầu tiên được sáng tác bằng chữ Quốc ngữ là "du kí Cùng với thể loại này là "tiểu thuyết", bắt đầu được phổ biến trong giai đoạn này
mặc dù đây là thể loại mang tính ngoại sinh, được du nhập từ ngoài vào. Phổ biến nhất là những hình thức "tiểu thuyết lịch sử", "tiểu thuyết tâm lí xã hội " và " tiểu thuyết tình ái", và cũng không mấy khó khăn trong việc thiết lập lại những liên hệ giữa những " tiểu thuyết " được sáng tác trong giai đoạn này và tiểu thuyết dịch. Cũng cần nói thêm là, khi sử dụng khái niệm "tiểu thuyết" ở đây, các tác giả đã
dùng với "một sự cẩn trọng tối đa, bởi lẽ, trong giai đoạn này, nếu xét theo những tiêu chí về thể loại đã tương đối ổn định ở châu Âu thì trong văn học Việt Nam chưa có các thể loại tiểu thuyết mà chỉ có những hình thức "truyện kể". Người đầu tiên đặt ra vấn đề này không phải ai khác mà chính là nhà văn Vũ Bằng trong cuốn khảo luận " Khảo về tiểu thuyết" viết năm 1941, in năm 1945 tại Sài Gòn Vì thế, hai tác giả đã đề nghị: "về sự hình thành của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, vãn là một vấn đề cần tiếp tục được nghiên cứu"
Đúng là không còn nghi ngờ gì nữa, trong giai đoạn phôi thai của văn học hiện đại, văn học dịch" đã cung cấp cấu trúc để xây dựng các thể loại văn học mới. Sứ mạng của các nhà văn thế hệ sau là xây dựng một nền văn học mang tính đặc định dân tộc từ cái nền mang tính mô phỏng đó."
Xét về ngôn ngữ, vãn học dịch đã có đóng góp to lớn cho việc xây dựng một nền văn học mới thuần tuý bằng tiếng mẹ đẻ, với việc sử dụng chữ Quốc ngữ như một phương tiện ngôn ngữ duy nhất. Vì thế, các tác giả của chương Tám "Sự biến đổi và phát triển của ngôn ngữ văn học Việt Nam"36, đã tổng kết chính xác: Cuộc tiếp xúc trực tiếp ngôn ngữ Pháp-Việt qua kênh dịch thuật đã mang lợi những nét mới cho ngôn ngữ văn học Việt Nam. Những nét mới đó là:
Lần đầu tiên tiếng Việt được dùng để diễn đạt các thể loại văn học trước đó chưa từng có. Đó là ngôn ngữ của các thể văn tự sự châu Âu được diễn đạt bằng tư duy ngôn ngữ Việt Nam.
Lối diễn đạt kết hợp giữa ngôn ngữ trần thuật (của tác giả) với ngôn
ngữ đối thoại ( của các nhân vật) thật sự đã có sức hấp dẫn. Nó gợi ý và kích thích giới cầm bút tân học thử sáng tác các thể loại mới cho văn xuôi Việt Nam buổi đầu.
Phong cách văn dịch thường giản dị, có tính đại chúng, kết hợp được lối diến đạt của châu Âu và tiếng Việt, trong đó đáng chú ý là cách dùng các thành ngữ, tục ngữ, quán ngữ tiếng Việt trong các tác phẩm dịch.
Trong ngữ vựng văn học đã có nhiều thuật ngữ khoa học xã hội và nhân văn, đặc biệt là các thuật ngữ này được khai thác từ vốn từ Hán Việt, mở ra một khả nãng rất to lớn trong việc dùng tiếng Hán Việt để phát triển thuật ngữ.
Về phương diện văn hoá, các tác phẩm văn học dịch từ tiếng Pháp đã làm phong phú thêm ngôn ngữ vãn hoá của tiếng Việt. Văn phong mới đã giúp ích cho cả việc diễn đạt theo lối mới các trước tác phi châu Âu (Nho giáo, Phật giáo, văn hoá truyền thống, lễ n g h i,...)•
Tuy nhiên, đây mới chỉ là những tổng kết của giai đoạn đầu, với ba mươi năm đầu của thế kỉ XX. Sở dĩ phải đặc biệt chú trọng giai đoạn này, cũng bởi vì đây là giai đoạn hình thành một nền quốc văn mới,37 mà theo các tác giả này, thì ba mươi năm đầu thê kỉ chính là thời kì thứ liai của sự chẩn bị một nền quốc văn mới mù sự khởi đầu nằm ở nứa cuối thê kí trước. Những gì đã được khởi động trước đó thì nay tăng tốc và có các kết quả cụ thể.
” Sdd, Phan Cự Đ ệ chù biên. Văn học V iệt N am th ế k ỉ X X . v ề nến quốc văn mới, các tác giả đã viết như sau: Nén quốc vãn mới được hiểu là nền văn chương Việt nam hình thành từ đầu thế ki XX. Nó đối lập và khu biệt với nén quốc vãn cũ lấy văn học N ôm làm căn bán. v ề sự khu biệt này, các tác giả đổng ý với một loạt ý kiến mà Dương Quàng Hàm đã nêu ra trong Việt Nam văn học sử yếu, và cho là rất xác đáng, như sau: a) Văn Nôm cũ hầu hết là vận văn( thơ.ca.phú) hoặc là biển văn(kinh nghĩa.tứ lục) văn xuôi hầu như không có. Trong quốc văn mới, tuy vãn vần cũng có. nhưng chì giữ một địa vin nhò hẹp. còn văn xuõi là thể mới hình thành lại chiếm phẩn quan trọng hơn. b) Văn Nôm cú thường có tính cao quý, thường tả tính tình và cánh huống cùa các bậc phong lưư quyén quý. Quốc vãn mới có tính cách bình thường, hay ITIÔ tà các sinh hoạt , sự làm ăn cùa người thường dân, cùa ké lao động, c) Vãn Nôm cũ thiên VỂ lí tường, nên ita tả cảnh thực, việc thực. Quốc văn mới chú trọng sự thiết Ihực nén thường tà các cảnh vật ở tnrớc mắt và các việc xáy ra ờ quanh ta. d) Văn Nôm cũ [hường nói về việc nước Tàu. chểnh mảng việc nước ta. Quốc văn mới chú trọng đến việc nước Nam và thường mượn đề mục và tài liệu ờ lịch sử, phong tục tín ngưỡng, vãn chương cùa dàn tộc ta. đ )V é văn từ thì văn Nôm cũ thường chuộng sự hoa m ĩ cáu kì, lại hay dùng diên