Nho giáo, mà là chấp nhận hệ tư tưởng phương Tây, nhằm điều chỉnh nó cho hợp
vói yêu cầu dân tộc. Trong số những người Tây học, bộ phận học cao hơn, tốt
nghiệp các trường đại học trong nước hay ngoài nước về cơ bản không tham gia
cuộc đổi mới nếu họ tham gia vào bộ máy cai trị. Muốn là nhà văn của giai đoạn
mới phải là người ngoài lề, tức là sống đơn thuần bằng ngòi bút, hay dạy tư, không
ăn lương của Pháp, hay nửa ngoài lề, tức là nếu có sống bằng đồng lương thì phải làm những công việc đơn thuần văn hoá, xã hội, không phải nghề cai trị. Đó là trường hợp các nhà giáo, các bác sĩ , kĩ sư."30
Riêng về tiểu thuyết, dựa trên ý kiến của Vương Hồng sển, trong sách Sài Gòn năm xưa ( Nxb Tự Do, Sài Gòn 1959, tr. 173), Huỳnh Văn Tòng nhận định:
"Trong làng báo Việt Nam, ngay từ những bước đầu, loại tiểu thuyết nhiều kì vẫn chưa chiếm địa vị quan trọng bên cạnh những bài vở khác. Thoạt tiên, trên
Đông Dương Tạp Chí ta gặp những truyện Tàu, dịch từng kì báo, được độc giả lưu ý
và tán thưởng. Hai dịch giả tài danh này là Phan K ế Bính và Nguyễn Đỗ Mục. Bộ
Tam Quốc Chí do Phan K ế Bính dịch ra Việt văn là công trình có giá trị lớn cũng
như bộ Đông Chu Liệt Quốc do Nguyễn Đỗ Mục dịch, cũng đăng trên Đông Dương Tạp Chí, được giới trí thức và luôn cả giới bình dân ưa chuộng. Báo chí ở Nam kì
thời ấy cũng dành cho truyện Tàu một vị trí quan trọng: truyện Tiền Hán Hậu Hán, Tiền Đường.. .do Nguyễn Chánh sắt, Nguyễn An Khương dịch.
Điều đáng chú ý là mãi đến lúc sau này, tiểu thuyết nhiều kì vẫn còn nắm ưu thế, trong tờ báo 4 trang, tiểu thuyết có khi chiếm hết hai trang bên trong."31
Khi tổng kết về tiếp xúc văn hoá của giai đoạn 1930-1945 về phương diện văn học, Phan Ngọc nhìn nhận rằng, ở Việt Nam, đây chính là " giai đoạn phản ánh đầy đủ các xu hướng của văn học Pháp. Điều này một phần được chuẩn bị bởi những thay đổi xã hội : sự ra đời những thành phố, cùng với những thay đổi của nó trong giai đoạn mới : điện, nước máy, điện thoại, tầng lớp thương nhân và tầng lớp
*’ Sdd.Phan Ngọc.tr456.