Sdd tr, 47.48 11 Sdd tr69.

Một phần của tài liệu Phân tích tác phẩm báo chí Việt Nam trên cơ sở văn hóa học và văn bản học (Trang 91)

- Trong ngữ vựng văn học đã có nhiều thuật ngữ khoa học xã hội và nhân vãn, đặc biệt là các thuật ngữ này được khai thác từ vốn từ HánViệt, mở ra một khả

K Sdd tr, 47.48 11 Sdd tr69.

Thi nhân Việt Nam, M ột thời đại trong th i ca xứng đáng là một cặp bài viết tung hứng ãn ý: một bài mở đầu sách, n gh iên cứu và đánh giá Thơ Mới vừa là một hiện tượng văn hoá, lại vừa là một hiện tượng thi ca đặc biệt của những năm 30 đầu

TKXX.

Từ hai bài viết này, có thể rút ra được cách tổ chức một bài nghiên cứu về một phong trào thi ca, đó là Thơ Mới, qua cách viết của Hoài Thanh:

*Phải đặt Thơ Mới vào đúng cái bối cảnh văn hoá đã sinh ra nó, đó là cuộc giao lưu văn hoá Đông - Tây diễn ra ở Việt Nam, thông qua cuộc xâm lược và đô hộ cùa thực dân Pháp ở Việt Nam kéo dài gần một thế kỉ, từ gần giữa TKXi X đến gần giữa TKXX. Chính cuộc giao lưu này đã kiến tạo những tiền đề văn hoá, nghệ thuật cho sự ra đời của Thơ Mới, như một tất yếu. Tuy nhiên, cuộc hiện diện của Thơ Mới chỉ trong vòng con số 10 năm, rồi khép lại.

*Phải sử dụng khái niệm Thơ Mới như thế nào cho chuẩn về thuật ngữ.

*Nêu những dòng cơ bản của Thơ Mới, dùng chuẩn của từng dòng để xếp các thi sĩ vào dòng thích hợp và phải biện minh được sự sắp xếp này.

*Tổng kết được những thành tựu của Thơ Mới về văn hoá nghệ thuật, và nhất là phải nêu được tinh thần cơ bản của Thơ Mới, cũng như khát vọng cơ bản của nó.

*Đặt Thơ Mới trong sự ra đời, phát triển và kết thúc trong sự vận động chung của văn học Việt Nam hiện đại TKXX, nghĩa là trong quá trình hiện đại hoá tất yếu của nó.

Đó có lẽ là những nhiệm vụ nghiên cứu mà chính Hoài Thanh đã đặt ra cho công việc nghiên cứu Thơ Mới của mình, và ông nỗ lực đạt đến, và đã hoàn thành mục đích cũng như sứ mệnh của mình, đúng với tư cách kẻ tri âm số một của Thơ

Đối với cấu trúc của một cuốn sách như Thi Nhân Việt Nam, cách bố trí hai bài đầu cuối như thế, tưởng như khó có thể có một cách nào khác hợp lí và đẹp đẽ hơn cách mà Hoài Thanh đã viết, và đã kết c ấ u ...

Ngoài ra, hai bài viết kể trên còn đạt đến một vẻ đẹp vãn chương của những tiểu luận văn chương. Lí do giản dị: vì chúng được viết với một ngòi bút thực sự

văn chương củ a m ộ t n hà văn đ ích thực. N hư thế, ngư ời đ ọc c ó thể thưởng thức

chúng hoàn toàn theo cách thưởng thức những tác phẩm văn học, và đạt tới khoái cảm thẩm mĩ kiểu "Thanh lọc"84, nghĩa là được tẩy rửa về tâm hồn, như là đọc chính những bài thơ mới vậy.

Tuy nhiên, không nên quên rằng, ở giữa hai bài nghiên cứa ấy là những bài viết về từng thi sĩ Thơ Mới của Hoài Thanh, với một cách viết độc đáo, rất nhất quán với hai bài trên về phong cách, và không ít những độc đáo riêng. Loại bài viết này của Hoài Thanh có thể gọi là loại bài viết về "tác giả - tác phẩm". Mỗi thi sĩ được khảo sát riêng, nhưng được tác giả xếp theo 3 dòng thơ mà tác giả đã chia trong bài "Một thời đại trong thi ca", và trong mỗi dòng, tác giả đều ưu ái đưa lên hàng đầu những "chủ soái" của từng dòng. Số lượng bài thơ của các "chủ soái" này cũng được đưa vào nhiều hơn cả. Và người có số bài thơ được chọn đưa vào nhiều nhất không ai khác là Xuân Diệu, người được Hoài Thanh tấn phong danh hiệu huy hoàng "nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới".

Có thể nói, Hoài Thanh đã hiểu thơ Xuân Diệu đến tận gan ruột, và có lẽ chí có ông mới phân tích tinh vi và "thẩm thấu" được Xuân Diệu qua cái đọc thơ mới của riêng ông.

Yêu mê một phong cách thơ lạ đến như Xuân Diệu, hiểu Xuân Diệu đến tận đáy thẳm của thơ Xuân Diệu và không ngẩn ngại tấn phong Xuân Diệu là nhà tlìơ mới nliất trong các nhà thơ mới, có lẽ chỉ có Hoài Thanh mới đủ bản lĩnh văn

chương để làm như vậy.

Không hề vô tư, tình yêu Hoài Thanh dành cho Xuân Diệu thật là thiên lệch trong cử chỉ: chọn thơ Xuân Diệu 15 bài, quả là số bài nhiều nhất so với tất cả các nhà thơ được chọn vào Thi nhân Việt Nam .Vầ sau này, thực tiễn phát triển thi ca Việt Nam hiện đại TKXX đã chứng tỏ thẩm mĩ về Thơ Mới của Hoài Thanh là chính xác. Chính xác trong việc định giá thẩm mĩ của cả phong trào Thơ Mới, và

" Thuật ngữ dịch từ Katharsis ( chữ Hi Lạp, nghĩa là Tẩy rửa, tẩy lọc ). M ột khái niệm cùa m ĩ học cổ Hi Lạp. dùng đế ghi nhận một trong những yếu tố căn bản trong tác động thẩm m ĩ cùa nghệ thuật đến con n gư ời.... Người lí giái Kâtharsis thật sự như một khái niệm m ĩ học là A ristotelés... X em định nghĩa "Thanh lọc" tr.297.29S.299 . Lại

chính xác trong đánh giá từng thi sĩ Thơ Mới, mà Xuân Diệu là một ví dụ đẹp. Sau này, trong suốt TKXX, có lẽ vì th ế m à không thi nào tranh được n gôi vị ông hoàng thơ tình hiện đại của thi sĩ Xuân Diệu, kể cả khi Xuân Diệu không còn trẻ

nữa. Song điều đó hề chi!

Chẳng thế mà suốt TKXX, nhiều nhà phê bình thế hệ sau Hoài Thanh còn muốn học hỏi cách viết phê bình và còn lấy cách ứng xử mĩ học của ông đối với Thơ Mới làm những bài học cho nghề cầm bút phê bình vãn chương, nhất là phê bình thơ hiện đại, của mình.

Trong bài viết Khát vọng tliành thựcK, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên đã nhìn nhận và đánh giá về Hoài Thanh rất xác đáng.

Trên tinh thần của khát vọng thành thực, như một khát vọng cốt lõi của Thơ

Mới, do phát hiện lớn nhất của Hoài Thanh, khi đi tìm động lực bản thể của phong trào thơ này, Phạm Xuân Nguyên nhìn rộng ra, thấy cả th ế hệ văn học 1932 - 1945

mang khát vọng thành thực. Khi ngọn gió phương Táy tư sản thổi tới giữa xã hội Việt Nam phong kiến ngàn năm, họ đã được thức tỉnh con người cá nhân trong mình. Cá nhân là tự do.

Thành thực, đó là tiếng lòng của những người làm nên phong trào Thư mới.

Thành thực nên thẳng thắn. Thành thực nên tin tưởng.

Nên Phạm Xuân Nguyên gọi sự thành thực là một bầu klú hậit trong trẻo

nhất mà các nhà thơ mới được hít thở đê’ tươi tốt hết mình trong đó.Hoài Thanh cũng vậy, Phạm Xuân Nguyên cho rằng, Hoài Thanh vào nghề văn trong báu khí hậu thành thực của th ế hệ mình, của thời đại mình, ô n g nhiệt thành say mê Thơ mới, ngoài khoái cảm cái hay cái đẹp của văn chương, còn đồng cảm nỗi niêm tâm tình của cà một th ế hệ thanh niên cùng thời.

Tlieo Hoài Thanh, lảm văn chương phải thành thực và muốn thành thực được phải có tài. Suốt quãng đời cầm bứt phê bình văn học thời kì 1930 - 1945, Hoài

Thanh đã nhất quán với tâm niệm này. Nó đã khiến ông lao đao khi đó, đau khổ

sau này, nhưng đến nay tôi có thê nói: Hoài Thanh đã đúng vì sự thành thực của mình.

Tuy nhiên, trong suốt quãng đời dài của Hoài Thanh, và nhất là khi Till nhân

Việt Nam, theo Phạm Xuân Nguyên, bị đặt dưới một hệ quy chiêu khác với hệ quy chiếu của ông: "khi xem thơ tôi chỉ biết có thơ cũng như nói về các nhà thơ tôi thích, làm sao lời nói của tôi không đượm chút bâng khuâng lúc xem thơ", thì chính

sự vô tư, thành thực này rồi ra s ẽ làm khổ ông một thời gian dài, s ẽ day dứt bám theo ông mãi cho đến hết cuộc đời của Hoài Thanh. Đúng như Phạm Xuân Nguyên

Nhận xét: ôn g đ ã thành thực yêu Thơ Mới và đã thành thực phù nhận Thơ Mới. Ông đã coi cuốn sách của mình và người em làm ra là một chát "của tin", nhưng ông cũng đã lại phê phán nó một cách quyết liệt, nghiệt ngã.

Là thế hệ hiện đại, ra đời sau Hoài Thanh cả nửa thế kỉ, Phạm Xuân Nguyên vẫn có thể hiểu được hai cái sự thành thực ngựơc nhau vừa kể trên, đã nằm trong

một con người Hoài Thanh, cấu thành bi kịch lớn nhất của cuộc đời ông: bi kicli tự nhận thức của con người.

Dù vậy, Hoài Thanh vẫn xác định: "Phê bình và nghệ thuật cùng một mục đích, một tính cách: cái đẹp. Tìm cái đẹp trong tự nhiên là nghệ thuật. Tim cái đẹp trong nghệ thuật là phê bình. "Cuối cùng, Phạm Xuân Nguyên tổng kết: Mỗi người có một cái "tạng" riêng, "tạng" của Hoài Thanli trong phê bình là trực giác, ấn tượng. Ông rất tự tin vào cảm xúc tự nhiên của mình, và thường là ông đúng.

T h ế lìệ văn liọc 1932 - 1945 là một th ế hệ thành thực. Văn chương ciìci họ là thành thực. Khát vọng thành thực đã chắp cánli cho sáng tạo của họ, quan trọng hơn, đã giúp họ sống. Hoài Thanh đã sống cái thành thực đó của thời đại mình, với đủ sự hay dở, vinh nhục, hệ luỵ, đa mang do từ thành thực. Thành thực là tin yêu con người.

Vì thế, cái quan trọng nhất sau khi khảo sát một nhà phê bình lớn của Thơ Mới và nói chung, của văn học Việt Nam hiện đại TKXX, là Hoài Thanh; có thể rút

ra nhiều bài học kinh nghiệm về nhiều phương diện: văn chương, nghệ thuật,báo chí v.v. Và điều quan trọng nhật van là câu chuyện con mắt và tâm lòng của chủ thể cẩm bút phê bình văn chương nghệ thuật, rồi sau đó mới là cái viết, cho đến từng bài viết cụ thể: về một trào lưu, khuynh hướng, hoặc về một tác giả, hay chỉ về một bài thơ, chẳng hạn.

Về sau này, nhiều người cầm bút phê bình thuộc thế hệ sau Hoài Thanh, dù tự nhận hay không, cũng đều chịu ít nhiều ảnh hưởng từ Hoài Thanh, trong cách thẩm định thơ Việt hiện đại. Và cả trong cái viết. Thí dụ những bài viết của nhà phê bình đã mất, Thiếu Mai, tự coi mình như học trò ruột của Hoài Thanh, hay những bài viết của Nguyễn Đăng Mạnh, Hoàng Ngọc Hiến, Trần Đình Sử, Vương Trí Nhàn, Lại Nguyên Ân, Trần mạnh Hảo , Trần Đăng Khoa, Nguyễn Thị Minh Thái, và mới đây nhất: Nguyễn Thanh Sơn.

Thí dụ, cũng viết về Xuân Diệu, mà là một Xuân Diệu sau Thơ Mới, đã có những bài viết của các nhà giáo dạy đại học, như Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Đình Sử, nhưng có cách viết của Trần Đăng Khoa, là một cách viết rất dân dã về thi sĩ Xuân Diệu, một cách viết không truyền thống chút nào, nhưng đọc lại rất thú vị với người hôm nay. Có thể nói, cái cách viết của Trần Đăng Khoa, thoạt trông, có vẻ dễ dãi, nhưng thực ra, chỉ là "có vẻ" thế thôi, nếu không có cả một thời thơ ấu, là một nhà thơ thần đồng, được Xuân Diệu mến tài thơ, dắt dìu từ bé dại, và sau này được học hành đến nơi đến chốn, nhất định lấy cái viết làm nghề, dẫu cho không làm thơ nữa, thì Trần Đăng Khoa đã không là một nhà phê bình có uy tín, có giọng riêng. Cuốn sách thuộc thể loại "bình luận văn chương " theo cách gọi của Trần Đăng Khoa, (hình như cũng như Hoài Thanh, Trần Đăng Khoa ghét hai chữ " phê bình", mang tên Chân dung và đ ố i thoại của anh dày

gần 400 trang, đã được in lần thứ 9, và từ lúc nó ra đời đến nay, nó đã trở thành một "hiện tượng" sách bán chạy).

Một trong những bài viết hay của Trần Đăng Khoa là bài viết về Xuân Diệu, cũng chỉ mang một cái "tít" ngắn hai chữ: Xuân Diệu, y như Hoài Thanh từng đặt

tên bài viết Xuân Diệu của mình trong Thi nhân Việt Nam ngày nào đã xa khuất

hàng nửa thế kỉ.

Nhưng cách viết, cách dựng chân dung và cách đánh giá thì hoàn toàn khác, rất "Trần Đăng Khoa", và rất hay, theo một lối dung dị, bình dân, và cũng hài hước, tinh nghịch. Trong bài viết này, Xuân Diệu hiện ra không xa cách trong sương khói của Thơ Mới, ông hiện ra, như một người thường. Cách nhau nửa thế kỉ tuổi đời, Trần Đăng Khoa nhìn rõ "ông già" ham sống, cuống quýt, vội vàng sống trong Thơ Mói thuở nào, nay đã thấy tiêc thời gian, hay lìglũ đến thời gian 'v’.Xitân Diệu tiết kiệm từng tích tắc.

Bài viết của Trần Đăng Khoa cấu trúc mạch lạc, với mỗi một ý được đánh số thứ tự, từ số 1, cho đến số 5. Có thể tóm tắt như sau: ý l. Tiếc thời gian. ý2. Thơ là sáng tạo cực nhọc. ý3. Thơ là chân thật, cốt gợi, không kể lể. ý4,Phê bình thơ rất khó, phải có năng khiếu. ý5, Xuân Diệu là nhà phê bình giỏi, vì rành bếp núc nhà nghề.

Từ 5 ý lớn này, Trần Đăng Khoa muốn dựng chân dung Xuân Diệu, với nhũng nét mà Trần Đăng Khoa cho là đặc sắc nhất. Vì thế, Trần Đăng Khoa đã huy động tất cả sự quen biết với Xuân Diệu trong nhiều năm,với nhiều quan sát lí thú, sự suy ngẫm của cá nhân mình về cả tính cách thơ lẫn tính cách người của Xuân Diệu. Cả bài viết thấm thìa trong một giọng kể như kể chuyện, lại xen lẫn những đối thoại thú vị, nên dễ đọc với số đông.

Qua Trần Đăng Khoa, ta thấy Xuân Diệu đọc nhiều, đọc tinh , thẩm định chính xác về các nhà phê bình vãn học. ô n g bảo : - Nàv, Khoa đã đọc Nguyễn Đăng Mạnh chưa? Anh ấy có con mắt xanh đấy. Cuốn Nhà văn, tư tưởng và phong cácli lìay lắm. Anh ấy rất có tài, nhưng chỉ có tài phê bình văn xuôi tlìôi.Phê bình thơ khó lắm. Nó là cái việc đầu mày, cuối mắt . Phải có năng kliiếu thơ mới phê bình tliơ được, ở ta có rất nhiều nhà phê bình thơ có tài, nhưng lại khôiỉg viết. Như anh Huy Cận chẳng hạn. Anil ấy tinli t ế lắm, am tường thơ lắm đấy, lìhưng anh ấy không viết, nên mọi nẹười không biết đấy thôi.

Một phần của tài liệu Phân tích tác phẩm báo chí Việt Nam trên cơ sở văn hóa học và văn bản học (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)