học sinh đông đảo, chế độ tư hữu tài sản, những nhà văn sống đơn thuần bằng tiền nhuận bút.
Xuất hiện về văn học hàng hoá trái với trước đây là nền văn học quà tặng:
nhà văn viết để làm nhiệm vụ bầy tôi hay để làm thú vui cho mình và tặng bạn bè
chứ không kiếm sống bằng tác phẩm. Nền văn hoá này chỉ làm bá chủ ở Pháp vào
thế kỉ XVIII, tuy trước đó đã có nhưng không chiếm ưu thế. ở Việt Nam vào những
năm 20 với Tản Đà, mới có nhà văn bán văn để sống, còn trước đó nhà vãn chủ yéu sống bằng nghề khác, dù có viết và xuất bản nhưng để làm nhiệm vụ với văn hoá không phải để mưu sinh. Trương Vĩnh Kí, Trần Chánh Chiếu và ngay cả Hồ Biểu Chánh cũng đều như vậy. Một số người khác làm trợ bút trong các báo thực tế tuy sống bằng nghề viết, nhưng chủ yếu là dịch, nghiên cứu, làm báo, chưa thực sự sống bằng thơ văn của chính mình.
Một nền văn học quà tặng thay đổi rất chậm về nội dung và hình thức, trái lại, khi văn học là hàng hoá nó phải hay đổi rất nhanh về nội dung và hình thức để đáp ứng những nhu cầu nội tâm của độc giả: hàng thì phải mới, phải đáp ứng nhu cầu trong lòng người đọc mà người đọc không nói ra được. Trong một nước số độc giả không đông như Việt Nam, một nhà văn phải viết đủ mọi thể loại, phái kiêm nhà báo, phải dịch, phải phê bình vân vân. Trong giai đoạn này có hàng chục tờ báo tiếng Việt cho nên những nhà văn có thể đơn thuần sống bằng nghề viết."32
Chính vì thế, chúng tôi có thể chia sẻ và tán đồng những nhận xét về mối quan hệ giữa báo chí và văn học diễn ra đặc biệt nhất trong giai đoạn đầu, với ba mươi năm đầu thế kỉ XX, tiếp đó là từ 1930 đến 1945, rồi tiếp theo nữa, là nửa sau của thế kỉ XX, của ba nhà nghiên cứu, trong hai cuốn sách từng đã dẫn ở trên, và trong ba chuyên luận nằm trong hai cuốn sách này:
* Chuyên luận thứ nhất của Phạm Xuân Thạch, nhan đề: Báo chí và quá trình hiện đại hoá văn học Việt Nơm 33
n Sdd, Phan N gọc, tr456,457.
* Chuyên luận thứ hai của Trần Ngọc Vương và Phạm Xuân Thạch, nhan đề :
Văn học dịch và tiến trình hiện đại hoá văn học Việt Nam giai đoạn giao thời34
*Chuyên luận thứ ba của Đinh Văn Đức chủ biên, nhan đề : Sự biến đổi và phát triển của ngôn ngữ văn học Việt Nam th ế kỉ XX35
Trong một cái nhìn tổng quan về văn học Quốc ngữ trên báo chí ba mươi nam đầu thế kỉ XX, Phạm Ngọc Thạch cho rằng, bối cảnh cuộc giao lưu văn hoá Đông Tây đã chuẩn bị những tiền đề vãn hoá xã hội cho một nền văn học mới bằng chữ Quốc ngữ từng bước định hình. Tuy nhiên đây là một quá trình hiện đại hoá vãn học " đặc biệt phức tạp", vì nó diễn ra trong một tình thế bất bình thường của xã hội ( mất chủ quyền dân tộc, bị ngoại bang đô hộ). Các cuộc thể nghiệm như tổng duyệt lại các giá trị cũ của văn học truyền thống, xây dựng mô hình thể loại văn học mới, mô phỏng văn học phương Tây, nhằm đặt nén móng xây dựng một thử ngôn ngữ văn học mới bằng tiếng V i ệ t, mà tác giả nhận xét : những người viết, dù là nhà văn
tân học hay cựu học, cũng phải trải qua một quá trình" tập làm văn" bằng tiếng mẹ đẻ. Những cuộc thử nghiệm này phần lớn được hiện diện trên báo chí, vì báo chí chính là môi trường thuận lợi cho những thể nghiệm đó.
Trong công cuộc "tổng duyệt lại những giá trị cũ" này, các thế hệ các nhà cựu học, từ Nguuyễn Văn Ngọc, Phan K ế Bính, Nguyễn Đỗ Mục đến Phan K hôi... đã tiến hành một cuộc tổng duyệt lại văn chương truyền thống và bảo tồn bằng cách chuyển dịch sang chữ Quốc ngữ. Công việc được tiến hành theo hai hướng: sưu tầm, dịch thuật và xây dựng những công trình biên khảo. Các báo chí tham gia vào công việc này là những tờ báo tiêu biểu, như: Đông Dương tạp chí, Nam Phong tạp chí, An nam tạp chí. Và chính là nhờ báo chí mà nhiều giá trị của văn học Trung đại được tồn giữ, và nhiều ánh sáng mới đã được rọi vào quá khứ.
Nhưng đáng chú ý, theo tác giả, van là vai trò của báo chí trong việc tiếp nhận những nguồn ảnh hưởng văn học mới. Đặc biệt là cuộc tiếp xúc với văn học Pháp, thông qua công việc dịch thuật của một đôi ngũ những trí thức tàn học thế hệ
'* Sdd, M ã G iang Lãn ch ù b iên , bài này g ồ m từ trang 187 đến 2 3 0 .