Và tất nhiên, chữ Quốc ngữ trở thành một vấn đề lớn, trước hết là vấn đề ngôn ngữ trong buổi đầu tiếp xúc với nền Pháp học.
Nhìn lại lịch sử hơn 300 năm hình thành và đi vào đời sống xã hội của chữ
Quốc ngữ, các nhà nghiên cứu văn hoá và báo chí đều khẳng định rằng, báo chí có
vai trò lớn trong cả giai đoạn hình thành và bước đầu sử dụng chữ Quốc ngữ. Trong phần tám, nhan đề " Sự biến đổi và phát triển của ngôn ngữ văn học Việt Nam th ế kỉ
XX" của công trình nghiên cứu, là bộ sách Vãn học Việt Nam th ế kỉ XX22, các tác giả
đã đưa ra những quan sát và nhận xét quan trọng về lịch sử chữ Quốc ngữ ở Việt Nam, bắt đầu bằng nhận xét về hai loại ảnh hưởng: xa ( gián tiếp), và gần (trực
tiếp), đối với sự hình thành chữ Quốc ngữ ở Việt Nam :
Xa, đó là do ảnh hưởng từ Tân thư, khuynh hướng mới, với những biến đổi và
diễn tiến mới, do ảnh hưởng từ phương Tây, trong nền tư tưởng và vãn học Trung Quốc buổi cận kề thế kỉ XX. Giã biệt truyền thống khoa cử và văn học cũ, giới trí thức Trung Hoa đã mở đầu phong trào Tân thư bằng cách soạn sách vở, dịch thuạt, viết báo đẻ truyền bá những tư tưởng cấp tiến. Riêng trong lĩnh vực ngôn ngữ, việc cải cách vãn tự, từ chối cổ vãn đã dẫn đến sự ra đời của một văn phong theo lối mới, đó là Bạch thoại, giản dị và sáng sủa. Hai "nhân vật của Tân thư Trung Hoa có ảnh hưởng lớn nhất đến trí thức Nho học Việt Nam, là Lương Khải Siêu và Khang Hữu Vi. Họ đã giúp trí thức Nho học Việt Nam ra khỏi sự lúng túng trước làn gió mới phương Tây đang thổi đến Việt Nam cùng với sự xâm lược của thực dân Pháp. Nhờ Tân Thư, lối văn Bạch thoại đi vào Việt Nam, nhiều tiếng Hán Việt mới xuất hiện, và một số chữ Hán đã đi vào tiếng Việt như những thuật ngữ đầu tiên của khoa học xã hội và nhâ văn, thoạt tiên là triết học. Kết quả, Tân thư, tuy gián tiếp, nhưng lại
là kênh quan trọng, tạo cơ hội cho ngôn ngữ và văn chương Việt Nam tiếp xúc với Âu Tây.
Gần, đó là việc nỗ lực tiếp cận Việ Nam, ngay từ thế kỉ XVII của Âu Tây qua
giao thương và truyền giáo. Trong ngôn ngữ, việc ra đời chữ Quốc ngữ (1651) là
“ Phan Cự Đệ (chù biên). Văn học V iệt N am tliế k ỉ AXNxb Giáo Dục. Hà N ội. nãm 2004. Chương này do Đinh Vân Đức chủ biên, từ trang 7 9 9 đến 927.
một cột mốc quan trọng. Từ chữ quốc ngữ, trong tiếng Việt đã hình thành một lối
viết mới mang tính chất " tiền văn xuôi", thông qua lối viết văn bản của giáo hội
Thiên Chúa còn giữ lại được, bởi thoạt đầu, lối văn quốc ngữ này chỉ dùng để ghi chép và dùng vào giao dịch trong nhà đạo.
Vì thế, các tác giả của chương viết quan trọng về ngôn ngữ này đã khẳng
định một lần nữa rằng, cuộc xâm lăng của thực dân Pháp đã tạo ra cuộc đổ bộ của
văn hoá, văn minh châu Âu vào Việt Nam kèm theo một áp lực tiếp xúc, dù có bảo thủ mấy cũng không cưỡng lại được. Đó là sự đổ bộ của ba cánh quân:
1. Dạy và học tiếng Pháp. 2. Báo chí và truyền thông Pháp. 3. Dịch thuật và văn hoạc Pháp.
Cuộc tiếp xúc trực tiếp này đã có ảnh hưởng sâu xa và có tác động trực tiếp đến diện mạo ngôn ngữ và văn chương Việt Nam. Vì thế, đây cũng có thể coi là thời kì dự bị cho việc thành lập một nền Quốc văn mới trong thế kỉ XX ở Việt Nam.
Chẳng thế mà, sau khi thiết lập ách thống trị trên toàn cõi Việt Nam, việc phổ biến tiếng Pháp và đẩy lùi ảnh hưởng Hán học đã trở thành một quốc sách của thực dân Pháp. Các trường dạy tiếng Pháp được mở đầu tiên ở Nam kì, và ở cả ba kì đều mở trường thông ngôn và tiểu học, khiến cho chỉ sau vài ba thập kỉ, số người học, biết đọc biết viết tiếng Pháp tăng lên. Báo chí tiếng Pháp được tung vào thuộc địa, và lớp người Việt đầu tiên biết tiếng Pháp đã thành công chúng đầu tiên của nó.
Cho nên, có thể hoàn toàn tán đồng với nhận xét chung về mối quan hệ giữa báo chí và văn học Việt Nam, thông qua chữ quốc ngữ đầu thế kỉ XX rằng :
" Đồng thời với báo chí tiếng Pháp là sự khai trương của nền báo chí quốc ngữ ở Nam kì với Gia định báo ( 1865). Đầu thế kỉ XX, báo chí quốc ngữ đã được
mở rộng ra Bắc kì và toàn cõi nước ta, trở thành một công việc truyền thông có ý nghĩa. Từ ngôn ngữ báo chí, một kênh mới đã mở ra cho văn học nước ta theo logic: không có ngôn ngữ báo chí thì không thể có văn xuôi mới. Không có văn xuôi mới thì cũng không thể có ngôn ngữ văn học cho các thể loại mới. ơ nước ta, ngôn ngữ vân học hiện đại đ ã ra đời trước hết bằng con đường của ngôn ngữ báo chí. Ngón
ngữ thông tấn và ngôn ngữ bình luận là bước đi thứ nhất của ngôn ngữ văn xuôi tự
sự sau này."23
Cũng không phải ngẫu nhiên, trong phần kết luận của sách Báo chí Việt nam
từ khỏi thuỷ đến 1945 24, tác giả Huỳnh Văn Tòng đã đưa ra kết luận đầu tiên quan
trọng là về mối quan hệ giữa báo chí và văn học Việt Nam, với nhận xét rất đáng
lưu ý sau: "Trong lĩnh vực này, ta thấy văn học Việt Nam hiện đại thoát thai từ báo chí khác với trường hợp ở các nước phương Tày là văn học đẻ ra báo chí. Ta nên nhìn nhận người Pháp khởi xướng việc làm báo, bấy giờ, báo chí là phương tiện duy nhất mà nhà văn Việt Nam có thể trau dồi chữ quốc ngữ. Các tạp chí, tuần báo viết bằng Việt ngữ do các nhà văn Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Hoàng Tích Chu chủ trương đã góp phần xây dựng và trau dồi cho nền văn học hiện đại.Thoạt tiên văn học phát triển ở miền Nam ( nhờ phương tiện ấn loát dồi dào) vang dội đến miền Bắc, khác hơn trường hợp trước kia, chữ Nho và việc khoa cử phát triển ở miền Bắc trước tiên rồi lần hồi vào Nam.
Nhờ báo chí mà tiếng Việt được thuần nhất khắp ba miền Bắc, Trung, Nam. Người miền này làm quen với cách hành vãn, với những ngôn từ của miền kia, báo chí ba miền trở thành những viên gạch xây đắp cho toà nhà văn học duy nhất của Việt Nam"
Từ năm 1933, trong bài diễn thuyết Báo giới và Văn học Quốc ngữ tại Hội Nam kì khuyên học, Thiếu Sơn đã nhận định: " Như vậy là chữ Quốc ngữ đã thắng được chữ Tây, cũng như chữ Nôm đã được ông cha ta dùng thay chữ Tàu vậy.. .Chữ Quốc ngữ của ta bây giờ, chỉ trong vòng hai mươi năm nay đã có được cái địa vị vô cùng...Thế là chữ Quốc ngữ đắc thắng. Mà sự đắc thắng này không những ta đã thấy ở báo giới Nam kì mà thôi. Cả báo giới Bắc kì cũng thấy bày ra cái hiện tượng khả quan đó"25.
Trong buổi đầu chữ Quốc ngữ báo chí, khởi đi từ Nam kì ra Bắc kì như thế, có thể có sự khác biệt nào đó. Nhưng rồi dần dà, sự giao lưu hoà nhập đã nhanh
Chương đã dần, trang 807.
'* Huỳnh Văn Tòng. Báo ch í v i ệ t N am lừ khởi rlutý đến 1945. N xb TP HCM, 2000, tr.416 25 Dẫn theo Lịch sử b á o ch í V iệt N am . Tr. 233.
chóng xoá bỏ sự khác biệt này, đến mức, trong những ngày tháng đó, Phan Khôi
phải lên tiếng khen: " Không có văn Nam kì và cũng không có văn Bắc kì, chỉ có văn Việt Nam thôi"26. Bằng Giang, trong một cuốn sách khác27, đã nhận xét:" Trong những năm 10, 20 của thế kỉ này( thế kỉ XX), các nhà báo ở Bắc, Trung vào Nam sinh sống bằng cây viết. Có vài người ở vài năm rồi về, có người đi đi lại lại, cũng có người ở luôn: Tản Đà, Phan Khôi, Đào Trinh Nhất, Trần Huy Liệu, Bùi Thế Mỹ,
Phan Kế Bính, Ngô Tất T ố ...
Từ khi đường xuyên Việt được hoàn thành (1936), việc phát hành sách báo
thêm thuận lợi, sự đi lại giữa các địa phương trong nước phần nào thuận lợi hơn
trước...Tờ báo Thanh Niên của kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát ( 7-4-1943 đến 30-4-
1944) hăng hái cổ vũ cho sự thống nhất dân tộc, đi dần đến sự thống nhất tiếng Việt...Những sự kiện đó đã thâu ngắn khoảng cách văn xuôi của hai miền đất nước".
Vậy nên, các nhà nghiên cứu báo chí và văn học Việt Nam hiện đại thế kỉ XX đều rất lưu ý đến mối quan hệ độc đáo giữa văn học và báo chí . Huỳnh Văn Tòng còn đưa ra lời khuyên, hay đúng hơn, là sự phân tích cụ thể, để cho rằng, đó là việc tất nhiên phải làm, như sau:
"Khi nghiên cứu vãn học hiện đại, chúng ta hẳn chú ý rằng đa số các tác phẩm vãn học đểu đăng trước nhất trên mặt báo, sau đó mới in thành sách. Bởi vậy theo thiển ý của chúng tôi, muốn nghiên cứu văn học hiện đại, ta nên xem qua lịch sử báo chí. Các nhà văn nổi tiếng lúc bấy giờ thường dùng báo chí để đãng tải các tác phẩm văn học do họ sáng tác.
Tuy nhiên, điều ấy có thể gây bất lợi, báo chí làm cản trở sự sáng tạo đúng mức của các nhà vãn( vì đăng báo là phải viết theo thị hiếu, cho ăn khách), nếu làm theo ý riêng của mình thì khó đăng được và khó có tiền nhuận bút( nhà thơ Tản Đà đã trả lời , khi người của nhà báo đến lấy bài:" Làm thơ đâu giống như bửa củi, lúc nào cũng bửa đư ợc!"M ột số nhà văn đã học quốc ngữ, viết văn đãng báo được độc
“ Dẫn theo Lịch sử báo chí Việt Nam .Tr 234.
27 Dản theo Lịch sử b á o c lú V iệt N am . Tr 234. Bằng Giang. Văn học quốc ngữ ờ Nam kì 1863-1930. N xb Trẻ, TPHCM, 1992. ti'385, 386. HCM, 1992. ti'385, 386.
giả tán thưởng rồi trở thành nhà báo chuyên nghiệp. Nhưng làm báo đòi hỏi nhiều
thì giờ: như coi sóc, sửa chữa bài vở, đi điều tra, đi phỏng vấn. Khi đã vào nghề rồi, làm sao còn thì giờ rảnh rang và đầu óc thảnh thơi để nghĩ đến chuyện sáng tác văn chương thơ phú.
Nhưng mặt khác, ta nên nhìn nhận rằng văn chương hiện đại phát triển nhờ sự
trợ giúp tích cực của báo chí, nơi đăng tải các tác phẩm và những bài phê bình, khảo
lu ậ n " .28
Lịch sử báo chí Việt nam 29 còn cho rằng, việc văn học Việt Nam thoát thai
từi báo chí là một đặc điểm độc đáo đến mức, khiến nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài cũng chú ý: " Thậm chí, trong cuốn Nhập môn văn học Việt Nam, Durand và
Nguyễn Trần Huân đã nhìn nhận, báo chí như một bộ phận của tiến trình văn học, và được coi là một chương" của bộ sách này với ý nghĩa như một thể loại, một động lực của văn học".
Tuy nhiên, chính cuốn sách này cũng bổ sung thêm một khía cạnh quan trọng: " Vấn đề cũng không chỉ là phương tiện. Một thời gian dài, gần như tất cả các sáng tác văn học, kể cả dịch thuật đều đăng tải trên báo chí, từ những tờ đầu tiên ở Sài Gòn, đến những tờ nổi tiếng như Phong Hoá, Ngày Nay, Tao Đàn, Tiểu
thuyết thứ Bảy, Phụ N ữ Tân Văn, Hữu Thanh,...V án đề còn là, khi Văn chưa tách khỏi Báo ( Giữa thập kỉ 30 trở về trước) thì phần lớn các nhà văn đều phải đi từ nghề
Vả lại, cũng thật khác biệt với báo chí nhiều nước, báo chí nước ta, dù là báo kinh tế hay báo chí tôn giáo, cũng luôn luôn giữ mục Văn uyển ( Vườn vãn), thậm
chí trang văn học, trang tiểu thuyết( dịch, sáng tác) thường kì trở nên một chuyên mục, câu khách...", v ề những chủ thể viết này, Phan Ngọc có lí khi tổng kết ở luận điểm sáu, trong chương Tiếp xúc văn hoá Việt-Pháp ( Sách Bản sắc văn ìioá Việt Nam), rằng : " Tầng lớp sĩ phu yêu nuớc từ 30 trở đi, không lãnh đạo văn học, bởi
vì họ có chống Tống Nho đến đâu, con đường sẽ đi vẫn không phải là chuvển hoá
21 Sdd, tr. 416,417M Sdd tr235