PHÂN TÍCH TÁC PHẨM BÁO CHÍ (VĂN BẢN TÁC PHẨM PHÊBÌNH VÃN HỌC NGHỆ THUẬT) TỪ GÓC NHÌN THỂ LOẠ

Một phần của tài liệu Phân tích tác phẩm báo chí Việt Nam trên cơ sở văn hóa học và văn bản học (Trang 57)

- Trong ngữ vựng văn học đã có nhiều thuật ngữ khoa học xã hội và nhân vãn, đặc biệt là các thuật ngữ này được khai thác từ vốn từ HánViệt, mở ra một khả

PHÂN TÍCH TÁC PHẨM BÁO CHÍ (VĂN BẢN TÁC PHẨM PHÊBÌNH VÃN HỌC NGHỆ THUẬT) TỪ GÓC NHÌN THỂ LOẠ

HỌC NGHỆ THUẬT) TỪ GÓC NHÌN THỂ LOẠI

Như chương một đã phân tích kĩ bối cảnh văn hoá Đông Tây, như nền tảng cho sự ra đời một nền báo chí riêng biệt Việt Nam, với những đặc trưng riêng về lịch sử và những đặc trưng riêng trong sự vận động của ngôn ngữ báo chí .Tính chất báo chí- văn chương bất phân của thời đoạn đầu tiên trong sự ra đời, hình thành báo chí Việt Nam ấy, đã khiến chúng tôi, những người muốn nghiên cứu tác phẩm báo chí một cách thuần tuý, riêng biệt, khu biệt với các loại tác phẩm khác, cùng loại tác phẩm dạng văn bản như tác phẩm văn học chẳng hạn, sẽ khó mà tìm ra một đường ranh giới phân định rạch ròi giữa báo chí và văn học ngay trong thời kì đầu tiên này. Bởi vì, hồi bấy giờ, phàm là tác phẩm đã được đăng báo, thì nghiễm nhiên được coi là tác phẩm báo chí, cho dù đó là tác phẩm văn học dịch, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản văn học, hoặc là tác phẩm kí sự; phóng sự, và nhất là tác phẩm phê bình văn học nghệ thuật, Trong so sánh với các loại tác phẩm đăng trên báo ấy, theo chúng tôi, tác phẩm báo chí th ể loại phê bình là tác phẩm mang nhiều tính báo chí

hơn cả, và cũng trên cơ sở đó, dáng dấp một tác phẩm báo chí hiện hình trong đó có thể là rõ nét hơn cả. v ề sau này, khi nền báo chí Việt Nam đã phát triển đến hết thế kỉ XX và đã vắt sang đầu thế kỉ XXI được mấy nãm, thì rõ ràng là phê bình văn học nghệ thuật đã trở thành một thể loại tác phẩm báo chí độc lập, nó không bị tình trạng có vẻ nhập nhằng chưa phân định được ranh giới được như kí báo chí và kí văn học như chúng ta vẫn thường thấy trong tình hình nghiên cứu báo chí hiện tại.

Đây là lí do thứ nhất mà chúng tôi đã chọn để viết chương này, khi đặt trọng tâm của chương hai là nghiên cứu tính báo chí của thể loại phê bình văn học nghệ thuật, với tư cách là một loại văn bản truyền thông đặc thù. Lí do thứ hai khiến chúng tôi chọn tác phẩm báo chí thể loại phê bình vãn học nghệ thuật đế tập trung

nghiên cứu riêng trong chương này, là bởi vì hiện chúng tôi có đầy đủ tư liệu về loại bài viết đặc thù này trong bộ sách dày hơn hai nghìn trang, với tư cách là sách tham

khảo.39 Vả lại, chúng tôi đang giảng dạy chuyên đ ề” Phê binh văn học nghệ thuật trên báo chí” cho sinh viên và học viên cao học, nên chúng tôi thấy phải lựa chọn cho được những bài viết tốt nhất về thể loại này, phân tích rõ cấu trúc đặc thù của nó trong tính thể loại, nhằm xây dựng mô hình các thao tác viết riêng cho loại bài viết này, để sinh viên báo chí có thể thực hành viết loại bài này ngay khi còn học trong trường đại học, ở các loại hình đào tạo chính quy, tại chức và ở các bậc đào tạo: đại học và sau đại học.

Tuy nhiên, muốn nghiên cứu một văn bản truyền thông đặc thù, thì trước hết, có lẽ phải định nghĩa thế nào là một văn bản truyền thông, hay là thế nào là một tác phẩm báo chí (viết) cái đã. Và sở dĩ chúng tôi dùng cụm từ ‘’vãn bản truyền thông” , hay cụm từ ” tác phẩm báo viết” là để phân biệt với các dạng báo khác, như báo nói, báo hình và để có thể gọi loại bài viết phê bình là một loại văn bản truyền thông đặc biệt / đặc thù. Theo chúng tôi, tác phẩm báo chí nói chung, hay

nói riêng, là tác phẩm báo chí viết, (văn bản truyền thông), trước hết, phải là tác

phẩm thông tin, và phải thông tin về cái mới.

Như đã biết, báo viết ra đời đầu tiên, sau mới đến các loại báo nói ( radio),

báo liình( Tivi), báo điện tử ( Internet) ...Cùng với sự ra đời của báo chí là sự hiện

diện của nghề báo, một nghề thông tin đặc thù, với chủ thể thông tin là nhà báo. Ngay từ buổi bình minh của nghề thông tin, câu hỏi triết học về nghề nghiệp của nó đã được xác lập : đó là câu hỏi: CÁI GÌ MỚI?

Trả lời câu hỏi này là nhiệm vụ tối cao của nhà báo, cũng là nhiệm vụ đeo đuổi suốt đời của nhà báo, và cho dù các phương tiện truiyền thông đại chúng có phát triển vãn minh đến đâu đi chăng nữa, thì bản chất triết học của câu hỏi này vẫn

39 Đó là bộ sách hai tập Tranh luận văn nghệ th ế k ỉ XX, do tác giả Nguyễn Ngọc Thiện sưu tẩm. bién soạn, với sự cộng tác cùa Cao K im Lan ( N X B Lao Động, Hà N ội, 2002). Bộ sách bao gồm 6 cuộc tranh luận lớn và soạn, với sự cộng tác cùa Cao K im Lan ( N X B Lao Động, Hà N ội, 2002). Bộ sách bao gồm 6 cuộc tranh luận lớn và cơ bản nhất của thế kì X X : Tranh luận về Quốc học, tranh luận về Truyện Kiều, tranh luận vẽ Duy làm hay Duy vật,

tranh luận về Thơ M ớ i/ T liơ c ĩi, tranh luận về Nghệ thuật vị nghệ tliuật hay Nghệ iliu ậ i vị nhản sinh và tranh luận về

không thay đổi. Song, cũng không thể cho rằng, bất luận cái gì mới xảy ra hoặc cái

gì chưa biết cũng trở thành cái mới về thông tin cho nhà báo khai thác đê’ truyền tin, và được người đọc đón đợi để nhận tin. Trong dòng chảy miên man bất tận của đời sống, nhà báo phải biết chọn đúng một gốc nhìn báo chí, để tìm ra một thông tin cốt lõi trong dòng chảy miên man bất tận ấy của cuộc đời. Và góc nhìn báo chí chỉ có

thể có được đối với nhà báo hiểu được tinh thần triết học của câu hỏi cãn cơ của nghể báo: CÁI GÌ MỚI? M à cái mới, xét trên tinh thần triết học, bao giờ cũng là mới, trong so sánh với cái cũ hơn nó, hoặc bản thân nó đã phủ định một cái cũ hơn nó. Và rồi đến lượt nó, sẽ bị một cái mới hơn phủ định tiếp. Đó là qui luật. Nhà báo là người nằm ở giữa dòng chảy của đời sống, cũng chính là dòng chảy thông tin, nên cần thiết phải có giác quan thông tin bén nhạy, để định hướng thông tin, để lựa chọn thông tin cốt lõi một cách đích đáng, thì mới tìm được xác đáng, một cái gì mới đem đến cho người đọc báo.

Riêng đối với văn bản truyền thông, với tư cách là bài báo viết, tất nhiên, phải có cách tổ chức một kết cấu thể loại riêng, để trả lời cho câu hỏi triết học chung của nghề báo, bằng ngôn ngữ văn bản truyền thông đặc thù của báo viết.

Chính vì thế,văn bản truyền thông là dạng thức cơ bản và quan trọng nhất so với báo nói, báo hình và báo điện tử, nó là báo viết, và chính nó là cơ sở văn bản

thực sự cho báo nói và báo hình, báo điện tử....

Một văn bản truyền thông được viết là nhằm cho số đông độc giả đọc và hiểu, nghĩa là những độc giả phổ thông. Vì vậy, một văn bản truyền thông được coi là tác phẩm báo chí phải đạt đến hai phẩm chất thông tin cơ bản sau :

1.1. Sự trong sáng của thông báo\

Thông thường, tất cả các văn bản truyền thông, dù chỉ gói gọn trong một cái tin ngắn nhất (kiểu tin vắn, tin vãn vắn ...), hay là một bài phóng sự dài vài ba ngàn từ, cũng chỉ nhằm truyền đi một thông báo cốt lõi. Vì thế, tin ngắn thường là dạng vừa xinli nhất với một thông báo cốt lõi. Ngắn nhất, nhỏ nhất, nhưng, như chúng ta

: Ai ? Việc gì ? ở đâu? Bao giờ ? T h ế nào ? và Tại sao ? Phóng sự cũng vậy . Phóng

sự trả lời theo cách riêng của thể loại, nhưng không ra ngoài các câu hỏi này.

Đương nhiên, sự giản dị và tính đơn nhất của thông báo ( chỉ chứa đựng một thông báo cốt lõi ), sẽ tự đi đến một hình thức chuyển tải thích hợp, nghĩa là sự trong sáng trong thông báo. Điều quan trọng là, nhà báo cần phải có giác quan thật

mạnh về thông tin, để có thể nhìn ra, và lọc lựa cho được thông tin cốt lõi trong

hàng núi những sự kiện về con người và cuộc sống luôn luôn vận động và biến đổi liên miên, bất tận trong dòng chảy tự nhiên của đời sống thường nhật. Tìm được thông tin cốt lõi, nhà báo phải tự hình thành cho mình cách truyền tin khả thi nhất trong văn bản truyền thông, bằng cách có thể tuỳ nghi lựa chọn các thể loại báo chí thích hợp, để chứa đựng thông tin cốt lõi của mình, hoặc theo yêu cầu của toà soạn, hoặc theo cách viết mà mình cho là tốt nhất.

Vì mỗi bài viết chỉ chứa đựng một thông báo cốt lõi và duy nhất, nên người viết sẽ phải lựa chọn một góc nhìn ưu tiên đối với "hàng núi sự kiện", gạt bỏ không thương tiếc những rườm rà, thừa thãi, để một mặt có thể chọn lựa những gì được coi là cốt lõi của sự việc, mặt khác, để trình bày bài viết của mình thật thích hợp, chính xác, nhằm thể hiện thông tin cốt lõi, từ cách đặt tên (tít ) bài viết, cách viết sapô, cách chia đoạn, cách mở ra và đóng lại...một bài báo. Một bài báo như vậy sẽ đạt đến một vẻ đẹp của văn bản truyền thông buộc phải có. Đó là vẻ đẹp mang tính nội dung thông tin của văn bản truyền thông : sự trong sáng của thông báo.

1.2. Sự trong sáng của ngôn n g ữ :

Muốn có một văn bản truyền thông hoàn chỉnh, sự trong sáng của thông báo trong loại văn bản này phải được đảm bảo bằng một ngôn ngữ thông báo trong sáng.

Tất nhiên, muốn đạt đến sự trong sáng của ngôn ngữ thông báo, nhà báo phải có giác quan thật bén nhạy về thông tin, và ở bất cứ thời gian, không gian nào có mật nhà báo, thì nhà báo cũng có khả năng ngửi thấy thông tin, nhìn thấy ngay bài báo có thể viết, phát hiện ngay cái tứ thông till có thể thiết lập trong bài báo đó, và

thậm chí tít bàì báo đã được đặt ngay lập tức. Và cũng tất nhiên, ngoài giác quan

diỉn đạt bài viết của mình bằng một thứ ngôn ngữ báo chí trong sáng, để số đông

người tiếp nhận thông tin, ai ai cũng có thể hiểu được. Những nhà báo chuyên nghiệp thường biểu hiện tính chuyên nghiệp bằng cách diễn đạt thông báo cốt lõi trong văn bản truyền thông của mình, với một lối hành văn báo chí giản dị, trong sáng, nhằm đạt tới yêu cầu: một thông báo cho mỗi bài viết, một thông tin cho mỗi câu.

Lưu ý rằng, người viết báo không sử dụng ngôn ngữ theo cách của người viết văn thường sử dụng ngôn từ nghệ thuật để viết tác phẩm văn chương. Trong những năm thuộc nửa sau thế kỉ XX, khi xuất hiện những nhà báo chuyên nghiệp và những nhà văn chuyên nghiệp, thì đồng thời, cũng xuất hiện những tác phẩm báo chí thuần tuý, hoàn toàn không phải là văn chương.Và nhà báo trở thành hình ảnh người làm thông tin chuyên nghiệp, tồn tại song song bên cạnh người sáng tác vãn chương chuyên nghiệp. Tuy nhiên, không phải cứ là nhà báo thì không thể trở thành nhà văn và ngược lại, cứ là nhà vãn thì không thể viết báo. Mối quan hệ chặt chẽ giữa” hai nhà” này vốn là hữu hảo và chan hoà ngay từ đầu thế kỉ XX vẫn còn đó, trong sự phát triển báo chí hôm nay, đặc biệt trong cách viết các văn bản truyền thông đặc biệt: văn bản tác phẩm báo chí phê bình văn nghệ.

Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, khi tổ chức văn bản truyền thông, các nhà báo Việt Nam, đặc biệt là trong thời kì đổi mới báo chí, đã không ngần ngại vay mượn và sử dụng những kinh nghiệm về ngôn ngữ văn chương của các nhà văn, để làm giàu cho ngôn ngữ báo chí của mình, đặc biệt là trong những thể loại báo chí rất gần gũi với văn chương, như các thể loại phê bình văn nghệ đã nói ở trên. Đặc biệt, ở thể loại phê bình này, do cách viết phải sử dụng một thứ ngôn ngữ báo chí giàu chất văn chương mà các tác phẩm báo chí này được bạn đọc tiếp nhận và thưởng thức với sự thú vị chẳng kém gì tác phẩm văn chương, vậy nên, ở Hội nhà văn Việt Nam mới có riêng một ban Lý luận phê bình và những nhà phê bình cũng được gọi là “nhà văn” , bởi các tác phẩm phê bình văn nghệ của họ cũng được đánh giá ngang bằng với các tác phẩm văn chương.

Xét về chuẩn mực của ngôn ngữ báo chí, căn cứ vào sách Ngôn ngữ báo clú

của Vũ Quang Hào40, một công trình nghiên cứu về ngôn ngữ báo chí tốt và mới nhất hiện nay, theo đánh giá riêng của chúng tôi, đã không chỉ dùng để giảng dạy

cho sinh viên, mà còn dùng để tham khảo nghiệp vụ báo chí cho các nhà báo, thì,

ngôn ngữ báo chí trước hết và chủ yếu là lĩnh vực của ngôn ngữ học - x ã hội. Vấn đề sử dụng ngôn ngữ báo chí có tác dụng trực tiếp và quyết định nhất tới hiệu quả của thông tin báo chí, do vậy ngôn ngữ báo clú tước hết phải là một thứ ngôn ngữ văn hoá chuẩn mực.41

Theo tác giả Vũ Quang Hào, tính chuẩn mực này không loại trừ mà thậm chí còn cho phép những sự sáng tạo của cá nhân nhà báo với tư cácli là một hiện tượng đi chênh ra khỏi chuẩn mực.42 (mà trong sách này, Vũ Quang Hào gọi là hiện tượng

chệch chuẩn, với chú dẫn: Hoàng Trọng Phiến là nhà nghiên cứu đầu tiên đã gọi đó

là lệch chuẩn hoặc hiện tượng bất thường).

Như vậy, hai vấn đề được nêu ra và được gọi tên trong sách này, đó là: 1. Ngôn ngữ báo chí trước hết phải là một thứ ngôn ngữ vãn hoá chuẩn mực. 2. Hiện tượng chệch chuẩn và sự chế định của nó đối với phong cách nhà báo; đã thực sự trở thành cơ sở lí luận cần thiết (đúng như ý định của tác giả) cho việc xác định mối

quan hệ giữa tác giả và tác phẩm báo chí, đồng tliời có th ể bước đầu đề xuất một s ố vấn đề lí luận vê chuẩn mực ngôn ngữ nói chung, chệch chuẩn ngôn ngữ nói riêng đối với ngôn ngữ báo chí, thậm chí đối với ngôn ngữ truyền thông.43 (Tác giả sử

dụng thuật ngữ ngôn ngữ truyền thông với ý nghĩa sau: Thuật ngữ này có nội hàm kliái niệm bao gồm ngôn ngữ báo ill (mà ở trên gọi chưng là ngôn ngữ báo clú), ngôn ngữ phát thanh, ngôn ngữ truyền hình, ngôn ngữ xuất bản, ngôn ngữ giao t ế nhân sự, ngôn ngữ Internet V.V..J.

* Vũ Quang Hào. Ngôn ngữ báo chí. N X B ĐHQ G HN. 2001, chương Ngôn ngữ chuẩn mực cùa báo chí, từ tr. 17 đến

tr.33. 41 Sdd tr 18 12 Sdd.tr 18. 45 Sddtr.19.

Đây là những luận cứ đáng chú ý cho các chủ thể báo chí, khi giải quyết vấn

đề sự trong sáng của ngôn ngữ báo chí trong văn bản truyền thông, và không những

thế, những luận cứ này sẽ còn được sử dụng để soi chiếu một loại văn bản đặc biệt: bài phê bình văn học nghệ thuật, bởi trong đó, vừa phải có sự đảm bảo chuẩn ngôn ngữ, lại vừa diễn ra sự chệch chuẩn rất đặc thù.

Vậy thì chuẩn ngôn ngữ là gì? Và mối quan hệ giữa chuẩn mực ngôn ngữ với phong cách nhà báo ra sao? Tác giả Vũ Quang Hào đưa ra hai nội dung căn bản của chuẩn ngôn ngữ: Đó là cái đúng và cái thích hợp. Và tác giải thích rõ: cái đúng hay còn gọi là sự tiêu chuẩn "đúng phép tắc" được cộng đồng ngôn ngữ hiểu và chấp nhận, là một trong những điêu kiện đ ể thừa nhận tính chuẩn mực của ngôn ngữ.

Nhìn một cách tổng quát về chuẩn ngôn ngữ, tác giả chắc chắn rằng: một hiện tượng ngôn ngữ được coi là đúng phải thoả mãn được những đòi liỏi của cấu trúc nội tại của ngôn ngữ và phải phủ hợp với truyền thống ngôn ngữ, được mọi

thành viên trong cùng m ộ t cộng đồng (trong những điều kiện tương đ ố i thống Illicit)

Một phần của tài liệu Phân tích tác phẩm báo chí Việt Nam trên cơ sở văn hóa học và văn bản học (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)