Lưu vực sông Đà không chỉ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng Tây Bắc mà còn đối với cả các tỉnh Đồng bằng sông Hồng, trong đó có thủ đô Hà Nội. Vị trí đó cùng với những đặc thù về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đặt ra yêu cầu bức thiết phải có một mô hình quản lý tổng hợp lưu vực sông Đà thích hợp, sát với điều kiện thực tế và có tính khả thi cao.
Lưu vực sông có độ rộng trung bình 76 km, phần rộng nhất là 165 km thuộc tỉnh Lai Châu, còn phần hẹp nhất là 25 km thuộc tỉnh Hoà Bình. Diện tích toàn bộ lưu vực sông là 52.900 km2, trong đó phần thuộc lãnh thổ Việt
Nam dài 380 km và diện tích 26.800 km2, chiếm 50,7% diện tích lưu vực, bao gồm 22 huyện thuộc các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La và Hoà Bình. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đã tạo nên những đặc thù của lưu vực như:
- Sông Đà không chỉ có ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh Tây Bắc, mà còn có vai trò rất quan trọng đối với các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng, trong đó có thủ đô Hà Nội, đặc biệt là trong phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, lũ lụt.
- Tiềm năng thuỷ điện của lưu vực sông Đà chiếm trên 50% tiềm năng thuỷ điện cả nước. Hệ thống bậc thang thuỷ điện sông Đà đang đi vào hoàn chỉnh, hiện đã có thuỷ điện Hoà Bình, năm 2010 sẽ có thuỷ điện Sơn La, rồi đến Nậm Nhùn, Nậm Chiến... Bên cạnh những lợi ích to lớn mang lại cho sự phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động của bậc thang thuỷ điện trên sông Đà cũng tạo ra những tác động tiêu cực, diễn biến rất phức tạp đối với tài nguyên và môi trường lưu vực, cần được tổ chức quản lý phù hợp.
- Rừng đầu nguồn Tây Bắc có vai trò lớn trong phòng hộ, góp phần giảm thiên tai, lũ lụt cho hạ du, chống xói mòn, rửa trôi đất, điều tiết nguồn nước cho các công trình thuỷ điện. Tuy vậy, hiện nay, các chức năng kinh tế, phòng hộ và bảo vệ môi trường của thảm thực vật rừng bị suy giảm mạnh, các sự cố môi trường liên quan đến lớp phủ thực vật xảy ra thường xuyên với tác hại ngày càng lớn. Vì vậy, việc quản lý, bảo tồn và phát triển rừng, bảo vệ đa dạng sinh học vùng lưu vực sông Đà đang rất cấp bách.
- Tây Bắc có vị trí chiến lược quan trọng trong phòng thủ đất nước, là vùng nhạy cảm về an ninh - quốc phòng và các vấn đề dân tộc với gần 30 dân tộc sinh sống trong điều kiện khó khăn, nghèo nàn và lạc hậu. Phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội vùng Tây Bắc là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân.
Đặc điểm địa hình cùng với các yếu tố khác như đất đai, thảm phủ thực vật, điều kiện khí hậu, thời tiết và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trên lưu vực đã cùng gây tác động đến tài nguyên và môi trường lưu vực ở các mức độ khác nhau. Do đó, cần có một tổ chức quản lý lưu vực phù hợp với đặc thù đó để tạo ra một công cụ thể chế hiệu quả nhằm bảo vệ tài nguyên và môi trường lưu vực sông Đà, vì sự phát triển của bản thân cộng đồng các dân tộc đang sống trong lưu vực và sự phát triển kinh tế - xã hội cả nước, trong đó có vùng hạ du sông Hồng.
Trên lưu vực sông Đà, số lượng vác công trình thuỷ lợi phục vụ tưới, tiêu nước rất nhiều, nhưng phần lớn là công trình thuộc loại nhỏ và rất nhỏ nằm phân tán trong miền núi cao có địa hình rất phức tạp. Vì thế, các công ty quản lý và khai thác CTTL của các tỉnh hiện nay chỉ có thể quản lý trực tiếp một số công trình thuộc loại vừa. Việc quản lý các công trình này bao gồm quản lý vận hành công trình lấy nước đầu mối, điều hành phân phối nước trên kênh chính, kênh nhánh cấp 1 và thu 50% tiền thuỷ lợi phí theo quy định của tỉnh. Việc quản lý và phân phối nước từ kênh cấp 2 đến mặt ruộng thì giao cho xã hoặc hợp tác xã tự quản lý với 50% tiền thuỷ lợi phí còn lại.
Đối với các công trình thuỷ lợi nhỏ thì phần lớn cũng giao cho địa phương tự quản lý toàn bộ, từ chi phí vận hành và duy tu sửa chữa công trình hàng năm. Đối với các công trình nhỏ do các hộ dân tự đóng góp xây dựng thì cũng để dân tự quản lý và tu sửa. Do giá thu thuỷ lợi phí hiện nay quy định của nhà nước còn rất thấp so với các chi phí vận hành nên phần lớn các công trình không có tiền đầu tư sửa chữa thường xuyên nên nhiều kênh mương và công trình bị xuống cấp.
Sau đây là những đánh giá về các khía cạnh chủ yếu của quản lý tài nguyên nước của các tỉnh trên lưu vực sông Đà.
Tại cấp tỉnh . Kể từ sau khi Bộ thuỷ lợi sát nhập vào Bộ NN & PTNT, để phù hợp với cơ cấu tổ chức của bộ mới, đội ngũ cán bộ thuỷ lợi trong Sở NN & PTNT của các tỉnh cũng được xếp lại. Số lượng cán bộ chuyên môn thuỷ lợi còn lại trong các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp làm dịch vụ về nước cũng bị giảm nhiều so với trước. Số lượng cán bộ thuỷ có trình độ đại học cũng rất thiếu so với thực tế về quản lý tài nguyên nước tại các tỉnh đòi hỏi. Tại các tỉnh, những cán bộ chủ chốt trong các công việc liên quan đến phát triển thuỷ lợi và quản lý tài nguyên nước trong các năm vừa qua nói chung đều được tham gia dự một số lớp bồi dưỡng, đào tạo về quản lý, kỹ thuật do Bộ NN & PTNT hoặc các dự án tổ chức. điều này giúp cho họ nâng cao nhận thức và hiểu biết công việc quản lý tài nguyên nước tại địa phương một cách rõ ràng hơn. tuy nhiên, hiệu quả thực tế của các đào tạo này chưa phát huy được trong các hoạt động quản lý thực tế của họ.
Năm 2003 các tỉnh thành lập sở TNMT và bắt đầu xâu dựng đội ngũ cán bộ về quản lý tài nguyên nước. Theo xu thế của tiến trình cải cách, đội ngũ cán bộ quản lý tài nguyên nước có thể sẽ được củng cố và nâng cao hơn trong tỉnh.
Tại cấp huyện xã. các huyện đều có phòng NN và PTNT, trong đó mỗi ngành có một người phụ trách nên thường có một cán bộ thuỷ lợi để quản lý tài nguyên nước trong địa bàn huyện. Tuy nhiên, do là tỉnh miền núi nên cán bộ chuyên môn thuỷ lợi tại các huyện, xã hiện tại còn rất nhiều, nhiều huyện không có cán bộ chuyên môn thuỷ lợi mà phụ trách công tác thuỷ lợi lại là người thuộc chuyên môn khác.
Các huyện có cán bộ chuyên môn thuỷ lợi cũng rất ít người có trình độ kỹ sư mà phần lớn chỉ có cán bộ sơ cấp. Tại ban quản lý thuỷ nông của xã người có kiến thức chuyên môn thuỷ lợi cũng rất ít. Có xã có người được qua
bồi dưỡng sơ qua về quản lý thuỷ nông, khiến cho việc quản lý thuỷ nông rất tuỳ tiện và kém hiệu quả.
Do tình trạng như trên cho thấy các cơ quan quản lý nước trên lưu vực sông Đà từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã còn rất nhiều yếu kém và thiếu nguồn nhân lực có trình độ để có thể làm tốt nhiệm vụ quản lý tài nguyên nước tại địa phương theo quy định của luật tài nguyên nước.
Các hộ sử dụng nước và những người hưởng lợi nói chung chưa được đào tạo cơ bản về kỹ thuật, quản lý tài chính. Tại một số người dùng nước có được cán bộ chuyên môn của nhà nước tổ chức lớp tập huấn để hướng dẫn trong thời gian ngắn tại địa phương với kiến thức cũng hạn chế và chủ yếu là thực hành. Điều này có giúp cho một số địa phương tự khắc phục được điểm yếu trong quản lý nguồn nước của mình, nhưng trong toàn lưu vực thì cũng rất hạn chế,
Tỉnh Hoà Bình: Hiện nay tỉnh đã có quyết định giao chủ thể quản lý các công trình nhỏ, độc lập cho địa phương (xã, thị trấn) quản lý có sự tham gia của cộng đồng. Công trình thuỷ lợi loại vừa giao cho công ty QLKTCTTL (doanh nghiệp công ích nhà nước) của tỉnh quản lý. Nhờ sự quan tâm và trợ giúp của tỉnh nên mô hình tự quản lý thuỷ nông có sự tham gia của cộng đồng trong mấy năm gần đây đang tiến triển tốt. tỉnh đang từng bước đúc rút kinh nghiệm.
Tỉnh Sơn La: tỉnh có chi cục quản lý nước CTTL và 1 công ty QLKTCTTL tham gia theo dõi và quản lý tài nguyên nước trong tỉnh. Kỹ sư thuỷ lợi trong tỉnh tham gia quản lý nguyên nước có rất ít mà yêu cầu quản lý rất lớn nên rất khó khăn.
Trước đây tỉnh tổ chức quản lý nước theo mô hình của Bộ là toàn tỉnh có một công ty QLKTCTTL quản lý toàn bộ các công trình (10 trạm thuỷ nông). do công trình phân tán, địa hình phức tạp nên rất khó khăn trong quản
lý. Hiện nay công ty QLKTCTTL của tỉnh chỉ quản lý 5 công trình hồ chứa loại vừa có dung tích từ 10 triệu – 4 triệu m3 (hồ Nậm Công, Gia Long,Bản môn…), trong đó chỉ quản lý đến hết kênh 9, còn các kênh nhánh đến mặt ruộng thì giao cho địa phương tự quản lý.
Tỉnh đã có quyết định phân cấp quản lý cho huyện xã và các xã có ban quản lý thuỷ nông của xã. từ năm 1999 tỉnh đã có quyết định các công trình khi xây dựng xong thì bàn giao ngay cho xã quản lý và năm 2000 giao cho các trạm thuỷ nông phải tự hạch toán các hoạt động của mình. Để nâng cao hiệu quả quản lý nước có sự tham gia của cộng đồng, tỉnh đang xây dựng mô hình thí điểm về quản lý thuỷ nông để đúc rút kinh nghiệm và nhân rộng ra trong toàn tỉnh.
Tỉnh Lai Châu: Để quản lý thuỷ nông, tỉnh đã thành lập 2 xí nghiệp quản lý khai thác CTTL của hai huyện Điện Biên và Tuần Giáo và một trạm quản lý QLKTCTTL của huyện Phong Thổ, để quản lý một số hệ thống công trình thuỷ lợi chủ yếu của tỉnh, còn lại 1280 công trình nhỏ giao cho địa phương tự quản lý.
- Xí nghiệp QLKTCTTL Điện Biên quản lý 7 công trình bao gồm các
công trình lớn ở vùng trọng điểm lúa Điện Biên.
- Xí nghiệp QLKTCTTL Tuần giáo 6 công trình bao gồm các công trình lớn ở vùng trọng điểm lúa Tuần giao
- Trạm QLKTCTTL Bình Lư huyện Phong thổ quản lý 8 công trình gồm các công trình thuỷ lợi ở Bình Lư – Bản Bo huyện phong thổ
Ngoài ra, công ty cấp nước Lai Châu quản lý 1 công trình hồ chứa nước hồ Huổi Phạ phục vụ cấp nước cho thị xã Điện Biên Phủ. Các công trình do doanh nghiệp nhà nước quản lý 22 công trình, tưới được 2454 ha lúa vụ chiêm và 2634 ha lúa vụ mùa. Trong số 1280 công trình giao nhận cho dân
quản lý theo báo cáo chưa đầy đủ thì các huyện mới hình thành bộ máy quản lý được 7 công trình.
Về tư tưởng, hiện nay nhận thức của các cấp vẫn chưa quan tâm đúng mức đến công tác quản lý, chỉ chú trọng tìm nguồn vốn để đầu tư kinh phí, kỹ thuật và nhân lực cho xây dựng công trình mới, coi nhẹ công tác quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng các công trình đã có. Cơ chế chính sách trong quản lý tài nguyên nước, đặc biệt là cơ chế đầu tư và chính sách tài chính của nhà nước và của tỉnh chưa đáp ứng và phù hợp với yêu cầu của thực tế.
Công tác quản lý khai thác công trình trong tỉnh hiện tại chưa tương ứng với cơ sở đầu tư đã có. đây vừa vừa là tồn tại, vừa là nguyên nhân gây hậu quả xuống cấp các công trình và khiến cho hiệu quả khai thác công trình thấp,
Hiện nay đi vào cơ chế thị trường nên trong nông nghiệp thực hiện việc giao đất cho nhân dân, hộ gia đình trở thành đơn vị sản xuất. Điều này đã gây lúng túng tong trong công tác quản lý thuỷ nông cơ sở.
Hiện tại các xí nghiệp quản lý khai thác công trình thủy lợi của nhà nước tổ chức còn cồng kềnh và luộm thuộm, hoạt động không hiệu quả. Tiền thuỷ lợi phí tại các xí nghiệp hiện chỉ đủ chi lương cho cán bộ quản lý vận hành, không còn kinh phí cho tu sửa bảo dưỡng công trình nên công trình ngày càng bị xuống cấp mà chưa có cách giải quyết.
2. Phương pháp quản lý vận hành phân phối nước
Việc quản lý vận hành các công trình tưới tiêu của các tỉnh trên lưu vực hiện nay trong các công ty quản lý và khai thác CTTL chủ yếu vân dựa trên kinh nghiệm. Các cán bộ vận hành ra quyết định phân phối nước chưa dựa trên cơ sở tính toán nhu cầu nước của khu tưới và điều kiện hệ thống kênh dẫn để ra quyết định mà chủ yếu là tổng hợp yêu cầu đòi hỏi của hợp tác xã để mở cổng cung cấp cho họ. Do việc vận hành cung cấp nước tưới cho các
hộ dùng nước chủ yếu dựa theo kinh nghiệm nên công ty quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi trong quản lý phân phối nước thường mở cống lấy nước dựa theo đồi hỏi của dân, mà người dân cũng không nắm rõ được lượng nước cần tưới cho mình nên thường xuyên yêu cầu một cách quá mức, để nước chảy tràn rất lãng phí nước.
Ngoài ra quản lý vận hành thực tế các hệ thống thuỷ lợi của các công ty quản lý và khai thác công tình thuỷ lợi các tỉnh hiện chưa thực hiện một cách đầy đủ sơ đồ quản lý trên cơ sở lập kế hoạch và thực hiện quản lý phân phối nước theo kế hoạch đã xây dựng.
3. Sự tham gia của cộng đồng
Vai trò của cộng đồng luôn được đề cập trong luật TNN và trong tầm nhìn an ninh nước,trong đó vai trò của cộng đồng không đừng ở chỗ họ khai thác và bảo vệ công trình mà mong muốn họ được tham gia từ đầu của quá trình phát triển,tham gia quyết định kế hoạch,thậm chí tham gia đầu tư dưới các dạng thích hợp.
Để nâng cao hiệu quả khai thác sử dụng tài nguyên nước và từng bước tiếp cận các yêu cầu của quản lý tổng hợp tài nguyên nước, sự tham gia của cộng đồng trong quản lý tài nguyên nước trên lưu vực sông Đà luôn được sư quan tâm và giúp đỡ của nhà nước và một số tổ chức quốc tế và một số tổ chức quốc tế trong những năm gần đây. Tuy nhiên, do phương thức quản lý vẫn như cũ và chưa có chuyển biến gì đáng kể, nên sự tham gia của cộng đồng cũng mới chỉ đạt được một số kết quả nhất định vẫn còn ở mức độ thấp thể hiện qua những điểm sau:
Sự tham gia của cộng đồng vào việc xây dựng các chính sách, quyết định có liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên lưu vực sông gần như chưa có, mà sự tham gia chỉ ở hình thức thảo luận các chính sách và quyết định của tỉnh, huyện... để quán triệt và thực hiện ở địa phương mình.
Do cơ cấu tổ chức và phương thức quản lý tài nguyên nước hiện hành nên cộng đồng dân cư hiện tại vẫn chưa có điều kiện tham gia vào quản lý tài nguyên nước của các hệ thống công trình thủy lợi trong địa bàn các tỉnh, mà họ chỉ đóng vai trò của người mua và nhận nước.
4. Hiệu quả sử dụng nước tưới
Quá tình hoạt động của các công trình thuỷ lợi trong các tỉnh đều bị tổn