a. Luật Bảo vệ Môi trường.
Luật Bảo vệ môi trường quy định việc bảo vệ môi trường, nhằm khẳng định và duy trì tầm quan trọng đặc biệt của môi trường đối với đời sống của con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước, dân tộc và nhân loại. Sau khi Luật Bảo vệ Môi trường sửa đổi năm 2005 thông qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 151/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 hướng dẫn thực hiện Luật Bảo vệ Môi trường quy định cụ thể về:
- Phân cấp quản lý nhà nước về môi trường giữa Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, các bộ, ngành thực hiện chức năng quản lý theo phạm vi ngành phụ trách, uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ quan nhà nước và đoàn thể.
- Đối tượng dự án phải thực hiện đánh giá tác động môi trường, nội dung, quy mô, phương pháp, hồ sơ, trình tự thẩm định của báo cáo tác động môi trường.
- Phòng, chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường và sự cố môi trường.
Nói chung, các hoạt động quản lý nhà nước liên quan đến bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên nước quy định trong hai luật Bảo vệ Môi trường và Luật Tài nguyên nước không có nhiều mâu thuẫn. Tuy vậy, vẫn cần phối hợp trong một số vấn đề giúp bảo vệ hiệu quả tài nguyên nước và môi trường, chẳng hạn như công tác cấp phép xả nước thải vào nguồn nước.
Luật Khoáng sản được Quốc hội Việt Nam thông qua tháng 3/1996. Phạm vi áp dụng của Luật là công tác quản lý, bảo vệ, điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoản sản và hoạt động khoáng sản, bao gồm khảo sát, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản ở thể rắn, khí, nước khoáng và nước nóng thiên nhiên. Luật định nghĩa “khoáng sản là tài nguyên trong lòng đất, trên mặt đất dưới dạng những tích tụ tự nhiên khoáng vật, khoáng chất có ích ở thể rắn, lỏng, khí hiện tại hoặc sau này có thể khai thác được”, nghĩa là khoáng sản bao gồm cả nước ngầm. Với định nghĩa trên thì các hoạt động khai thác và bảo vệ khoáng sản và các hoạt động liên quan đến tài nguyên nước cũng có thể cùng chung đối tượng, như hoạt động khai thác quản lý cát sỏi, đất tại bờ và đáy sông, suối...
c. Luật Đất đai.
Luật Đất đai lần đầu tiên được Quốc hội Việt Nam thông qua tháng 7/1993. Đến nay, Quốc hội Việt Nam đã hai lần xem xét và sửa đổi Luật đất đai để kịp thời điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phù hợp với sự phát triển mọi mặt của đời sống kinh tế, kể cả một số điều khoản liên quan đến đất sử dụng trong các công trình liên quan nước. Các sửa đổi đó được thể hiện qua Luật sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật Đất đai ngày 1/10/2001.
Luật Đất đai quy định những nguyên tắc cơ bản nhất về quyền sở hữu đất đai, các cam kết của Nhà nước liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng đất hợp pháp của cá nhân, tổ chức, các loại đất và các nguyên tắc quản lý nhà nước về đất đai.
Luật đã xác định nội dung quản lý nhà nước về đất đai, thẩm quyền của Chính phủ và các Uỷ ban nhân dân trong lĩnh vực điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá và phân hạng đất, lập bản đồ địa chính; quy định nhiệm vụ của Chính phủ, các bộ ngành chức năng, uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai. Ngoài
ra, còn có các quy định về thẩm quyền giao và thu hồi đất, thời hạn giao đất, thẩm quyền và thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chuyển đổi quyền sử dụng đất, cho phép thay đổi mục đích sử dụng đất ...; thẩm quyền trong việc thanh tra đất đai, giải quyết các tranh chấp liên quan đến đất.