Tác động môi trường của các hoạt động phát triển thuỷ lợi trên lưu vực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý tổng hợp lưu vực sông Đà (Trang 39)

trên lưu vực sông

- Các dự án sửa chữa và xây mới các công trình thuỷ lợi trên các lưu vực sông nhánh, mặc dù phần lớn các công trình thuộc loại nhỏ và rất nhỏ, nhưng đều xuất phát từ yêu cầu của thực tế để giải quyết nguồn nước cho tưới tại chỗ tại từng địa phương, nên sẽ đóng góp thiết thực trong việc xoá đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập và mức sống cho nhân dân các địa phương, góp phần ổn định xã hội.

- Tạo điều kiện tốt cho sử dụng tài nguyên đất trên lưu vực một cách kinh tế và hiệu quả.

- Tạo điều kiện phát triển các lĩnh vực ó liên quan như thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến nông sản, tạo thêm việc làm cho người lao động.

- Tiềm năng nguồn nước trên lưu vực các sông nhánh tại các tỉnh rất phong phú, trên thực tế mới khai thác sử dụng một phần nhỏ. Vì thế các dự án thuỷ lợi dự kiến nói chung không ảnh hưởng xấu tới cân bằng nước trên các lưu vực sông suối. Riêng đối với các dự án xây dựng hồ chứa còn có tác dụng điều tiết phân bố lại dòng chảy làm tăng lượng dòng chảy sử dụng trong mùa cạn. Do lượng nước khai thác bằng biện pháp công trình chiếm tỷ lệ thấp nên các dự án thuỷ lợi trên lưu vực các sông nhánh không ảnh hưởng đáng kể tới dòng chảy trên dòng chính sông Đà cũng như ảnh hưởng tiêu cực tói dòng chảy ở khu vực hạ lưu.

- Các dự án thuỷ lợi nhìn chung đều có tác động đến việc phát triển và phân bố lại dân cư trên lưu vực. Tuy nhiên các dự án thuỷ lợi dự kiến trên lưu vực các sông nhánh không có dự án nào có quy mô vừa và lớn nên tác động này cũng có thể coi như không đáng kể. Tuy nhiên cần có kế hoạch tổ chức và

quản lý tốt dân cư cũng như việc định cư dân số, kiểm soát việc di dân tự do để bảo vệ tốt lớp phủ rừng và hệ sinh thái trên mặt lưu vực. Các tác động tiêu cực tới xã hội như di dân, tái định cư của các dự án này với quy mô rất nhỏ nên cũng không có gì đáng lo ngại và có thể kiểm soát được.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý tổng hợp lưu vực sông Đà (Trang 39)