Suy giảm nguồn lợi thuỷ sản đánh bắt và nuôi trồng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý tổng hợp lưu vực sông Đà (Trang 61)

Theo bộ Thuỷ sản (1996), trữ lượng trung bình cá nổi Vịnh Bắc Bộ 9 phần biển việt nam) khoảng 390 nghìn tán và khả năng khai thác 156 nghìn tấn. Trữ lượng cá tầng đáy tính trung bình theo nhiều tác giả từ 1958 đến 1985 khoảng 456 nghìn tấn và khả năng khai thác 226 nghìn tấn,. Tổng cộng trữ lượng các Vịnh Bắc Bộ từ 1985 về trước là 846 nghìn tấn và khả năng khai thác là 456 nghìn tấn.

Nguồn lợi nghề cá vùng cửa sông ven biển có xu hướng giảm rõ rệt do nhiều nguyên nhân, trong đó chắc chắn có nguyên nhân xây dựng hồ trên lưu vực. Khoảng 50% trữ lượng tôm, cua cá nước lợ và biển nông bị giảm sau thời gian xây hồ Hoà Bình. Sản lượng cá cháy Maerura reeverssi ở sông Hồng, cử Ba Lạt, cửa Bạch Đằng trong năm 1962-1964 là 8-15 nghìn tấn/năm, đến nay không còn khai thác. Sản lượng cá mòi Clupanodon thrisa, trên sông Hồng trong thời gian 1964-1979 là 40-356 tấn/năm, đến nay cũng không còn khai thác. Do nhiều lý do, đồng bằng sông Hồng sản lượng cá khai thác cá tự nhiên trước 5000 tấn/năm nay chỉ còn 1000 tấn/năm. Nguồn lợi cho

mỏ tôm Cát Bà - Ba lạt giảm 50% si với trước đắp hồ hoà Bình và hồ trên thượng nguồn có thể là một nguyên nhân quan trọng (Bộ thuỷ sản,1996)

Bảng 5. Mật độ sản lượng (kg/km2) và tỷ lệ của nhóm tôm He trong các mẻ lưới điều tra và kiểm tra bãi tôm Mĩ Miều

Thời gian Năng suất (kg/h) Mật độ sản lượng (kg/km2) Tỷ lệ % của các nhóm tôm

Tôm He Tôm Chì Tôm sắt Tôm choán

Tháng 7/1975 5,88 120 95 5 - -

Tháng 7/1995 2,65 54 90,9 7,52 - 1,53

Nguồn: Bộ thuỷ sản,1996

Năng suất đánh bắt các loại hải sản ở vùng biển ven bờ tây Vịnh Bắc Bộ giảm khoảng 40-50% khi so sánh thời kỳ 1988-1990 so với nhiều năm trước, những nguyên nhân suy giảm cơ bản này là do khai thác quá mức, do mất bãi giống, bãi đẻ, mất nới cư trú, do ô nhiễm tại chỗ nguồn thải từ đất liền, do đảo lộn điều kiện sinh thái cửa sông ven bờ và suy giảm dinh dưỡng, Trừ khai thác quá mức, các nguyên nhân còn lại ở mức độ khác nhau, đều liên quân đến xây dừng và điều tiết hồ Hoà Bình.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý tổng hợp lưu vực sông Đà (Trang 61)