Luật Tài nguyên nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý tổng hợp lưu vực sông Đà (Trang 62)

Luật Tài nguyên nước (số 08/1998/QH10) được Quốc hội thông qua ngày 20/5/1998, có hiệu lực từ 1/1/1999. Luật TNN ra đời khẳng định trách

nhiệm của Chính phủ trong quản lý và bảo vệ tài nguyên nước, nó cũng chỉ ra rằng “Tài nguyên nước thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý”, có nghĩa là tài nguyên nước là tài sản của quốc gia và bảo vệ tài nguyên nước là mối quan tâm chung của mọi người.

Luật TNN đưa ra một phương pháp tiếp cận tổng hợp và toàn diện bao gồm cả số lượng, chất lượng nước mặt và nước ngầm. Luật cũng đưa ra phương pháp tiếp cận theo lưu vực sông trong công tác quản lý và quy hoạch tài nguyên nước. Do vậy, ở cấp quốc gia, Luật TNN đã cắt ngang các ranh giới về quản lý hành chính và xuyên qua địa giới các tỉnh. Luật đưa ra khái niệm các quyền về nước với ưu tiên giành cho cấp nước sinh hoạt, nghĩa vụ tài chính của người sử dụng nước, kể cả bồi thường ô nhiễm nước.

Luật TNN đã định nghĩa Quản lý Nhà nước về Tài nguyên nước như sau:

- Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về bảo vệ, khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước;

- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn về tài nguyên nước;

- Phòng, chống và khắc phục hậu quả của lũ lụt;

- Cảnh báo lũ lụt, hạn hán và các tác hại khác do nước gây ra;

- Quyết định phương thức biện pháp, huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để phòng chống khắc phục hậu quả lũ lụt, hạn hán và các tác hại khác do nước gây ra;

- Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào công tác quản lý tài nguyên nước;

- Quản lý công tác điều tra cơ bản về tài nguyên nước và xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên nước;

- Kiểm tra, thanh tra về việc chấp hành và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên nước;

- Giải quyết các tranh chấp, khiếu nại liên quan đến tài nguyên nước;

- Tăng cường quan hệ quốc tế trong lĩnh vực TNN; thực hiện điều ước

quốc tế về TNN mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia.

Điều 58 mô tả trách nhiệm của Chính phủ trong công tác quản lý tài nguyên nước, chỉ rõ Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về tài nguyên nước. Các Bộ, Cơ quan ngang bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên nước theo sự phân công của Chính phủ. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước trong phạm vi địa phương.

Đơn vị quản lý và quy hoạch tài nguyên nước chủ yếu ở Việt Nam được thiết lập ở lưu vực sông. Điều 59 quy định Quốc Hội quyết định chủ trương đầu tư đối với các công trình quan trọng quốc gia về tài nguyên nước; Chính phủ phê duyệt quy hoạch các lưu vực sông lớn và các dự án công trình quan trọng về tài nguyên nước; Bộ NN&PTNT phê duyệt các quy hoạch lưu vực sông, quy hoạch hệ thống công trình thuỷ lợi theo sự uỷ quyền của Chính phủ.

Điều 63 là cơ sở thành lập Hội đồng Quốc gia về Tài nguyên nước để tư vấn cho Chính phủ về các vấn đề quan trọng liên quan đến tài nguyên nước, và thực hiện phối hợp cấp quốc gia về quy hoạch và quản lý tài nguyên nước giữa các bộ ngành. Điều 64 là cơ sở để thành lập các Cơ quan quản lý Quy hoạch LVS là cơ quan sự nghiệp thuộc Bộ NN&PTNT.

Các văn bản liên quan đến tài nguyên nước

Ngoài Luật Tài nguyên nước, một số nghị định và văn bản dưới luật cũng đã được xây dựng giúp thực hiện các điều khoản của Luật, bao gồm:

- Nghị định số 179/1999/NĐ-CP ngày 30/12/1999 của Chính Phủ quy định việc thi hành Luật Tài nguyên nước, có hiệu lực từ 15/1/2000.

- Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi (Số 32/2002/PL- UBTVQH10) được UBTVQH thông qua ngày 4/4/2001, có hiệu lực từ ngày 01/7/2001 (thay thế Pháp lệnh thông qua ngày 31/8/1994).

- Pháp lệnh đê điều (số 26/2000/PL-UBTVQH10) được UBTVQH thông

qua ngày 24/8/2000, có hiệu lực từ ngày 01/01/2001 (thay thế Pháp lệnh thông qua ngày 09/11/1989).

- Pháp lệnh phòng chống lụt bão được UBTVQH thông qua ngày 24/8/2000 (thay thế Pháp lệnh thông qua ngày 08/3/1993).

- Quyết định số 67/2000/QĐ-TTg ngày 15/6/2000 của Thủ Tướng Chính

Phủ thành lập Hội Đồng Quốc Gia về Tài nguyên nước.

- Quyết định số 99/2001/QĐ-TTg, ngày 28/6/01 của Thủ Tướng Chính

Phủ ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của HĐQGTNN.

- Các Quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT: số 37, 38,

39/2001/QĐ/BNN-TCCB ngày 9/4/2001 thành lập các Ban quản lý quy

hoạch (BQLQH) lưu vực sông Cửu Long; BQLQH lưu vực sông Đồng

Nai, BQLQH lưu vực sông Hồng - Thái Bình; số 13/2004/QĐ-BNN ngày 8/4/2004 thành lập Văn phòng Quản lý quy hoạch các lưu vực

sông và số 14/2004/QĐ-BNN-TCCB ban hành Quy chế tổ chức, hoạt

động của BQLQH lưu vực sông.

- Nghị định số 91/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủquy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Quyết định số 600/2003/QB-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý Tài nguyên nước - Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính Phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý tổng hợp lưu vực sông Đà (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)