Các tác động tiêu cực trong khu vực thượng lưu tuyến đập và lòng hồ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý tổng hợp lưu vực sông Đà (Trang 45)

và lòng hồ

1. Làm mất, suy giảm hoặc biến đổi tài nguyên và chất lượng môi trường tự nhiên

Việc xây dựng hồ chứa Hoà Bình trước kia và hồ Sơn La sắp tới sẽ làm thay đổi rất lớn chế độ khí hậu và thuỷ văn trên toàn lưu vực. Với diện tích mặt nước hàng trăm km2 chiều dài 2 hồ trên 400km và dung tích hàng mấy chục tỷ m3 nước thực sự là nguồn động lực cho sự biến đổi môi trường trong vùng. Sau đây là những biến đổi môi trường chủ yếu do xây dựng hồ chứa gây nên.

Hồ chứa nước khi vận hành sẽ làm thay đổi cân bằng nước trong lưu vực khác với quy luật tự nhiên, thay đổi vi khí hậu ở xung quanh hồ và các vùng lân cận. Cân bằng nước khu vực hồ sẽ thay đổi, lượng bốc hơi sẽ tăng lên trên khu vực lòng hồ và xung quanh.

Hồ chứa làm ngập tổn hại một diện tích lớn đất tự nhiên, đất rừng, đất nông nghiệp, đất ở các thôn xóm: Hồ Sơn La thấp có mực nước dâng bình thường là 215m sẽ làm ngập trong lòng hồ khoảng 18.650 ha đất tự nhiên,

trong đó có 7200 ha đất nông nghiệp… Đây là các vùng sinh sống lâu đời của cộng đồng 25 dân tộc anh em, diện tích đất này bị mất là mất đi nguồn thu nhập chủ yếu của họ. Đây là một trong những tác động chủ yếu đến điều kiện kinh tế của vùng cần có biện pháp khắc phục.

Mất các khoáng sản trong lòng hồ: hồ chứa sẽ làm ngập và tổn hại một số tài nguyên khoáng sản như các mỏ than có tại Quỳnh Nhai, Mường Lay và Than Uyên. Ngoài ra còn một số vị trí đã phát hiện có khoáng sản kim loại như sắt (4 điểm), đồng (4 điểm), nhôm (3 điểm), vàng (Mường La) cũng như nhiều khoáng sản phi kim loại khác như barit- fluarit (Phong Thổ), đá vôi để sản xuất xi măng, cao lanh, nước khoáng…

Làm mất nơi cư trú và tổn hại tới các động vật hoang dã quý hiếm: hồ chứa sẽ làm ngập và mất nơi cư trú của các động vật hoang dã trong một vùng rộng. Các loài động vật hoang dã (gặm nhấm, bò sát…) sinh sống trong vùng lòng hồ sẽ phải di chuyển lên vùng thượng lưu cao hơn. Hệ động vật trên lưu vực hồ có 44 loài được liệt vào dạng quý hiếm, nhưng số lượng rất ít. Các loài này sẽ bị thu hẹp nơi cư trú hoặc bị mất hẳn và bị ảnh hưởng khi xây hồ chứa. Việc phát triển lâm nghiệp và trồng rừng phòng hộ thượng nguồn và ven hồ có thể thu hút các giống loài quay trở lại, nhưng những tác động tiêu cực tới đa dạng sinh học là rất lớn.

Làm mất hệ sinh thái cạn và các tài nguyên sinh thái trong đó: toàn bộ hệ sinh thái cạn (nông nghiệp - lâm nghiệp) của vùng lòng hồ sẽ bị ngập và mất đi.

Khi có hồ chứa một lượng nước đáng kể sẽ bị mất (ngoài bốc hơi mặt hồ) do bị thấm xuống lòng hồ, khiến cho mực nước ngầm dâng cao tạo nên những khu vực đất ướt xung quanh hồ, một số vùng đất canh tác trũng thấp xung quanh hồ chứa sẽ bị lầy hoá ảnh hưởng đến canh tác.

Xây dựng hồ chứa sẽ gây xói lở và sụt lở đất bên bờ hồ do sóng, gió và dao động mức nước hồ: nghiên cứu xói mòn trên 16 lưu vực nhỏ của hồ có thể thấy rằng khoảng 66% diện tích lưu vực là thuộc loại xói mòn từ mạnh đến rất mạnh. Vì thế sau khi có hồ, dải đất quanh hồ sẽ bị ẩm ướt và nhão đất. Sự dao động mực nước và dòng đối lưu trong hồ sẽ tác động đến thành hồ làm cho đất bị rửa trôi và sụt lở xuống hồ. Các khu vực núi đất quanh hồ có thể bị trượt đất gây lấp hồ. Theo ước tính khối lượng đất ra nhập hồ chứa từ xói mòn khoảng 14.050.513 tấn/năm.

Hồ chứa sẽ ngăn cản bùn cát vận chuyển xuống hạ lưu và lượng bùn cát do xói lở trên sẽ gây nên sự bồi lắng bùn cát trong hồ chứa, từ đó làm giảm dung tích chứa nước và giảm tuổi thọ của hồ.

Làm suy giảm chất lượng nước hồ do sự phân huỷ các cây cối bị ngập, do các chất phế thải, nước thải sinh hoạt… từ thượng lưu chảy vào bị giữ lại trong hồ:sau khi hồ tích nước, chất lượng nước sẽ thay đổi do sự phân huỷ các chất hữu cơ (gồm thảm phủ bị ngập, phù sa và bùn cát từ thượng nguồn về,…). Tổng lượng các chất bồi lắng trong hồ sẽ tăng lên.

Sự tích tụ các chất dinh dưỡng trong hồ có thể gây nên hiện tượng phì dưỡng làm cho cá loài tảo và thực vật thuỷ sinh phát triển quá mức, ảnh hưởng tới chất lượng nước.

Đập nước sẽ ngăn cản sự di chuyển của cá và sinh vật thuỷ sinh từ thượng lưu xuống hạ lưu và ngược lại… nhất là các loài cá quý hiếm được ghi trong sách Đỏ động vật Việt Nam. Khi có đập Sơn La loài này có nguy cơ bị xâm hại mạnh do đập ngăn trên sông tạo ra chướng ngại vật làm cho cá này không thể vượt lên thượng nguồn để sinh sống. Rõ ràng đây là một nguy cơ dẫn đến tiêu diệt loài cá này nếu không có biện pháp hữu hiệu.

Hồ chứa cũng gây khó khăn cho một số loại thuỷ sản phải tích nghi với điều kiện mới, từ điều kiện nước chảy của sông thượng lưu nay là hồ chứa hầu như nước tĩnh, và chế độ dinh dưỡng bị thay đổi.

Làm tăng ô nhiễm môi trường (ô nhiễm nước, không khí, tiếng ồn) trong khu vực thi công và vùng xung quanh trong thời gian thi công.

Làm tăng xói mòn đất lưu vực thượng lưu do mức độ khai thác trên bề mặt lưu vực sẽ tăng lên bởi dân di cư tự do lên vùng này sau khi có hồ chứa và do sử dụng đất không hợp lý.

2. Làm tổn hại và tác động tiêu cực tới kinh tế và cuộc sống dân cư trong vùng lòng hồ.

 Tác động tiêu cực tới các hoạt động kinh tế

Việc ngập các đường giao thông trong vùng lòng hồ, việc di dân ra khỏi vùng bị ngập, việc hình thành hồ chứa sẽ có tác động xấu đến cấu trúc kinh tế xã hội của cộng đồng dân cư trong vùng, gây xáo trộn đời sống dân cư của vùng và khu vực công trình, thể hiện ở các khía cạnh sau

- Làm giá cả gia tăng trong thời gian thi công xây dựng.

- Tác động của đời sống đô thị với mức sống cao hơn sẽ thúc ép dân cư nông thôn tại chỗ phải tìm cách làm giàu khiến họ rời bỏ sản xuất nông nghiệp, một bộ phận sẽ chuyển thành lao động dịch vụ hay lao động tự do tại khu vực xung quanh hồ chứa

- Tác động đến tâm lý, tập quán dân cư như làm cho người dân địa phương không tích luỹ bằng thóc, lương thực mà bằng tiền. Làm thay đổi nếp sống và suy nghĩ của cả đồng bào dân tộc thiểu số tại khu vực.

- Làm một bộ phận dân cư đang sống trong lòng hồ phải di dời đi nơi khác: công trình thuỷ điện Sơn La sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến 10 huyện thị, trong đó tỉnh Lai Châu có thị xã Lai Châu, huyện Mường Lay, Sìn Hồ, Tủa Chùa, Tuần giáo, Mường Tè, Phong Thổ và tỉnh Sơn La có 3 huyện: Mường

La, Quỳnh Nhai và Thuận Châu. Số hộ phải di chuyển tới khu vực tái định cư là 4276 hộ với 25.385 người, trong đó có nhiều người thuộc các dân tộc thiểu số.

- Làm mất nhà cửa, các cơ sở hạ tầng khu dân cư và các giá trị sử dụng của con người của người dân sống trong lòng hồ (đường xá, công trình công cộng, công trình văn hoá, y tế, giáo dục…) Đây là những giá trị sử dụng của con người qua nhiều thế hệ tạo nên mà khi xây dựng hồ chứa đều phải dỡ bỏ.

- Làm suy giảm chất lượng cuộc sống của dân cư trong lòng hồ (vật chất và tinh thần) do mất việc làm và các kế sinh nhai do phải di chuyển và thay đổi địa bàn sinh sống của số dân phải di chuyển như nêu trên. Tác động này rất lớn đối với đồng báo các dân tộc ít người sống trong lòng hồ mà hậu quả của nó liên quan đến phương thức đền bù và phương án tái định cư cho họ.

- Làm thiệt hại các giá trị lịch sử, di sản văn hoá, di tích khảo cổ học do bị ngập trong lòng hồ: trong khu vực có khoảng 30 di tích lịch sử thuộc các thời đại: thời đại đá, thời đại kim khí, thời đại phong kiến, đặc biệt có bia Lê Thái Tổ (1436) di tích này đã được xếp hạng nằm cách thị xã Lai Châu 10km, bia Lê Thánh Tông 1440 gần thị xã Sơn La, bia thời Trần, thuộc xã chiềng Muôn huyện Thuận Châu, Sơn La. Tất cả các di tích trên là các giá trị truyền thống của dân tộc và địa phương mà khi xây dựng hồ chứa sẽ bị ảnh hưởng cần có phương án bảo vệ.

Luôn tổn hại tới giá trị sẵn có về các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, dịch vụ trong khu vực lòng hồ do bị ngập hoặc phải tháo dỡ thí dụ như hệ thống giao thông trên đường quốc lộ số 6 thì tuyến đường bộ bị ngập khoảng 190km ở cao trình 215m khi xây dựng hồ chứa.

Do có hồ chứa sẽ làm phân tán/ngăn cách các bản làng truyền thông lâu đời trong vùng, tác động đến giao lưu văn hoá, làm thay đổi một số mối quan hệ truyền thống của họ

- Làm nảy sinh mâu thuẫn giữa các nhu cầu sử dụng nước khác nhau khi hồ chứa có nhiều mục tiêu.

- Sự hình thành hồ chứa sẽ ảnh hưởng đến số lượng lớn dân cư, tác động tới quy hoạch lãnh thổ, làm nảy sinh những vấn đề môi trường đô thị như cấp nước, vệ sinh, ô nhiễm không khí, đất nước, rác thải, nhà ở và các dịch vụ khác.

- Một số điểm dân cư sẽ được hình thành do đội ngũ công nhân, thợ xây dựng đến làm việc tại công trường, dẫn đến áp lực gia tăng dân số và các vấn đề môi trường khác cũng như khai thác tài nguyên khu vực. Cuối cùng là chất lượng cuộc sống trong vùng có thể bị ảnh hưởng, cụ thể là nhu cầu về giáo dịch, y tế cộng đồng.

- Di dân tự do sẽ xảy ra mạnh mẽ trên địa bàn đô thị bên hồ. Mặt khác di dân tự do của một bộ phận nhỏ dân cư trên vùng thượng lưu và hạ du cũng sẽ diễn ra nếu không có biện pháp kiểm soát và quản lý sẽ ảnh hưởng đến phát triển và bảo vệ lưu vực, đến an ninh và trật tự xã hội.

- Do di dân cơ học, một số điều kiện sinh hoạt văn hóa truyền thống cũng sẽ bị ảnh hưởng, đặc biệt là những người từ các khu vực xa xôi đến công trường làm việc. Họ sẽ mang theo những nét văn hoá và truyền thống riêng của từng vùng, tạo thành một khu vực dân cư đa văn hoá.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý tổng hợp lưu vực sông Đà (Trang 45)