Trong QLTHLVS, phương thức quản lý theo chiều từ dưới lên, hay nói cách khác phải xuất phát từ yêu cầu nước của người dùng để tiến hành tổ chức quản lý và vận hành. Tiếp cận và thực hiện phương thức quản lý theo chiều từ dưới lên sẽ là một sự thay đổi có tính quyết định để nâng cao hiệu quả của việc sử dụng nước và chính nó sẽ thoáng tháo gỡ dần những sự bế tắc trong quản lý tài nguyên nước hiện nay, đưa tài nguyên nước trở về đúng giá trị và tầm quan trọng của nó đối với con người và phát triển xã hội.
QLTHLVS đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực chuyên môn cao, được bồi dưỡng và đào tạo tốt mới có thể đáp ứng yêu cầu của công việc quản lý. Mặt khác, cán bộ quản lý nguồn nước phải có đầy đủ nhiệt tình,có trách nhiệm và sẵn sàng làm hết sức mình cho sự phát triển trong phạm vi hệ thống mình phục vụ.
Trong thực hiện quản lý tổng hợp lưu vực sông, hệ thống nguồn nước được coi là hệ thống mở, trong đó quản lý nước phải xem xét các mối liên hệ với yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội và môi trường và tất cả những người
dùng nước. Các thành viên tham gia vào việc quản lý khai thác, nguồn nước phải tham gia trong phạm vi rộng hơn, bao gồm cả quản lý cung cấp nước và cả quản lý nhu cầu. Trách nhiệm của người quản lý cũng rộng và phức tạp hơn, không chỉ cung cấp nước mà còn kiểm soát ô nhiễm nước.
Vì vậy quản lý lưu vực sông phải dựa trên cách tiếp cận từ dưới lên. Các tiểu lưu vực và nhỏ hơn là các hệ sinh thái, các công trình cụ thể, phải tiến hành đánh giá xem xét một cách tổng hợp, toàn diện để có phương án quản lý thích hợp.
Chương 4 - ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH QUẢN LÝ TỔNG HỢP LƯU VỰC SÔNG ĐÀ