Khái quát chung

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý tổng hợp lưu vực sông Đà (Trang 40)

Dự án xây dựng công trình thuỷ điện Sơn La là một dự án phát triển tài nguyên nước lớn của quốc gia trên dòng chính sông Đà. Nó có vai trò to lớn quyết định sự phát triển của ngành năng lượng nói riêng và nền kinh tế của đất nước nói chung, đảm bảo cung cấp điện cho toàn quốc một cách chắc chắn và lâu dài cùng với một tỷ lệ nhiệt điện cần thiết và phù hợp. Ngoài ra, thuỷ điện Sơn La còn phối hợp với thuỷ điện Hoà Bình đảm bảo nhiệm vụ chống lũ cho đồng bằng sông Hồng trong đó có Thủ đô Hà Nội, đảm bảo cấp nước cho hạ lưu vào mùa kiệt một cách ổn định với lưu lượng tối thiểu là 925- 1000m3/s với phương án tấp, tạo một đường giao thông thuỷ dài hơn 200 km từ Sơn La đến Lai Châu..

Hiện nay phương án 3 bậc thang thuỷ điện trên sông Đà là: Lai Châu- Sơn La thấp- Hoà Bình đang được xây dựng. Dự án thuỷ điện Sơn La trong phương án này là xây dựng đập tại tuyến Pa Vinh với mực nước dâng bình thường của hồ là 215m.

Dự án hồ chứa Sơn La có 2 thành phần chính là công trình đầu mối và nhà máy thuỷ điện. Hồ Sơn La sẽ tác động trực tiếp đến vùng thượng lưu và lòng hồ, còn hệ thống kênh mương sẽ tác động đến khu tưới.

Việc xây dựng hồ Sơn La sẽ có những ảnh hưởng đến cả khu vực thượng và hạ lưu công trình, bao gồm những tác động tích cực (có lợi) và cả những tác động tiêu cực (có hại). Qua xem xét đánh giá các tác động này có

thể đề xuất các biện pháp nhằm củng cố và phát triển của các tác động có lợi và làm giảm nhẹ các tác động có hại do công trình đem lại.

Trong các tác động của dự án, tác động tích cực của dự án về mặt kinh tế xã hội là dễ nhận thấy hơn so với ảnh hưởng tiêu cực của dự án đến tài nguyên và môi trường. Tuy nhiên, các tác động tiêu cực lại là các tác động cần đánh giá một cách kỹ càng để xem xét và quyết định việc thực hiện dự án như thế nào là thiệt hại là ít nhất và hiệu quả kinh tế cao nhất.

Sau đây nêu lên những ý kiến lược duyệt về các tác động chủ yếu của công trình thuỷ điện Sơn La đối với môi trường lưu vực và vùng hạ lưu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý tổng hợp lưu vực sông Đà (Trang 40)