Nội dung quản lý quy hoạch lưu vực sông quy định tại Điều 64 của Luật tài nguyên nước bao gồm:
+ Lập, trình duyệt và theo dõi việc thực hiện quy hoạch lưu vực sông, bảo đảm quản lý thống nhất quy hoạch kết hợp với địa bàn hành chính
+ Thực hiện việc phối hợp với các cơ quan hữu quan của các Bộ, ngành và địa phương trong việc điều tra cơ bản, kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước của lưu vực sông và trong việc lập, trình duyệt và theo dõi việc thực hiện các quy hoạch lưu vực sông nhánh
+ Kiến nghị giải quyết tranh chấp về tài nguyên nước trong lưu vực sông
Thực chất, đây là chức năng và nhiệm vụ của tổ chức quản lý lưu vực sông; còn nội dung quản lý lưu vực sông lại nằm trong nội dung của bản quy hoạch lưu vực sông. Trong điều kiện hiện nay, nội dung quy hoạch lưu vực sông được coi là nội dung “pháp lý” để quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường theo lưu vực sông
Theo Luật tài nguyên nước, chức năng chủ yếu của tổ chức lưu vực sông là lập quy hoạch và theo dõi quy hoạch lưu vực sông. Bởi vậy, nội dung của quy hoạch lưu vực sông sẽ quyết định tính chất nội dung hoạt động và tổ chức bộ máy của tổ chức này
Để quy hoạch lưu vực sông trở thành một trong những công cụ pháp lý quan trọng của quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường lưu vực sông, nó cần chứa đựng những nội dung chủ yếu sau:
- Xác định mục tiêu chủ yếu đối với quản lý tài nguyên nước và định rõ các vấn đề cần có các hoạt động phối hợp
- Xây dựng các quy định, tiêu chuẩn và hướng dẫn để chỉ đạo các quy hoạch thành phần trong lưu vực nhằm nâng cao việc sử dụng có hiệu quả và bảo vệ tài nguyên nước
- Phân định trách nhiệm của các bên liên quan và xây dựng cơ chế phối hợp, bao gồm trách nhiệm đối với quản lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước; kiểm soát các hoạt động có ảnh hưởng đến tài nguyên nước…
Không có một khung chung áp dụng cho quản lý lưu vực sông. Do đó mỗi kế hoạch lưu vực sông sẽ khác nhau để phản ánh được các đặc trưng hành chính, kinh tế xã hội, sử dụng đất và môi trường của lưu vực, và các cơ hội và hạn chế trong việc quản lý chúng.
Việc xây dựng kế hoạch lưu vực sông là một hoạt động phức tạp yêu cầu biện pháp tổng hợp để quản lý nước và các nguồn tài nguyên liên quan (đầm lầy, lòng sông và bờ sông, hành lang thoát lũ), và thừa nhận mối liên hệ qua lại của hệ thống sông và yêu cầu có sự tham gia của các bên liên quan khác nhau. Do đó một phương pháp logic và rõ ràng là cần thiết cho những quá trình phân tích, đánh giá, theo sát và đánh giá kết hợp với quy hoạch lưu vực sông.
Phương pháp quy hoạch lưu vực sông được trình bày trong báo cáo này dựa trên phương pháp phân tích và tổng hợp các quy hoạch thành phần
- Quy hoạch khung sẽ được xem như một đánh giá nhanh về lưu vực sông dựa trên những kinh nghiệm và kiến thức đã có. Quy hoạch khung của lưu vực sông là quy hoạch xác định các mục tiêu, các vấn đề ưu tiên và giải pháp tổng thể về bảo vệ môi trường nước, khai thác và phát triển tài nguyên nước; phòng, chống, giảm thiểu tác hại do nước gây ra trong lưu vực sông.
Quy hoạch thành phần của lưu vực sông là quy hoạch xác định các qui tắc, các hoạt động nhằm bảo vệ môi trường nước, khai thác và phát triển bền vững tài nguyên nước; phòng, chống, giảm thiểu tác hại do nước gây ra trong lưu vực sông.
Các quy hoạch thành phần bao gồm:
- Quy hoạch khai thác, sử dụng tổng hợp tài nguyên nước, phát triển tài nguyên nước trong lưu vực;
- Quy hoạch bảo vệ môi trường nước và các hệ sinh thái thuỷ sinh; - Quy hoạch phòng, chống và giảm thiểu tác hại do nước gây ra.
Những Kế hoạch Thành phần sẽ xác định các kết quả đầu ra và các giải pháp cho mỗi thành phần được xác định trong Kế hoạch Khung, và sẽ đưa ra những luật lệ và những tiêu chuẩn khác mà quản lý lưu vực sông phải tuân theo. Chúng sẽ, liên quan đến những thành phần cụ thể:
Tóm tắt đánh giá các điều kiện tự nhiên và kinh tế-xã hội và tình trạng tài nguyên nước trong một lưu vực sông;
Dự báo những điều kiện trong tương lai;
Xác định những mục tiêu tổng thể đã được nhất trí - đâu là những kết quả đầu ra cụ thể mà kế hoạch lưu vực sông thành phần cần phải đạt được;
Xác định các quyền ưu tiên của mỗi hoạt động - đâu là những vấn đề chính mà các hoạt động quản lý phải cố gắng giải quyết;
Xây dựng những mục tiêu cụ thể và các giải pháp cho kế hoạch - cần
phải làm gì để đạt được những mục tiêu cụ thể
Xây dựng những biện pháp và luật lệ cụ thể cho quản lý lưu vực trong mối quan hệ với những nhu cầu của mỗi Kế hoạch Thành phần.
trong khi chuyển giao một khung mẫu vững chắc và rõ ràng cho công tác quản lý nước. Chúng cần nêu chi tiết quản lý tài nguyên nước trong lưu vực sông theo cách nào sẽ đạt được sự cam kết của chính phủ để quản lý có hiệu quả những mối liên kết quan trọng giữa các ngành công nghiệp, sức khoẻ con người, sự nghèo đói trong các cộng đồng và chất lượng môi trường để đạt được lợi ích.
Những Kế hoạch Thành phần cần định sẵn cả những kết quả đầu ra dài hạn và cho 10 năm tập trung quản lý cho quản lý nước. Điều này dựa trên nguyên tắc không ngừng đổi mới trong lĩnh vực môi trường phụ thuộc vào nước và trong những lợi ích về kinh tế và xã hội mà cộng đồng thu được từ các nguồn nước và các hệ sinh thái dưới nước.
Để đảm bảo đổi mới, việc quản lý các mục tiêu và mục đích phải phù hợp và thích ứng với những cải thiện trong nhận thức và những tình huống và giá trị kinh tế và xã hội thay đổi. Do đó quy hoạch về quản lý được chia theo các giai đoạn chu kỳ 5 đến 10 năm là phù hợp. Vì vậy, những kế hoạch thành phần cần được rà soát lại sau 5 năm cho phù hợp với những định hướng và quyền ưu tiên mới.