TL =TL CB bậc *( số ngày đi làm / tổng số ngày trong tháng) b
3.3.1. Đối với Nhà nước, Chính phủ
Tiếp tục điều chỉnh mức lương tối thiểu theo hướng tiếp cận dần nhu cầu, mức sồng tối thiểu của NLĐ, có đảm bảo cho số người ăn theo. Việc điều chỉnh tiền lương
Học viện Ngân hàng
tối thiểu chung sẽ trên cơ sở tăng trưởng kinh tế, biến động của chỉ số giá sinh hoạt và tương quan mức sống giữa khu vực nông thôn và thành thị, các tầng lớp dân cư. Tiền lương tối thiểu chung cần phải tương ứng và cao hơn tỷ lệ lạm phát.
Nhà Nước cần đổi mới hơn nữa các chính sách kinh tế vĩ mô sao cho phù hợp với xu thế phát triển của thị trường. Đặc biệt là ban hành luật về tiền lương tối thiểu. Hiện nay, quy định về tiền lương tối thiểu chung, tiền lương tối thiểu vùng … mới được Chính phủ ban hành dưới hình thức các Thông tư, Nghị định, nhưng nếu được soạn thảo và ban hành dưới dạng luật thì sẽ được các doanh nghiệp áp dụng nghiêm túc hơn, khắc phục nhiều vướng mắc và nhiều vấn đề còn tồn tại trong vấn đề tiền lương.
Nhà Nước cũng nên quan tâm đến lĩnh vực bất động sản hơn nữa. Với gói cứu trợ 30.000 tỷ đồng được đưa ra mục tiêu hỗ trợ thị trường BĐS là một tin tốt cho thị trường BĐS, thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với thị trường này, nhưng tác động thực của nó lên thị trường hiện vẫn chưa có hiệu quả rõ rệt và chưa đo lường được . Hơn nữa, số tiền này quá bé so với thị trường. Đồng thời, để gói này vào thực tiễn, còn liên quan đến nhóm định hướng, quy trình thủ tục hành chính mất rất nhiều thời gian. Vì vậy, Nhà Nước cần có những hỗ trợ và những biện pháp khác nhằm phục hồi thị trườngnhưng phải đảm bảo không làm ảnh hưởng đến nền cục diện chung của nền kinh tế.
Thực hiện cơ chế ba bên và hai bên trong thỏa thuận về tiền lương. Chính phủ cùng các cơ qua, tổ chức có liên quan nghiên cứu xây dựng cơ chế đôi thoại, thương lượng và thỏa thuận về tiền lương đặc biệt là tiền lương tối thiểu của doanh nghiệp và ngành. Để thực hiệ giải pháp này trước hết phải tạo ra được sự bình đẳng ( không phụ thuộc) giữa các bên đặc biệt là bên đại diện NSDLĐ và đại diện NLĐ ở doanh nghiệp và ngành. Các cán bộ công đoàn trong doanh nghiệp và ngành chưa thực sự bình đẳng với giới chủ trong ván đề bảo vệ quyền lợi cho NLĐ. Sự không bình đẳng này xuất phát từ có chế trả lương cho cán bộ công đoàn của doanh nghiệp và ngành. Tiền lương của họ vẫn bị chi phối bởi các lợi ích kinh tế từ NSDLĐ. Chính vì vậy, vai trò của các tổ chức công đoàn này thường bị mờ nhạt, chưa thực sự bảo vệ được quyên lợi của NLĐ. Vì vậy cần xem xét lại cơ chế trả lương cho cán bộ
Học viện Ngân hàng
công đoàn hiện nay để họ thực sự bình đẳng và ngang hàng trong cơ chế thỏa thuận về tiền lương. Thêm vào đó, các cơ quan tổ chức có thẩm quyền nên xem xét mở các lớp đào tạo, tập huấn nhằm trang bị và nâng cao kiến thức, kỹ năng đàm phán , thương lượng cho các cán bộ này.