TL =TL CB bậc *( số ngày đi làm / tổng số ngày trong tháng) TLCB bậc j = TL tt + TL tt * a
2.2.5. Chính sách tăng lương của VUD
Những người lao động cùng trong một bậc có thể có mức lương khác nhau phụ thuộc vào kết quả đánh giá quá trình làm việc theo năm của từng người. Theo đó, sang năm tài chính mới người lao động được tăng lương theo hạng thành tích được quy định tại khoản 2, Điều 1, Quyết định số 36/QĐ của Tổng giám đốc VUD, ban hành ngày 28/01/2011 về việc "tăng lương, điều chỉnh lương cơ bản cho toàn thể cán bộ công nhân viên công ty". Cụ thể là: "Tăng lương cho toàn thể cán bộ công nhân viên căn cứ vào kết quả bình bầu ABC trung bình của cả năm 2012 từ loại C- trở lên với tỷ lệ như sau: A = 12%, B = 8%, C+= 5%, C = 2%" tính trên mức lương cơ bản năm 2012. Nói một cách khác, người lao động được tăng lương theo miền thực hiện công việc. Như vậy việc tăng lương, mức tăng lương sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm của công ty và tỷ lệ tăng lương sẽ căn cứ vào kết quả bình bầu bình quâncủa cả năm .
Đối tượng được tăng lương theo quyết định trên phải là lao động được ký hợp đồng lao động chính thức từ 03 tháng trở lên mới được xem xét, đánh giá xếp loại thi đua khen thưởng cụ thể như sau :
+ Từ 03 tháng đến 06 tháng xếp loại D+ (D cộng là loại D bị đánh giá xếp loại khi chưa đủ thời gian công tác, khác với D - bị xử lý kỷ luật). Do vậy, khi có thời gian làm việc tại công ty dưới 07 tháng, CBCNV không có đủ để được nâng lương.
+ Từ 07 tháng đến dưới 12 tháng xếp loại C. Như vậy, khi có thời gian làm việc tại công ty từ đủ 07 tháng trở lên, người lao động được xét nâng lương tùy theo tỷ lệ mà người đó đạt được theo hạng ABC.
Tổng giám đốc quyết định Trưởng bộ phận xem xét Giám đốc duyệt Phòng tổng hợp lập danh sách Bộ phận đề cử
Học viện Ngân hàng
Trường hợp xếp loại cao hơn sẽ do Tổng giám đốc và Giám đốc xem xét và phê duyệt nhưng thời gian làm việc ít nhất cũng phải từ 8 tháng trở lên.
Đối với CBCNV thuộc phòng pháp lý, kế toán và phòng tổng hợp của công ty nghỉ chế độ thai sản, nghỉ việc riêng từ 03 ngày trở lên, nghỉ ốm dài từ 10 ngày trở lên hoặc một số lý do khác mà vắng mặt > 10 ngày thì trong quý bình bầu chỉ được đánh giá xếp thưởng loại C là thứ hạng cao nhất.
Căn cứ để công ty xét bình bầu cho người lao động là văn bản "Quy định về phương pháp đánh giá thi đua, bình bầu khen thưởng" .
Loại A là những CBCNV có thành tích tốt trong công việc, có những cải tiến đóng góp cho ý kiến hay về nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng kinh doanh, giảm chi phí, tiết kiệm chi phí vận hành , có ý thức đạo đức tốt, chăm chỉ làm việc, không vi phạm nội quy của công ty.
Loại B là những CBCNV hoàn thành công việc mức độ khá, có ý thức đạo đức tốt, chăm chỉ làm việc, thực hiện tốt nhiệm vụ, không vi phạm nội quy của công ty.
Loại C+ là những CBCNV hoàn thành công việc mức độ khá nhưng chưa đạt mức xếp loại B.
Loại C là những CBCNV có thành tích trung bình trong công việc, hoàn thành chỉ tiêu, công việc được giao ở mức độ bình thường hoặc những CBCNV có thời gian làm việc chưa đủ một năm, đang nghỉ chế độ thai sản, nghỉ việc riêng, nghỉ ốm, hoặc vì một số lý do khác nghi dài ngày, thời gian nghỉ ảnh hưởng tới công việc phải bố trí người khác đảm nhận phần việc của người nghỉ.
Loại C- là những CBCNV có vi phạm nội quy, quy định công ty ở mức độ nhắc nhở, ,chưa hoàn thành tốt công việc được giao, chưa có ý thức vươn lên.
Loại D+là những CBCNV có thời gian làm việc chưa đủ 6 tháng, nghỉ việc riêng, nghỉ ốm dài ngày ảnh hưởng tớí sự bố trí sắp xếp sản xuất của bộ phận.
Loại D là những CBCNV thường xuyên bị nhắc nhở, luôn không hoàn thành công việc, không hoàn thành chỉ tiêu, không cố gắng vươn lên trong công việc.
Loại D- là những CBCNV chưa hoàn thành công việc được giao, thường xuyên bị nhắc nhở, vi phạm nội quy định công ty, ý thức đạo đức chưa tốt, tiếp tục vi phạm trong khi đã bị xử lý kỷ luật.
Học viện Ngân hàng
Loại E là những CBCNV thường xuyên không hoàn thành công việc được giao, ý thức đạo đức kém, không có ý thức cố gắng vươn lên, tiếp tục vi phạm trong thời gian bị xử lý kỷ luật, vi phạm nội quy định.
Loại F là những CBCNV luôn không hoàn thành công việc được giao, ý thức đạo đức kém, vi phạm nghiêm trọng nội quy, quy định công ty. Những CBCNV nào xếp loại F sẽ bị chấm dứt hợp đồng lao động.
Cách tính kết quả bình quân cả năm:
Thang điểm quy đổi:
Xếp loại A = 10 điểm, B = 9 điểm, , C+ = 8 điểm, C = 6 điểm, D = 4 điểm, E = 2 điểm, F = 0 điểm.
Xếp loại bình quân năm = Tổng điểm số quy đổi của 4 quý chia cho 4, quy đổi trở lại theo thang điểm trên (10 điểm xếp loạiA, 9 điểm xếp loại B...), làm tròn từ 0.75 điểm.
Về phân bổ chỉ tiêu bình bầu: Cácloại A,B,C+, C lần lượt chiếm tỷ lệ tối đa là 10%, 20%, 25%, 35% tổng số cán bộ công nhân viên bộ phận; các loại còn lại không quy định tỷ lệ.
Như vậy, trong cùng một cấp bậc, công ty có rất nhiều mức lương khác nhau, các mức lương này phản ánh quá trình lao động, cố gắng phấn đấu, ý thức kỷ luật và hiệu quả công việc của từng người lao động.
Giả sử như sau: có hai công nhân là A và B cùng làm việc chính thức tại phòng kế toán của VUD vào ngày 01/04/2012, họ có bậc lương là bậc 1 , với mức lương tối thiểu khởi điểm là 3.000.000 đồng. Kết thúc năm tài chính 2012, công nhân A được xếp loại A do có thành tích xuất sắc trong lao động, trong khi đó, công nhân B chỉ được xếp loại C. Từ ngày 01/02/2013, căn cứ vào quyết định tăng lương của Tổng giám đốc, lương cơ bản của hai công nhân này đều là 3.000.000 đồng, ngoài ra, hai công nhân này còn được tăng lương theo hạng thành tích. Cụ thể là công nhân A được tăng lương 12%, công nhân B được tăng lương 2%, tính trên lương tối thiểu năm 2011.
Như vậy, trong năm tài chính 2013,
Học viện Ngân hàng
còn lương của công nhân B là 3.000.000 + (2% * 3.000.000) = 3.060.000 đồng, thấp hơn lương của công nhân A là 300.000 đồng. Tương tự như vậy, kết thúc năm tài chính 2013, căn cứ vào kết quả xếp loại lao động, lương của hai công nhân này có thể lại được thay đổi dẫn tới sự chênh lệch rõ rệt hơn.
Như vậy việc tăng lương của cán bộ công nhân viên công ty được thực hiện hàng năm trên diện rộng, bao gồm tất cả người lao động chính thức đã làm việc từ 03 tháng trở lên và đạt được các điều kiện của việc đánh giá xếp hạng thành tích.
2.2.6.Thời điểm trả lương:
Công ty quy định trả lương cơ bản tháng trước cho NLĐ vào ngày mùng 5 tháng sau.
Nếu trong tháng, nhân viên có doanh thu thu về thì trả phần lương tính theo doanh thu ngay khi phát sinh doanh thu bằng tiền. Đến cuối tháng, kế toán tổng kết doanh thu và quy ra bậc lương cơ bản, sẽ chi trả vào ngày mùng 5 tháng sau. Cụ thể
Bảng 17 : Mẫu bảng lương theo doanh thu trong tháng
Stt Ngày Họ tên Phòng Doanh thu Dự án Lương
theo DT nhậnKý
Nguồn: Phòng Kế toán VUD
Bảng 18: Mẫu bảng lương cuối tháng
STT Họ tên Bậc lương Lương cơ bản theo phòng Tổng Doanh thu Bậc lương theo DT Lương CB theo DT Tổng lương CB nhận được Ký nhận
Học viện Ngân hàng
Nguồn: Phòng Kế toán VUD
Lưu ý :
- Mẫu bảng lương theo doanh thu được lấp chung cho toàn công ty - Mẫu bảng lương cuối tháng được lập riêng cho từng phòng ban
2.2.7. Phụ cấp lương
Hiện nay, công ty chỉ hỗ trợ nhân viên dưới hình thức phục cấp chi phí marketing, chỉ áp dụng riêng cho phòng tư vấn bán hàng . Công việc của những nhân viên tư vấn bán hàng là đăng tin, gọi điện chào hàng, mở bán giới thiệu sản phẩm, in ấn tờ rơi, …tất cả đều giúp cho nhân viên ký được hợp đồng với khách hàng. Những việc này đều phải mất chi phí. Và công ty hỗ trợ cho nhân viên có doanh thu chi phí này dưới dạng phụ cấp marketing.
Mức hỗ trợ là 500.000đ/ người / tháng