- TK 621: CP NVLTT TK 622 : CP NCTT
IN BA ĐÌN H BỘ CÔNG AN
2.1.3: Bộ máy quản lý công ty.
Bộ máy của công ty được tổ chức theo kiểu mô hình kết hợp (mô hình trực tuyến – chức năng) thành các phòng ban và xưởng sản xuất thực hiện các chức năng nhất định. Theo mô hình này, những quyết định quản lý do các phòng chức năng nghiên cứu, sau đó đề xuất với thủ trưởng, khi được thủ trưởng thông qua biến thành mệnh lệnh được truyền từ trên xuống dưới theo quy định.
Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty:
Trách nhiệm, quyền hạn của các phòng ban trong cơ cấu tổ chức:
- Ban giám đốc: gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc .
+ Giám đốc Công ty: là đại diện pháp nhân của Công ty, chịu trách nhiệm trước Bộ Công an và pháp luật, điều hành mọi hoạt động của Công ty. Giám đốc là người thay mặt cho Công ty trong các quan hệ với các cơ quan Nhà nước, các tổ chức kinh tế và các vấn đề có liên quan đến công ty…
+ Các phó giám đốc: là người giúp việc cho giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về các phần việc được giám đốc phân công.
- Các phòng ban: bao gồm phòng kế hoạch và sản xuất, phòng tài chính kế toán, phòng kế hoạch và kinh doanh, phòng hành chính. Các phòng ban này có trách nhiệm tham mưu giúp việc cho ban giám đốc trong quản lý và điều hành công việc.
- Phòng kế hoạch và kinh doanh: chịu trách nhiệm về công tác sản xuất và tiêu
Sơ đồ 2.2:
Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty In Ba Đình – Bộ Công an. BAN GIÁM ĐỐC Phòng kế hoạch và kinh doanh Phòng kế toán
tài chính Phòng kế hoạch kỹ thuật Phòng hành chính
Xí nghiệp In I Xí nghiệp In II Xí nghiệp In XZ72
thụ cho công ty; chủ động tìm kiếm các đơn đặt hàng, lập kế hoạch sản xuất cho công ty dựa trên những thỏa thuận trên hợp đồng, xây dựng định mức chi phí, lao động, sản phẩm…
- Phòng tài chính kế toán: đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban giám đốc; quản lý hoạt động tài chính của công ty, theo dõi mọi hoạt động SXKD dưới hình thức vốn để phản ánh cụ thể các chi phí đầu vào, đầu ra. Thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước đồng thời cung cấp thông tin đầy đủ chính xác cho các cấp quản lý.
- Phòng kế hoạch kỹ thuật: có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch sản xuất, báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, chỉ đạo điều hành sản xuất đến từng tổ. Đặc biệt là xây dựng định mức về nguyên liệu sản xuất, kiểm tra kỹ thuật của từng khâu sản xuất, đảm bảo sản xuất đúng tiến độ.
- Phòng tổ chức hành chính: tổ chức biên chế nhân lực, soạn thảo các hợp đồng về lao động, quản lý cán bộ trong phạm vi phân cấp, quản lý chấm công và lập các bảng lương, thưởng, bảo vệ tài sản công ty. Kiểm tra đôn đốc việc chấp hành các quy định của công ty, đồng thời làm các thủ tục văn bản, giấy tờ cấp thiết cho công tác đối nội, đối ngoại của công ty.