- TK 621: CP NVLTT TK 622 : CP NCTT
SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY IN BA ĐÌNH – BỘ CÔNG AN
3.2.5: Tổ chức thực hiện ghi sổ và lập các báo cáo kế toán quản trị.
Hiện tại, công ty vẫn chưa áp dụng báo cáo kế toán quản trị mà yêu cầu tổng hợp và đánh giá một cách chi tiết tình hình hoạt động SXKD của đơn vị theo những chỉ tiêu kinh tế tài chính cụ thể và theo yêu cầu quản lý cụ thể của đơn vị là một điều rất quan trọng. Do đó, cần phải từng bước xây dựng một hệ thống báo cáo quản trị với hệ thống chỉ tiêu trong báo cáo trung thực, mẫu biểu phải được xây dựng phù hợp với yêu cầu quản lý của đơn vị và phải đơn giản, thuận tiện cho người sử dụng các báo cáo nội bộ này.
Kế toán quản trị là một bộ phận của khoa học kế toán. Khi tổ chức thực hiện ghi sổ và lập báo cáo kế toán quản trị sẽ giúp công ty có hiệu quả cao hơn trong hoạt động quản lý, đặc biệt là trong một doanh nghiệp nhà nước như công ty In Ba Đình, để việc quản lý luôn mang lại hiệu quả tốt nhất, tránh thất thoát vốn đầu tư của nhà nước. Cụ thể là: Dck = 0 + 5.578.329.890 x 1.470.550.000 90.866.780.000 + 1.470.550.000 = 88.839.617 đồng
- Tài liệu kế toán quản trị không phục vụ cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp, nó chỉ phục vụ cho các đối tượng sử dụng thông tin là thành viên quản lý trong công ty.
- Các thông tin của kế toán quản trị linh hoạt và kịp thời thích hợp với những quyết định cụ thể của người quản lý do đó các tài liệu kế toán quản trị không bắt buộc phải tuân theo một chuẩn mực, một chế độ chung hay các quy định của nhà nước mà chỉ mang tính hướng dẫn nội bộ của từng doanh nghiệp phù hợp với đặc điểm và yêu cầu quản lý.
- Báo cáo kế toán quản trị có nội dung rộng và chủ yếu đặt trọng tâm cho tương lai, nội dung cơ bản là kế toán quản trị đối với các yếu tố SXKD, CPSX và giá thành, doanh thu và kết quả kinh doanh…
Đối với công tác chi phí và giá thành sản phẩm, công ty nên thực hiện kế toán quản trị CPSX nhằm giảm giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD. Để kiểm soát CPSX, kế toán nên quan tâm hơn đến việc xây dựng định mức CPSX; CP NVLTT và CP NCTT luôn là hai khoản mục chi phí khả biến. Hiện nay công ty mới xây dựng được định mức CPSX cho chi phí NVL chính trực tiếp. Việc xây dựng định mức hai loại chi phí này dựa trên định mức giá (giá một đơn vị vật liệu, giá một giờ lao động trực tiếp) và định mức lượng (lượng nguyên vật liệu trực tiếp, lượng thời gian hoàn tất một đơn vị sản phẩm). Riêng CP SXC, do bao gồm nhiều khoản mục nên để xây dựng định mức cần tách thành hai bộ phận: biến phí sản xuất chung và định phí sản xuất chung và thường dùng tỷ lệ theo thời gian để xây dựng hệ thống chi phí tiêu chuẩn.
Sau khi đã xây dựng hệ thống định mức chi phí, kế toán tiến hành so sánh giữa chi phí thực tế với định mức. Nếu có chênh lệch thì phải làm rõ nguyên nhân xảy ra chênh lệch và các biện pháp để khắc phục nếu là chênh lệch tăng và phát huy nếu là chênh lệch giảm. Việc xem xét một cách tỉ mỉ, chi tiết chi phí trên cơ sở so sánh chi phí thực tế với định mức là căn cứ để kiểm soát chi phí một cách có hiệu quả nhất, là cơ sở để tiết kiệm CPSX và hạ giá thành.
Chính vì chức năng kiểm soát chi phí mà kế toán tài chính không có được, công ty nên kết hợp kế toán quản trị và kế toán tài chính trong quá trình quản lý.