Những thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước pháp quyền và thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay (Trang 42)

Điều 2 Hiến pháp năm 1980 khẳng định nhà nước ta là “nhà nước chuyên chính vô sản” và để phù hợp với tình hình mới cũng như có nhận thức toàn diện, đầy đủ, chính xác hơn về tính chất nhà nước, Điều 2 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) đã xác định: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tất cả quyền lực nhà

nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.

Bộ máy nhà nước trước đây được tổ chức theo nguyên tắc tập quyền xã hội chủ nghĩa nay đã được tổ chức lại theo nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Sự phân công giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lực nhà nước nhằm bảo đảm cho mỗi cơ quan nhà nước thi hành có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, không phải là sự phân chia, cắt khúc, đối lập nhau giữa các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp mà ở đây có sự phối hợp, hỗ trợ nhau tạo thành sức mạnh tổng hợp của quyền lực nhà nước.

Với tính chất là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quốc hội tiếp tục được xác định là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp; thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Nếu như trước đây (theo Hiến pháp 1980), trên phương diện lý luận, quyền lực nhà nước được xác định tập trung vào Quốc hội, nhưng trên thực tế hoạt động của Quốc hội còn mang đậm tính hình thức thì hiện nay Quốc hội ngày càng trở nên có thực quyền hơn. Cùng với việc củng cố, tăng cường về tổ chức của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, nâng cao chất lượng, cơ cấu đại biểu Quốc hội. Sinh hoạt của Quốc hội đã phát huy dân chủ, khắc phục bệnh hình thức, chất lượng các kỳ họp Quốc hội đã có những tiến bộ rõ rệt. Có thể thấy trong thời gian gần đây, các phiên chất vấn tại các kỳ họp Quốc hội vô cùng sôi nổi, thu hút được sự chú ý theo dõi của đông đảo tầng lớp nhân dân. Chức năng, nhiệm vụ chung của Quốc hội về cơ bản vẫn trên cơ sở kế thừa các quy định của Hiến pháp

năm 1980 nhưng đã có một số sửa đổi, bổ sung quan trọng cho phù hợp với vị trí và tính chất của Quốc hội và phù hợp với yêu cầu của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, như: bỏ thẩm quyền của Quốc hội trong việc tự “định cho mình những nhiệm vụ và quyền hạn khác, khi xét thấy cần thiết”; xác định lại thẩm quyền quyết định về ngân sách, bỏ thẩm quyền của Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định về nhân sự Chính phủ trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội; bổ sung thẩm quyền của Quốc hội trong việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn… Tổ chức của Quốc hội cũng có những đổi mới như thiết lập trở lại chế định về Uỷ ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội (vị trí này trước đây do Hội đồng nhà nước là cơ quan cao nhất hoạt động thường xuyên của Quốc hội, là Chủ tịch tập thể của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đảm nhiệm). Hội đồng dân tộc và các uỷ ban của Quốc hội cũng có những thay đổi quan trọng về tổ chức: Quốc hội thành lập Hội đồng dân tộc và 9 Uỷ ban với các chức năng, nhiệm vụ được quy định cụ thể. Kết thúc Quốc hội khoá XI vừa qua, Quốc hội đã có thêm hai Uỷ ban mới là Uỷ ban ngân sách và Uỷ ban tư pháp. Chất lượng, cơ cấu đại biểu Quốc hội được đổi mới nhằm bảo đảm cho đại diện mọi giới, mọi dân tộc, mọi tầng lớp nhân dân có thể tham gia vào Quốc hội, đồng thời tỷ lệ đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách đã từng bước được tăng lên đáng kể. Số lượng đại biểu Quốc hội chuyên trách là 25% và chắc chắn tại Quốc hội khoá XII số lượng này sẽ tăng thêm nhằm bảo đảm hiệu lực và hiệu quả hoạt động của Quốc hội trên thực tế.

Kể từ năm 1992, chế định Chủ tịch nước đã được thiết lập lại, thay thế chế định nguyên thủ quốc gia tập thể theo Hiến pháp năm 1980. Chủ tịch nước được xác định là người đứng đầu nhà nước, thay mặt nhà nước về đối nội, đối ngoại. So với thời kỳ trước năm 1980, chế định Chủ tịch

nước đã có những sửa đổi, bổ sung quan trọng, thể hiện ở các quy định về vị trí của Chủ tịch nước trong bộ máy nhà nước, mối quan hệ của Chủ tịch nước với các cơ quan khác.

Vai trò quan trọng của cơ quan hành chính nhà nước trong bộ máy nhà nước được tiếp tục khẳng định trên thực tế. Hội đồng bộ trưởng (theo Hiến pháp năm 1980) đã được đổi thành Chính phủ với vị trí không còn là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, được xác định là “cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Chính phủ không còn thuần tuý là một chế định hội đồng, lãnh đạo tập thể mà đã trở thành một chế định được tổ chức và hoạt động trên cơ sở kết hợp chế độ lãnh đạo tập thể (Chính phủ) với chế độ trách nhiệm cá nhân (Thủ tướng, Bộ trưởng).

Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ đã được xác định rõ thêm. Cải cách hành chính đã bước đầu được tiến hành đồng bộ trên các lĩnh vực: cải cách tổ chức bộ máy, cải cách thể chế và cải cách thủ tục hành chính. Những kết quả rõ nét, có ý nghĩa của cải cách hành chính thời gian qua thể hiện ở chỗ: chức năng và hoạt động của các cơ quan trong hệ thống hành chính từ Chính phủ, các bộ, ngành trung ương đến Uỷ ban nhân dân các cấp đã có nhiều thay đổi tiến bộ, tập trung nhiều hơn vào quản lý nhà nước, tổ chức, hoạt động và điều hành của Chính phủ đã có một bước đổi mới, tập trung vào công việc quản lý vĩ mô, xây dựng cơ chế, chính sách, quy hoạch… đồng thời có sự chỉ đạo sâu xát, nhanh nhạy hơn; từng bước đổi mới thể chế hành chính trên các lĩnh vực, trước hết là hình thành thể chế kinh tế phù hợp với yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa; đã tách dần chức năng quản lý nhà nước và chức năng quản lý sản xuất, kinh doanh cùng với việc xóa bỏ cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp; cơ cấu tổ chức bộ máy tinh giản

hơn trước, bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương vận hành và phát huy hiệu quả tốt hơn; đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước, cán bộ quản lý kinh tế đã được củng cố một bước; việc quản lý, sử dụng cán bộ, công chức được tiếp tục đổi mới theo quy định của pháp luật từ khâu tuyển chọn, đánh giá, thi nâng ngạch, khen thưởng, kỷ luật đến đào tạo, bồi dưỡng; chế độ chính sách tiền lương thường xuyên được cải cách cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế.

Đổi mới gần đây nhất của Chính phủ là hợp nhất một số bộ với mục đích tinh giản cơ cấu, tạo sự thống nhất quản lý trong một số lĩnh vực như hợp nhất Bộ Thủy sản và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, hợp nhất Uỷ ban thể dục thể thao với Bộ văn hóa - thông tin, giao Bộ này quản lý Tổng cục du lịch và đổi tên thành Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch... Cơ cấu Chính phủ khóa XII gồm 18 bộ và 4 cơ quan ngang bộ.

Chính quyền địa phương bao gồm Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ở ba cấp tiếp tục được xây dựng theo nguyên tắc Hội đồng nhân dân do nhân dân địa phương bầu ra và Hội đồng nhân dân bầu các thành viên của Uỷ ban nhân dân. Pháp luật về chính quyền địa phương từng bước được sửa đổi cho phù hợp hơn với nhiệm vụ chính trị, tình hình thực tế và yêu cầu của công cuộc cải cách hành chính. Vị trí, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan dân cử ở địa phương được tăng cường; chất lượng, cơ cấu đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp có sự đổi mới và được nâng lên, giảm dần tính hình thức trong hoạt động của cơ quan dân cử. Vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Uỷ ban nhân dân ở mỗi cấp đã được bổ sung và quy định rõ hơn nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan này. Việc phân cấp giữa trung ương và địa phương đang thực hiện theo hướng phân cấp mạnh hơn cho địa phương. Chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị ở cấp cơ sở đã có bước thay đổi quan trọng.

Tòa án nhân và Viện kiểm sát nhân dân đã được củng cố và có những đổi mới bước đầu về tổ chức và hoạt động.

Kể từ sau khi nhà nước ta ban hành Hiến pháp 1992, tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân-cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã có một số đổi mới: chế độ bầu thẩm phán trước đây đã được thay bằng chế độ bổ nhiệm thẩm phán; trong hệ thống toà án nhân dân đã thành lập thêm các tòa chuyên trách như (Toà hành chính, Toà lao động, Toà kinh tế) để đáp ứng điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về cải cách tư pháp, nhiều quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân đã được sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới, tạo cơ sở pháp lý cho việc đổi mới tổ chức và hoạt động của toà án, cụ thể là: giao lại việc quản lý Toà án nhân dân địa phương và các toà án quân sự về mặt tổ chức cho Chánh án Toá án nhân dân tối cao (có sự phối hợp với Hội đồng nhân dân địa phương và Bộ trưởng Bộ quốc phòng); bỏ thẩm quyền xét xử sơ thẩm đồng thời là chung thẩm của Tòa án nhân dân tối cao; trong tổ chức bộ máy của Toà án nhân dân tối cao bỏ Uỷ ban thẩm phán, trách nhiệm, tiêu chuẩn, thủ tục, trình tự tuyển chọn, bổ nhiệm thẩm phán, hội thẩm đã được chính quy hoá và cải tiến một bước; mở rộng thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp huyện… Với việc đổi mới này, chất lượng xét xử của các toà án đã được nâng cao một bước, hạn chế các trường hợp bị xét xử oan, sai. Công tác thực tiễn xét xử và hướng dẫn áp dụng pháp luật có nhiều tiến bộ. Phương thức hoạt động của Toà án nói chung và phương thức xét xử nói riêng đã được đổi mới một bước theo hướng công khai, dân chủ, bảo đảm cho mọi công dân bình đẳng trước pháp luật; việc phán quyết của tòa án đã chủ yếu căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên toà trên cở sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ; các cơ quan tư pháp đã tạo điều kiện để luật sư tham gia vào

quá trình tố tụng… Đội ngũ cán bộ, công chức Toà án bước đầu được củng cố, tăng cường về số lượng, trình độ chuyên môn và năng lực công tác; điều kiện về cơ sở vật chất và phương tiện làm việc của các Toà án đã có bước cải thiện nhất định.

Tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân các cấp đã từng bước được củng cố và đổi mới. Kể từ sau Hiến pháp 1992, trách nhiệm của Viện trưởng Viện kiểm sát địa phương có sự thay đổi, theo đó, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân địa phương ngoài việc chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên, sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, còn phải chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân và trả lời chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân. Thực hiện chủ trương cải cách tư pháp, quy định của Hiến pháp năm 1992 về chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát đã được điều chỉnh lại nhằm tạo cho cơ quan này có điều kiện thực hiện hiệu lực và hiệu quả chức năng chủ yếu của mình, tránh chồng chéo trong hoạt động với các cơ quan khác của nhà nước. Theo đó, Viện kiểm sát nhân dân được xác định là cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất (bỏ chức năng kiểm sát chung việc tuân theo pháp luật). Pháp luật về tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát đã được sửa đổi, bổ sung theo hướng: chính quy hoá đội ngũ kiểm sát viên, quy định cụ thể, chặt chẽ tình hình, thủ tục tuyển chọn, bổ nhiệm Kiểm sát viên; trách nhiệm của Viện kiểm sát trong việc giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hành chính; kiểm sát việc thi hành án và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo. Viện kiểm sát các cấp phải chịu trách nhiệm về việc để oan sai trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam trong phạm vi thẩm quyền của mình… Với sự đổi mới của pháp luật, Viện kiểm sát nhân dân các cấp đã thực hiện bước đầu có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của mình. Công

tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự đã có tiến bộ rõ nét. Chất lượng kiểm sát việc lập hồ sơ và chất lượng kháng nghị các vụ án dân sự, hành chính, kinh tế, lao động và các việc khác theo quy định của pháp luật đã từng bước được nâng lên. Viện kiểm sát các cấp đã coi trọng việc rèn luyện phẩm chất, nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ kiểm sát. Cơ sở vật chất, trang thiết bị của Viện kiểm sát các cấp đã được cải thiện một bước.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước pháp quyền và thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)