Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước đáp ứng yêu cầu của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước pháp quyền và thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay (Trang 111 - 115)

cầu của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Ngay từ khi Đảng ra đời, vấn đề cán bộ đã được coi là mối quan tâm hàng đầu và ngày càng được chú ý. Thực tiễn cách mạng Việt Nam trong hơn 75 năm qua đã khẳng định vị trí, vai trò vô cùng to lớn của cán bộ, nếu có cán bộ tốt thì việc xây dựng đường lối sẽ đúng đắn và là điều kiện tiên quyết để đưa sự nghiệp cách mạng đi đến thắng lợi. Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước là một yêu cầu tất yếu trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

- Xây dựng và thực hiện tốt chiến lược và quy hoạch cán bộ. Trong đó chú ý xây dựng cơ cấu cán bộ cấp chiến lược; cán bộ quản lý, cán bộ khoa học, công nghệ có trình độ cao; cán bộ cơ sở, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số, cán bộ trẻ, cán bộ là con em các gia đình có công với nước, cán bộ xuất thân từ công nhân trong các cấp uỷ, tạo nguồn cán bộ.

- Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức bảo đảm nâng cao trình độ lý luận, chuyên môn nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị, thành thạo kỹ năng quản lý điều hành. Muốn vậy, phải sắp xếp lại các trường đào tạo cán bộ, đổi mới nội dung chương trình, phương pháp dạy và học bảo đảm nâng cao chất lượng đào tạo; mở rộng các loại hình đào tạo, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức có điều kiện thuận lợi trong học tập nâng cao trình độ.

- Đổi mới cơ chế đánh giá, tuyển dụng cán bộ, công chức bảo đảm dân chủ, công khai, khách quan, khoa học để đánh giá đúng đắn, bố trí sắp xếp đội

ngũ cán bộ hợp lý, tuyển dụng đúng người đáp ứng được yêu cầu công việc. Trong công tác đánh giá cán bộ phải căn cứ vào hiệu quả công tác thực tế và tín nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Trong tuyển dụng cán bộ, công chức cần chủ động tạo nguồn, có cơ chế, chính sách phát hiện tuyển chọn nhân tài để đào tạo, bồi dưỡng chuẩn bị nguồn cán bộ tương lai.

- Đổi mới chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức bảo đảm thu nhập, đãi ngộ thoả đáng, kích thích được tính tích cực phấn đấu của cán bộ, công chức, phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của đất nước, cán bộ công chức tận tâm với công việc, không tham nhũng.

- Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức. Thủ trưởng cơ quan và bộ phận làm công tác tổ chức cán bộ, phải nắm vững đội ngũ cán bộ, công chức của mình, thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát công việc của họ để đánh giá đúng đắn, bố trí hợp lý, có chế độ chính sách thích hợp và ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực ở họ. Quản lý, kiểm tra giám sát cán bộ, công chức còn kết hợp với cơ quan tổ chức của Đảng và phải dựa vào dân, các đoàn thể tổ chức quần chúng, xây dựng thiết chế để nhân dân tham gia giám sát cán bộ và công tác cán bộ một cách thiết thực.

Trong quá trình đổi mới các khâu và nội dung của công tác cán bộ phải kết hợp chặt chẽ giữa các khâu quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng, đánh giá, luân chuyển, sắp xếp, bố trí, điều động cán bộ. Mặt khác, các khâu công tác cán bộ phải được chuẩn bị chu đáo, quyết định tập thể, dân chủ, công khai, loại trừ mọi biểu hiện chuyên quyền, độc đoán, mất dân chủ, thiếu minh bạch.

KẾT LUẬN

“Nhà nước pháp quyền” lúc đầu mới chỉ là một ý tưởng, dần dần được hình thành, phát triển thành một học thuyết và được các nhà khoa học vận dụng và làm cho phong phú hơn trong thực tiễn xây dựng nhà nước và xã hội công dân. Nhà nước pháp quyền tư sản xét cả trên phương diện chính trị xã hội lẫn phương diện pháp lý là hình thức nhà nước tiến bộ so với nhà nước phong kiến độc đoán, chuyên quyền. Nó vừa là sản phẩm, vừa là động lực thúc đẩy loài người phát triển trong khuôn khổ của chủ nghĩa tư bản, nhưng nó không thể nào vượt qua được giới hạn của pháp quyền tư sản để trở thành nhà nước pháp quyền của nhân dân lao động. Chính vì vậy, nhân loại đang hướng đến một loại hình nhà nước pháp quyền mới: nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong đó quyền lực nhà nước thực sự thuộc về nhân dân lao động. Các giá trị tiến bộ, phổ biến của nhà nước pháp quyền được kế thừa và phát triển để phục vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Xây dựng và hoàn thiện nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền không có nghĩa là làm thay đổi bản chất của nhà nước kiểu mới, mà là tìm mọi cách thể hiện và phát huy đầy đủ bản chất của một nhà nước dân chủ, quản lý xã hội và đất nước bằng pháp luật. Mục tiêu của xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam là xây dựng một nhà nước thực sự của dân, nhà nước của khối đại đoàn kết dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta là công việc khó khăn cả về lý luận và thực tiễn. Việc tổ chức xây dựng nhà nước pháp quyền trên cơ sở đổi mới và hoàn thiện nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đòi hỏi Đảng, Nhà nước và nhân dân ta phải cùng cố gắng, vạch định những bước đi thích hợp, thực hiện đồng bộ các giải pháp. Từ thực tiễn

cải cách bộ máy nhà nước trong những năm qua, việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam cần phải tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ sau:

- Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc cải cách bộ máy nhà nước theo hướng tinh gọn hơn, đặc biệt chú trọng cải cách hành chính. Xây dựng một cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước phù hợp, theo nguyên tắc “quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phân nhiệm giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp”.

- Tiếp tục hoàn thiện các quy chế nhằm phát huy vai trò làm chủ của nhân dân. Thông qua việc thực hiện các quy chế dân chủ ở cơ sở mà sàng lọc, chỉnh đốn tổ chức Đảng và chính quyền các cấp trong sạch, vững mạnh. Nghiên cứu các giải pháp nhằm thực hiện tốt cơ chế “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”. Trên cơ sở thực hiện thí điểm các quy chế, cần tiến hành tổng kết để nhanh chóng ban hành các văn bản pháp luật trên lĩnh vực này.

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, bảo đảm hội nhập kinh tế quốc tế và quản lý bằng pháp luật trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tăng cường nâng cao dân trí, giáo dục, tuyên truyền pháp luật cho các tầng lớp nhân dân. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức thời kỳ mới, đủ đức, đủ tài.

Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân và vì dân là một quá trình lâu dài, đòi hỏi phải thực hiện nhiều công việc trọng đại và không phải một vài năm có thể giải quyết xong. Chính vì vậy, ngoài việc xây dựng chiến lược, xác định chủ trương, giải pháp đúng đắn phải có kế hoạch và bước đi thích hợp. Đồng thời, điều quan trọng nhất là thống nhất nhận thức và quyết tâm thực hiện toàn bộ hệ thống chính trị. Chỉ trên cơ sở đó mới từng bước xây dựng thành công nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực sự của dân, do dân và vì dân.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước pháp quyền và thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay (Trang 111 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)