Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp,

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước pháp quyền và thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay (Trang 38 - 40)

hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Đây là một trong những đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Khác với nguyên tắc “tam quyền phân lập”, trong nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, quyền lực nhà nước là thống nhất, không phân chia và thuộc về nhân dân. Xuất phát từ nguyên tắc cơ bản là "tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân", ở nước ta, quyền lực nhà nước là thống nhất, đồng thời có sự phân công và phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện các cơ cấu của quyền lực nhà nước, trong đó:

- Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cơ quan có quyền lập hiến và lập pháp, quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước và giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước;

- Chủ tịch nước là nguyên thủ quốc gia, là người thống lĩnh các lực lượng vũ trang, giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và an ninh, có những thẩm quyền nhất định liên quan trực tiếp đến các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp;

- Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thống nhất điều hành việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của nhà nước;

- Toà án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp.

Như vậy, trong việc thực hiện quyền lực nhà nước, có sự phân công giữa Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao để mỗi cơ quan thực thi có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình với sự phối hợp chặt chẽ, tạo nên sức mạnh tổng hợp của quyền lực nhà nước. Các cơ quan này dù được phân công thực hiện các quyền khác nhau nhưng trong quá trình thực hiện quyền hạn của mình đều phải có sự phối hợp với các cơ quan khác. Về thực chất thì quyền lực nhà nước là thống nhất, không thể tách biệt độc lập các lĩnh vực hoạt động của quyền lực nhà nước. Có thể nhận thấy sự phối hợp này trong từng hoạt động của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Trong các công đoạn của quy trình lập pháp, không chỉ tồn tại vai trò của Quốc hội mà còn có sự tham gia của Chính phủ và các cơ quan tư pháp. Chính phủ và các cơ quan tư pháp tham gia vào quá trình đề xuất sáng kiến

pháp luật, chuẩn bị các dự án luật theo sự phân công.

Chính phủ thực hiện quyền hành pháp trên cơ sở phối hợp với các cơ quan nhà nước khác như Quốc hội, các cơ quan tư pháp... Quốc hội thực hiện quyền quyết định nhân sự của Chính phủ như bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Thủ tướng Chính phủ, quyết định thành lập, bãi bỏ các bộ, cơ quan ngang bộ, thực hiện quyền giám sát tối cao đối với mọi hoạt động của Chính phủ. Với chức năng bảo vệ pháp luật, các cơ quan tư pháp góp phần bảo đảm quyền hành pháp được thực thi đúng đắn, bảo đảm trật tự quản lý nhà nước.

Trong lĩnh vực tư pháp, Quốc hội quy định về tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao...

Có thể nói, các thiết chế quyền lực của Nhà nước ta có sự phân công, phối hợp nhưng vẫn bảo đảm sự thống nhất quyền lực ở một nguyên tắc là

Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước pháp quyền và thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)