Đối với chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước pháp quyền và thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay (Trang 101)

Đối với Hội đồng nhân dân

Các tỉnh uỷ, thành uỷ lãnh đạo Hội đồng nhân dân ở địa phương mình phát huy quyền làm chủ của nhân dân và thực hiện trách nhiệm là cơ quan quyền lực và đại diện của nhân dân ở tình và thành phố theo nghị quyết của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của nhà nước. Quận uỷ, huyện uỷ lãnh đạo Hội đồng nhân dân thông qua Đảng đoàn và các đảng viên là đại biểu Hội đồng nhân dân. Đảng uỷ xã, phường, thị trấn lãnh đạo Hội đồng nhân dân phường, thị trấn bằng chủ trương, nghị quyết và thông qua đồng chí đảng uỷ viên thường vụ trong Hội đồng nhân dân.

Đảng viên trong Hội đồng nhân dân các cấp nêu cao trách nhiệm đảng viên, làm cho nghị quyết của cấp uỷ trở thành nghị quyết của Hội đồng nhân dân. Trong mỗi kỳ họp Hội đồng nhân dân, Đảng đoàn Hội đồng nhân dân báo cáo kết quả với thường vụ cấp uỷ cùng cấp.

Đối với Uỷ ban nhân dân

Tỉnh uỷ, thành uỷ lãnh đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố thực hiện trách nhiệm quản lý toàn diện các mặt công tác ở tỉnh, thành phố theo nghị quyết của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của nhà nước.

Tỉnh uỷ và ban thường vụ tỉnh uỷ lãnh đạo, chỉ đạo các ngành thuộc chính quyền bằng các chủ trương, chính sách, không quyết định những vấn đề cụ thể thuộc chức trách của chính quyền. Tuỳ theo sự cần thiết, các đồng chí lãnh đạo các ngành báo cáo trực tiếp công việc với ban thường vụ hoặc thường trực tỉnh uỷ theo chương trình làm việc của Ban thường vụ.

Sáu tháng, hàng năm cấp uỷ nghe các uỷ viên phụ trách Uỷ ban nhân dân báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế-xã hội cùng những kiến nghị để cấp uỷ cho ý kiến chỉ đạo.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước pháp quyền và thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)