- Nhóm IIA: nhóm các loài thực vật hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại có 5 loài: Tuế đất (Dolychophylla sexseminifera), Lim xanh (Erythrophloeum
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.Kết luận
1. Kết luận
Qua điều tra về thực vật ở tiểu khu 14, VQG Cúc Phương, chúng tôi rút ra một số kết luận:
- Thảm thực vật thân gỗ tiểu khu 14 VQG Cúc Phương thuộc lớp quần hệ rừng rậm gồm 4 lớp quần hệ phụ sau: Quần hệ cây lá rộng ở đất thấp (<500m) đất dốc tụ chậm thoát nước, chân núi và thung lũng. Quần hệ cây lá rộng ở đất thấp (<500m), đất thoát nước, phong hóa từ đá phiến. Quần hệ trên sườn núi đá vôi (>500m). Quần hệ cây lá rộng trên sườn đỉnh núi đá vôi (>500m), đất thoát nước, phong hóa từ đá vôi.
- Bước đầu chúng tôi đã thống kê được thực vật thân gỗ ở tiểu khu 14 VQG Cúc Phương gồm 266 loài, 161 chi, 52 họ thuộc 2 ngành Thông đất (Polypodiophyta) và Mộc lan (Magnoliophyta). Trong đó ngành Mộc lan chiếm ưu thế tuyệt đối với 98,87% tổng số loài, có 10 họ có từ 8 loài trở lên, họ có nhiều loài nhất là họ Thầu dầu (28 loài), có 8 họ có từ 8 chi trở lên với 161 chi, chiếm 30,43% tổng số chi. Tỷ lệ loài/chi là 1,65.
- Trong khu vực nghiên cứu có 5 nhóm dạng sống của thực vật thân gỗ (MM, Mi, Na, Lp, Ch), trong 5 nhóm dạng sống này thì nhóm cây gỗ lớn và vừa có chồi trên đất (MM) chiếm tỷ lệ cao nhất (139 loài chiếm tỷ lệ 52,3%), nhóm cây gỗ nhỏ có chồi trên đất (Mi) là 103 loài (chiếm tỷ lệ 38,7%), nhóm cây gỗ thấp có chồi trên đất (Na) là 17 loài (chiếm tỷ lệ 6,77%), nhóm cây gỗ leo quấn có chối trên đất (Lp) là 4 loài (chiếm tỷ lệ 1,5%), nhóm cây chồi sát đất (Ch) là 2 loài (chiếm tỷ lệ 0,75%). Thành phần dạng sống của thực vật thân gỗ ở KVNC là:
SB= 52,3MM + 38,7Mi + 6,77Na + 1,5Lp + 0,75Ch
- Thực vật thân gỗ trong KVNC khá đa dạng về giá trị sử dụng, chúng tôi đã thống kê được có 158 loài cây lấy gỗ (chiếm 59,4%); 101 loài cây làm thuốc (chiếm 37,97%), có 41 cây ăn được (chiếm 15,41% ); 27 cây làm cảnh (chiếm 10,15%) và các nhóm cây khác như cây cho nhựa, tinh dầu, dầu béo, thức ăn gia súc là 26 loài (chiếm 9,77%).
67
- Trong khu vực nghiên cứu có 14 loài thực vật nguy cấp, quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng chiếm tỷ lệ 5.26% tổng số loài trong khu vực. Trong đó 02 loài ở mức độ nguy cấp (EN) và 10 loài ở mức sẽ nguy cấp (VU) cần được quan tâm và bảo tồn nguồn gen.
- Chúng tôi đề xuất 5 giải pháp bảo tồn đó là: (1) Nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư về bảo vệ ĐDSH; (2) Phát triên kinh tế, nâng cao thu thập cho cộng đồng; (3) Tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng; (4) Tăng cường chương trình nghiên cứu khoa học phục vụ bảo tồn; (5) Giải pháp dân số.
2. Kiến nghị
- Do hạn chế về thời gian nên chúng tôi mới điều tra về thực vật thân gỗ tại tiểu khu 14 vùng lõi VQG Cúc Phương, đề tài cần mở rộng thêm ở các thảm thực vật khác như thảm cây bụi hay thực vật ngoại tầng ở vùng đệm, nơi tiếp giáp với người dân để có những số liệu đầy đủ hơn. Từ đó đưa ra những biện pháp bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên thực vật của vườn.
- Cần có các cơ chế chính sách và giải pháp đồng bộ để nâng cao nhận thức, mức sống cho người dân ở khu vực nghiên cứu nhằm giảm thiểu những tác động xấu tới công tác bảo tồn đa dạng thảm thực vật ở nơi đây.
68